1. Một số thơng tin về hóa chất bảo vệ thực vật
1.6. Nghiên cứu và quy định về xác định thời gian cách ly hóa chất BVTV
BVTV
1.6.1. Nghiện cứu thời gian cách ly hóa chất BVTV
Ngay sau khi phun thuốc có một lƣợng thuốc tƣơng đối nhiều bám dính trên cây trồng đủ khả năng tiêu diệt sâu bệnh. Lƣợng thuốc này có thể gây độc cho ngƣời và gia súc khi ăn nông sản. Phải qua một thời gian thuốc mới phân hủy xuống mức khơng cịn gây hại cho ngƣời và gia súc. Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi phun thuốc lên cây cho đến khi thuốc phân hủy đạt tới mức dƣ lƣợng tối đa cho phép gọi là thời gian cách ly, viết tắt theo tiếng Anh là PHI (Pre - Harvest Interval). Trong thực tế, thời gian cách ly đƣợc quy định là từ ngày phun thuốc lần cuối lên cây trồng cho đến ngày thu hoạch nông sản làm thức ăn cho ngƣời và vật ni, đƣợc tính bằng ngày. Thời gian cách ly khác nhau với từng loại thuốc trên mỗi loại cây trồng và nông sản tùy theo tốc độ phân hủy của thuốc trên cây trồng và nơng sản đó.
1.6.2. Quy định thời gian cách ly hóa chất BVTV
Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly hóa chất BVTV tại Việt nam phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, các thông tƣ hoặc tiêu chuẩn cơ sở của Cục Bảo vệ Thực vật ban hành, trong đó 03 tiêu chuẩn cơ sở về khảo nghiệm xác định thời gian cách ly:
- TCCS 134:2016/BVTV về khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc BVTV trên cây rau ăn lá, rau ăn củ và rau ăn quả.
- TCCS 136:2016/BVTV về khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc BVTV trên cây ăn quả.
- TCCS 137:2016/BVTV về khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc BVTV trên cây chè.
Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn ban hành Thông tƣ TT21/2015/TT-BNNPTNT về Quản lý khảo nghiệm thuốc BVTV tại Việt Nam.
Để đánh giá kết quả khảo nghiêm xác định thời gian cách ly của một loại hóa chất BVTV trên mỗi đối tƣợng nơng sản cần có các quy định về giới hạn dƣ lƣợng tối đa cho phép (Maximum residue limits - MRL) của hóa chất BVTV. Tại việt Nam có thơng tƣ TT50 /2016/TT-BYT về quy định giới hạn tối đa dƣ lƣợng hóa
chất BVTV trong thực phẩm. Trên thế giới cũng có rất nhiều nƣớc nghiên cứu và đƣa ra quy định về giới hạn tối đa cho phép.
- MRL Codex Alimentarius của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế - MRL EU của Ủy ban Châu Âu
- MRL Taiwan của Đài Loan - MRL Japan của Nhật Bản
- MRL USDA của Bộ Nông nghiệp Mỹ