Nguyên nhân đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất hướng bố trí đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 55 - 57)

6. Cấu trúc Luận văn

2.4. Nguyên nhân đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất

* Nguyên nhân khách quan

- Hầu hết đồng bào DTTS cƣ trú là miền núi; diện tích tự nhiên tuy lớn nhƣng đất nơng nghiệp ít, chủ yếu là đất có độ dốc lớn, địa hình phức tạp, nhiều núi đá, thiên tai, lũ quét, sạt lở đất thƣờng xuyên xảy ra, diện tích canh tác bị thu hẹp, đất sản xuất ngày càng bạc màu, diện tích hoang hóa, đất rừng nghèo kiệt, đất khơng có nguồn nƣớc, đất ngập mặn, nhiễm phèn nặng ngày càng tăng lên,…

- Nơi cƣ trú của đồng bào DTTS đều là những địa phƣơng nghèo, nguồn thu ít; sản xuất nơng, lâm nghiệp là chủ yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; quỹ đất để khai hoang, phục hóa, xây dựng khu dân cƣ, khu tái định cƣ rất hạn chế.

- Một số xã của huyện Điện Biên tuy có diện tích tự nhiên lớn, nhƣng thuộc vùng sâu, vùng cao biên giới, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mƣa lũ hàng năm gây sạt lở một phần diện tích đất sản xuất. Phần lớn bà con là ngƣời dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, do đặc điểm cƣ trú, tập quán sản xuất lạc hậu nhiều hộ sau khi xảy ra thiên tai không đủ điều kiện phục hồi lại đất canh tác.

- Tăng dân số (tự nhiên và cơ học) của đồng bào dân tộc thiểu số khá nhanh và biến động nhiều nhất. Tỷ suất tăng dân số bình quân của huyện là 1,15% năm. Dân số tăng nhanh, dẫn đến việc tách hộ gia đình phổ biến, dẫn đến khó khăn cho việc giải quyết dứt điểm chính sách về đất ở, đất sản xuất, một số hộ dân di cƣ tự do từ nơi khác đến, đa phần các hộ này đều thiếu đất sản xuất.

- Một phần nhỏ có ngun nhân do thực hiện các cơng trình dự án giao thơng, thủy lợi tại địa bàn huyện, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng một số diện tích đất nơng nghiệp, từ đó có tác động trực tiếp đến việc thiếu đất sản xuất của nông dân, trong đó có các hộ dân tộc thiểu số.

* Nguyên nhân chủ quan

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, việc làm trong vùng dân tộc thiểu số rất chậm; đến nay vẫn sản xuất thuần nông, năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; hạ tầng thiết yếu còn thiếu, hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ cao.

- Do tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu, nhiều hộ dân tộc thiểu số vẫn sản xuất theo phƣơng thức phát nƣơng làm rẫy, du canh; ít quan tâm thâm canh, bảo vệ đất sản xuất; chƣa chú ý đến việc xác lập và sử dụng các quyền sử dụng đất.

- Đa phần đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ thấp, canh tác lạc hậu, nhiều hộ vẫn sản xuất theo phƣơng thức phát nƣơng rẫy dẫn đến canh tác ngày càng bạc màu,

diện tích rừng giảm nhanh và nghèo kiệt. Đời sống kinh tế khó khăn, một số hộ có đất sản xuất nhƣng đã bán hoặc sang nhƣợng lại (chủ yếu bán cho một số hộ thuộc dân di cƣ tự do) và dẫn đến thiếu đất sản xuất.

- Nhận thức các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc cịn hạn chế nên một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số cịn trơng chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa tự vƣơn lên cải thiện kinh tế, thoát nghèo trong lao động sản xuất. Một số gia đình cịn nhiều khó khăn trong cuộc sống nhƣ thiếu lao động chính, bệnh tật, mắc tệ nạn, khi mất mùa, làm ăn không hiệu quả, gặp bệnh tật, thiên tai làm mất đất … khi trang trải cần chi tiêu phải lấy đất cầm cố, sang nhƣợng, cầm cố, thế chấp đất sản xuất (thậm chí cả đất ở, nhà ở), khơng có khả năng chuộc lại và đây là nguyên nhân cơ bản nhất trong việc thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Công tác quản lý nhà nƣớc về sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên rừng, cƣ trú…của các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp cơ sở cịn yếu, nhiều lúc, nhiều nơi cịn bng lỏng. Rất nhiều địa phƣơng khơng nắm chắc tình hình mua, bán, sang nhƣợng, lấn chiếm đất, rừng trái pháp luật.

- Đang xuất hiện và ngày càng tăng hoạt động tích tụ đất sản xuất nông, lâm nghiệp để mở rộng sản xuất hàng hóa của một số cá nhân, doanh nghiệp. Hoạt động này làm phức tạp tình hình mua bán, sang nhƣợng, cầm cố đất đai mà đối tƣợng bị thiệt thòi nhiều nhất là các hộ đồng bào DTTS ngƣời địa phƣơng (hay cịn gọi là ngƣời dân tộc tại chỗ).

- Ngồi ra, nhiều hộ nghèo và một bộ phận cán bộ, chính quyền cơ sở cịn tƣ tƣởng trơng chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất hướng bố trí đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)