Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất hướng bố trí đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 31 - 32)

6. Cấu trúc Luận văn

1.3. Đặc điểm và thực trạng phát triển sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số

1.3.4. Đánh giá chung

Huyện Điện Biên là địa phƣơng có đơng đồng bào DTTS sinh sống (75,81% dân số tồn huyện) với trình độ dân trí khơng đồng đều. Thu nhập của đồng bào dân tộc chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, mua bán nhỏ nên nhìn chung đời sống đồng bào cịn gặp nhiều khó khăn.

Vùng lịng chảo có 12 xã nằm trên cánh đồng Mƣờng Thanh, là vùng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dƣới 15 độ, độ cao hơn 400 mét so với mặt biển thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhất là sản xuất lúa nƣớc), phát

triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, là nơi tập trung dân cƣ, trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Điện Biên và tỉnh Điện Biên.

Vùng ngồi có 13 xã phân bố xung quanh vùng lịng chảo; với địa hình chủ yếu là đồi, núi cao và đất dốc. Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nƣơng rẫy, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…

Kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa đồng bộ, nhiều tuyến giao thông nông thôn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại và thơng thƣơng hàng hóa giữa các vùng; một số cơng trình thủy lợi, cấp nƣớc sinh hoạt chất lƣợng xây dựng chƣa bảo đảm và chƣa phát huy hiệu quả sử dụng; cịn nhiều trƣờng học chƣa đƣợc kiên cố hóa; đội ngũ y, bác sỹ và trang thiết bị ở bệnh viện đa khoa tuyến huyện và trạm y tế xã còn thiếu nhiều. Chất lƣợng nguồn nhân lực cải thiện chƣa đáng kể, trình độ dân trí của ngƣời dân còn thấp, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, thiếu lực lƣợng lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề, chất lƣợng nên khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động khu vực miền núi.

Kết cấu hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trong vùng. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, điện, nƣớc sinh hoạt, du canh du cƣ vẫn còn tồn tại ở một số nơi. Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở một số địa phƣơng cịn hạn chế; Cịn có khoảng cách tƣơng đối lớn về phát triển giữa vùng miền núi dân tộc so với vùng đồng bằng của huyện.

Tình hình thiếu đất sản xuất dẫn đến đói nghèo trong đồng bào DTTS luôn là vấn đề cấp bách đối với cấp ủy, chính quyền huyện Điện Biên. Giai đoạn 2010-2015, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng chính sách nhằm khắc phục tình trạng thiếu đất đối với đồng bào dân tộc nhƣ: chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; Dự án làng thanh niên lập nghiệp tại xã Mƣờng Nhà, giao đất, giao rừng theo Kế hoạch 388/KH-UBND… bên cạnh đó cịn triển khai nhiều dự án hƣớng dẫn nhân dân nâng cao hệ số sử dụng đất, đầu tƣ nhiều cơng trình thủy lợi để khai hoang phục hóa đƣa diện tích đất trống chƣa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất hướng bố trí đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)