Các giải pháp thực hiện bố trí quy hoạch quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất hướng bố trí đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 75 - 81)

6. Cấu trúc Luận văn

3.4. Các giải pháp thực hiện bố trí quy hoạch quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc

tộc thiểu số thiếu đất sản xuất

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiểu đất sản xuất và sử dụng có hiệu quả đất sản xuất đƣợc giao theo luận văn xin đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới, cụ thể nhƣ sau:

3.4.1. Giải pháp về vốn

Điện Biên là một trong những tỉnh cịn khó khăn, thu ngân sách khơng đủ chi thƣờng xuyên (chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách), nguồn tích lũy trong dân nhỏ, khả năng huy động nguồn vốn tại chỗ đầu tƣ là không khả thi. Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển trong điều kiện nguồn Ngân sách Nhà nƣớc có hạn, ngồi vốn ngân sách Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong nƣớc và các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đặc biệt tại các vùng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Huy động thêm vốn từ nguồn xã hội hóa, hỗ trợ từ cộng đồng để thu hút sự tham gia của khu vực tƣ nhân thay vì chỉ có một nguồn từ ngân sách Nhà nƣớc để giải quyết triệt để thực trạng thiếu đất của đồng bào DTTS trên địa bàn.

Tận dụng tối đa các nguồn vốn, lồng ghép nguồn vốn từ nhiều chính sách, chƣơng trình đƣợc ƣu tiên thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số:

+ Nguồn từ ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phƣơng; + Nguồn từ ngân sách địa phƣơng đảm bảo tối thiểu 20% so với vốn ngân sách Trung ƣơng và huy động thêm nguồn vốn hợp pháp khác;

+ Nguồn vốn vay: Ngân sách Trung ƣơng đảm bảo 50% và Ngân hàng Chính sách xã hội đảm bảo huy động 50% trong tổng nguồn vốn vay;

+ Nguồn đƣợc lồng ghép từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình, chính sách khác: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, vốn Chƣơng trình 135, vốn chƣơng trình nƣớc sạch nơng thơn,…

3.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, nâng cao các dịch vụ nông nghiệp, đầu tư khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả, hệ số sử dụng đất

Điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, theo đó ƣu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp việc nâng cao giá trị, hiệu quả của nông lâm sản và doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trƣớc hết về giao thông, thuỷ lợi, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nông nghiệp, quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thƣơng mại, nhất là xuất khẩu theo đƣờng biên nhƣ: chợ nông thôn, kho lạnh, kho ngoại quan, hệ thống thông tin liên lạc...nâng cao hệ số sử dụng đất

Tăng cƣờng phát triển giao thông, thuỷ lợi vừa và nhỏ đa dạng phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm thuỷ điện cũng nhƣ cung cấp nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân. Đối với các xã đặc biệt khó khăn chƣa có cơng trình thuỷ lợi hoặc có nhƣng đã bị xuống cấp, Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng và cải tạo nâng cấp. Đối với địa bàn vùng cao khơng có ruộng nƣớc, Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí để làm ruộng bậc thang, nhằm giúp ngƣời nghèo có điều kiện sản xuất lƣơng thực tại chỗ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn và chuyển giao các phƣơng pháp khoa học kỹ thuật mới thơng qua các chƣơng trình tập huấn, khuyến nơng, khuyến lâm để giúp đồng bào dân tộc thiểu số thâm canh tăng năng suất cây trồng khi triển khai vào khu vực đã đƣợc giao đất. Lồng ghép việc canh tác, chăn nuôi, sản xuất với các dự án, chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới.. để giảm tỷ lệ hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo.

Chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, trƣớc hết đối với thú y, bảo vệ thực vật, chế biến, thu mua nông lâm sản.

Tăng cƣờng năng lực các cơ sở nghiên cứu khoa học nông, lâm nghiệp đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về cây trồng, vật ni và phù hợp với điều kiện, đặc điểm khí hậu và chất lƣợng đất của các địa phƣơng trên địa bàn huyện.

Xác định rõ cơ cấu cây trồng phù hợp với từng khu vực đất giải quyết cho đồng bào dân tộc. Triển khai và nhân rộng các mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật ni ở các vùng có địa hình khó khăn nhƣ: đất khô cằn, độ dốc lớn, đất đá là chủ yếu để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có thể sử dụng hiệu quả diện tích đất đó.

3.4.3. Giải pháp thực hiện

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết, bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất cần thực hiện một số giải pháp sau:

a. Tạo quỹ đất để giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thực sự có nhu cầu về đất sản xuất

Tiếp tục rà soát, lập hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo thẩm quyền; Rà soát đất đai các nơng, lâm trƣờng quốc doanh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp của những khu rừng nghèo kiệt sang đất nông nghiệp (nếu có điều kiện) để tạo quỹ đất dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất.

Tiếp tục khai hoang phục hố các diện tích đất có thể khai thác sử dụng đƣợc, kết hợp với đầu tƣ cơ sở hạ tầng, các cơng trình thuỷ lợi vừa và nhỏ để bà con có thể canh tác có hiệu quả trên diện tích khai hoang đó.

Rà sốt, xác định các diện tích đất nhà nƣớc có thể đứng ra nhận chuyển nhƣợng của các hộ Kinh hoặc các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều đất để bố trí lại cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất hoặc hỗ trợ bồi thƣờng đối với diện tích đất vắng chủ do các hộ Kinh đang sử dụng (Cá nhân sử dụng đất chết mà khơng có ngƣời thừa kế).

Tăng cƣờng cơng tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trong việc mua bán chuyển nhƣợng đất đai trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế tình trạng dân các nơi đến vùng miền núi mua đất của đồng bào để đầu tƣ mở các trang trại lớn, ngƣời

dân tại chỗ khơng cịn đất sản xuất dẫn đến việc tái du canh, du cƣ phá rừng làm nƣơng rẫy.

b. Rà soát, bổ sung đối tượng thụ hưởng, phân loại đúng các hộ thực sự có nhu cầu về đất sản xuất

Trên cơ sở điều tra thực trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất thì cần phân loại các hộ khơng có đất, các hộ thiếu đất để đáp ứng phù hợp nhu cầu nhƣ:

- Hộ thực sự có nhu cầu về giao khốn rừng; - Hộ có nhu cầu về đất để sản xuất;

- Hộ có nhu cầu phát triển chăn ni, dịch vụ;

- Hộ có nhu cầu hỗ trợ về đào tạo việc làm, học nghề; ...

c. Tăng cường phân cấp, giao quyền chủ động cho các địa phương

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các chính sách khi giải quyết thực trạng thiếu đất sản xuất cho đồng bào DTTS tại mỗi địa phƣơng phải đảm bảo phù hợp với các đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa đặc thù của địa phƣơng, phù hợp với nhu cầu sản xuất và đời sống của các hộ đồng bào DTTS. Phát huy sự tham gia hƣởng ứng của ngƣời dân, của các tổ chính trị xã hội, khuyến khích sự chủ động tham gia, đề xuất và lựa chọn các mơ hình, hoạt động, các giải pháp cụ thể để giải quyết thực trạng thiếu đất của chính mình, khơng trơng chờ, ỉ lại hƣởng lợi một cách thụ động.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, của ngƣời dân trong việc thực hiện giải quyết thực trạng thiếu đất sản xuất cho các hộ đồng bào DTTS. Quản lý chặt chẽ tình trạng chuyển dịch đất nông nghiệp cụ thể là đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, tránh trƣờng hợp chuyển dịch trái phép do buông lỏng của các cán bộ địa phƣơng. Vận động tuyên truyền bà con dân tộc thiểu số không đƣợc bỏ đất hoang hóa, trực tiếp quản lý và sử dụng đất để sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Khơng đƣợc sang nhƣợng, cầm cố, cho thuê, cho mƣợn. Trừ trƣờng hợp đặc biệt, do di chuyển đến nơi khác thì ƣu tiên chuyển nhƣợng đất cho chính quyền địa phƣơng để giao cho hộ đồng bào DTTS có nhu cầu sử dụng đất khác. Đối với diện tích đã phân bổ, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã đƣa vào sản xuất hƣớng dẫn, tổ chức đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào yên tâm sản xuất và tạo điều kiện để các hộ vay vốn sản xuất.

Có văn bản chỉ đạo của UBND các huyện, thành phố rà sốt lại quỹ đất dự kiến bố trí đất sản xuất cho đồng bào DTTS, đƣợc UBND tỉnh ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phƣơng án giao đất cho các hộ đồng bào DTTS theo quy định. Đối với diện tích khơng thể giao do nguyên nhân khách quan thì UBND huyện có thể đề xuất quản lý, sử dụng cho phù hợp.

Phối hợp các cơ quan chun mơn, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động bố trí ngân sách địa phƣơng triển khai thực hiện việc cho vay kịp thời, đúng quy định; Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Các Sở, ngành, đơn vị liên quan, các Hội đoàn thể và nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả các nội dung cụ thể.

Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, quản lý nguồn vốn hỗ trợ, định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện lên cấp có thẩm quyền. Quản lý chặt chẽ đất dự kiến bố trí phân bổ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

d. Giải pháp cơ sở hạ tầng

Đánh giá tiềm năng đất đai của huyện có thể đáp ứng nhu cầu bố trí quỹ đất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn, tuy nhiên khả năng khai thác tiềm năng ấy còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đầu tƣ và cơ chế chính sách phát triển trong giai đoạn tới, nhất là đầu tƣ có trọng điểm và kịp thời lĩnh vực cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất tại khu vực bố trí quỹ đất.

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của đồng bào dân tộc thiểu số và để đáp ứng các điều kiện cơ bản để thực hiện giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất. Trƣớc hết có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lực về lao động, vật tƣ, thiết bị phù hợp đảm bảo thực hiện đƣợc kế hoạch đề ra cũng nhƣ chống lãng phí nguồn lực.

Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ việc xây dựng cơng trình.

Về hệ thống đƣờng giao thơng trên khu vực bố trí quỹ đất đều có nhu cầu mở rộng và nâng cấp. Cơng trình giao thơng nhỏ chủ yếu là đƣờng cho xe cơ giới vừa và nhỏ, nơi có địa hình khó khăn hơn thì mở đƣờng cho xe cơ giới 2 bánh hoặc xe ngựa thồ. Xây dựng mạng lƣới giao thơng nội đồng cho tồn khu vực.

Đầu tƣ, nâng cấp, sửa chữa, bê tơng hóa các tuyến đƣờng đến các trung tâm các xã, liên thôn bản, đƣờng đến các khu vực dự kiến bố trí quỹ đất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất.

Thông qua đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số đi lại thuận tiện, giao thƣơng, tiêu thụ nông sản, trao đổi hàng hóa thuận lợi, mang lại hiệu quả đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc nâng lên.

Việc đầu tƣ thủy lợi, chủ động tƣới tiêu nƣớc hợp lý sẽ tạo điều kiện để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm khác đƣợc chuyển sang

đất trồng lúa nƣớc còn lại. Phát huy hiệu quả khai thác nguồn nƣớc thuỷ lợi tự nhiên và cơng trình thuỷ lợi đã đƣợc đầu tƣ để phát triển sản xuất.

Điều tra, khảo sát các nguồn nƣớc tƣới để đầu tƣ xây dựng bổ sung mới một số cơng trình thủy lợi nhỏ hơn: xây dựng cống, phai, đập, trạm bơm, kênh mƣơng và cơng trình trên kênh mƣơng trong phạm vi thôn bản… chủ yếu là đào đắp kênh mƣơng dẫn từ cơng trình lớn, tạo nguồn nƣớc, hỗ trợ vật tƣ cùng nhân dân xây dựng hệ thống kênh nội đồng kiêm cấp nƣớc sinh hoạt, nhất là đảm bảo sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung gần khu vực cũng nhƣ để canh tác, giao đất tại địa bàn khu vực đó. Bên cạnh đó nâng cao chất lƣợng cơng trình thủy đã có.

Cơ sở hạ tầng có giá trị sử dụng lâu dài, đảm bảo các khu vực có cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cƣ và quy hoạch sản xuất đảm bảo phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất, tăng nhu nhập.

Các cơng trình phải đảm bảo tính hệ thống, bổ trợ, phục vụ lẫn nhau và phù hợp với xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai, kết hợp chặt chẽ, thống nhất với hoạt động của các chƣơng trình mục tiêu quốc gia khác trên địa bàn.

Có sự phát triển đồng bộ các yếu tố khác trong kế hoạch phát triển chung của địa phƣơng, tạo ra hợp lực thúc đẩy các mặt kinh tế xã hội cùng phát triển.

3.4.4. Giải pháp về chính sách

Nghiên cứu chuyển đổi từ hình thức khai hoang đất sản xuất sang hƣớng khác nhƣ hỗ trợ kinh phí để mua đất sản xuất; hỗ trợ mua nơng cụ sản xuất, mua giống cây trồng, vật nuôi. Kết hợp mọi nguồn vốn để đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS nhƣ xây dựng nhà cho các hộ nghèo, xây dựng cơng trình nƣớc sạch, đƣờng giao thông, đƣờng điện ....cơ sở hạ tầng thiết yếu, các yếu tố về tạo sinh kế, phúc lợi xã hội.

Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung một số chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất nhƣ:

- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện sử dụng lao động là ngƣời dân tộc thiểu số vào làm việc, đây là một trong những giải pháp rất quan trọng nhằm tháo gỡ đƣợc nhiều khó khăn cho tỉnh, huyện do quỹ đất cịn rất ít để giao cho đồng bào. Thực tế cho thấy rằng cuộc sống của các hộ đồng bào có ngƣời là lao động đƣợc làm việc tại các doanh nghiệp đã đƣợc cải thiện đáng kể.

- Mở rộng thí điểm giao rừng, khốn bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chính sách đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho ngƣời dân ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi trên địa bàn tỉnh.

+ Chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chú trọng phát triển chăn nuôi và sản xuất cây có giá trị hàng hóa gắn chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số khơng có hoặc thiếu đất sản xuất tự nguyện không nhận thêm đất sản xuất mà chuyển sang sản xuất chăn nuôi hoặc chuyển sang thâm canh sản xuất cây có giá trị hàng hố gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Chính sách hỗ trợ cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia thị trƣờng xuất khẩu lao động, làm công nhân trong các doanh nghiệp nhà nƣớc, hợp tác xã. Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số khơng có hoặc thiếu đất sản xuất, có lao động đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và trình độ, tự nguyện tham gia xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất hướng bố trí đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)