Nỗ lực khơi phục diện tích RNM tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng đa dạng sinh học và biến động hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2005 2015 nhằm đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững (Trang 83)

Nguồn: Điều tra hiện trường 2015

Để nâng cao quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên RNM, có thể áp dụng một số biện pháp được tiến hành trên thế giới và Việt Nam như :

Thực hiện việc quy hoạch chi tiết và đồng bộ để phát huy những giá trị và chức năng đa dạng của rừng ngập mặn

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng ven biển là nguồn tài nguyên đa dạng, gồm tài nguyên động vật và thực vật rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên động vật và thực vật thủy sinh. Ngồi ra, cịn có giá trị to lớn trong bảo vệ mơi trường, phịng hộ ven biển, ven sơng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ di tích lịch sử, du lịch, giải trí, cung cấp lâm sản, thủy sản đồng thời cũng là nơi sinh sống và sản xuất của các cộng đồng dân cư, với các nhóm lợi ích khác nhau. Mỗi loại tài

nguyên yêu cầu các phương pháp quản lý đặc biệt nhưng phải thống nhất thông qua các chương trình quy hoạch đặc biệt. Cần đánh giá xác định rõ các giá trị và chức năng của rừng đồng thời làm tốt công tác quy hoạch để chỉ ra nơi nào, khi nào và loại tài nguyên gì cần được bảo vệ nghiêm ngặt, loại nào và ở đâu cần quản lý sử dụng cho phòng hộ bờ biển, bờ sông, nơi nào cần được sử dụng cho du lịch sinh thái, di lịch sử và ở đâu có thể sử dụng cho mục tiêu cung cấp lâm sản, thủy sản. Công tác quy hoạch cần thực hiện với sự tham gia của nhiều ngành trên cơ sở những nhận thức khách quan, đánh giá tồn diện và tầm nhìn trong tương lai.

Điều tra đánh giá hiện trạng rừng

Để có giải pháp tồn diện cho quản lý rừng, cần thực hiện là điều tra nắm rõ các đặc điểm tài nguyên rừng như diện tích, trữ lượng, phẩm chất, tình trạng sâu bệnh, sức tăng trưởng của rừng. Mặt khác, cần đánh giá đầy đủ các đặc điểm lập địa, tình trạng ngập nước của từng lơ rừng.

Tính tốn trữ lượng rừng, khả năng tàng trữ khí CO2, đồng thời cũng cung cấp số liệu cơ bản cho việc định giá rừng, định lượng các giá trị và chức năng của rừng trong việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường, cung cấp lâm sản và các sản phẩm ngoài gỗ.

Tổng hợp kết quả điều tra, xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 5 hay 10 năm tới. Đồng thời, cung cấp các cơ sở khoa học cho việc thực hiện các hoạt động lâm sinh như nuôi dưỡng rừng, tỉa thưa, diệt trừ sâu bệnh hại rừng, cải thiện lập địa để nâng cao chất lượng rừng. Các hoạt động này có thể thực hiện thơng qua các hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên rừng trên cơ sở ứng dụng các công nghệ tiên tiến như thông tin viễn thám (RS) và kỹ thuật thông tin điạ lý (GIS) kết hợp với các khảo sát điều tra trên thực địa.

Thực hiện các chương trình điều chỉnh cấu trúc rừng theo chuỗi diễn thế của rừng ngập mặn, phù hợp với điều kiện lập địa

Rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển là hệ thống sinh thái mở, quá trình diễn thế tự nhiên diễn ra rất rõ rệt trong rừng ngập mặn do sự thích nghi của từng lồi cây với điều kiện mơi trường, mỗi lồi cây chỉ thích ứng với một điều kiện lập địa nhất định. Các yếu tố môi trường chi phối sinh trưởng của các quần thụ là các yếu tố như độ sâu và thời gian ngập nước, độ mặn của nước, đặc tính của đất, sóng

và dịng chảy. Từ phía đất liền ra phía biển, các yếu tố môi trường sẽ thay đổi, những yếu tố này cũng thay đổi theo mùa, theo chế độ thủy văn từ phía thượng nguồn và các tác động của biển.

Khi mới trồng, mơi trường đất có thể thích hợp cho cây, nhưng sau vài chục năm, những yếu tố này sẽ thay đổi, khơng cịn thích hợp nữa, do đó cần điều chỉnh cấu trúc của khu rừng bằng việc trồng bằng các lồi cây khác thích hợp hơn với điều kiện lập địa. Việc cải tạo rừng theo hướng này sẽ tạo nên cấu trúc rừng đa tầng, đa loài, làm tăng khả năng chống gió, bão, hạn chế động lực của sóng và dịng chảy, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Áp dụng các giải pháp lâm sinh nuôi dưỡng rừng, cải thiện chất lượng và cảnh quan của rừng ngập mặn

Các quần thụ rừng trong q trình phát triển có sự cạnh tranh đào thải tự nhiên, rừng khi mới trồng hoặc mới tái sinh có mật độ hàng chục ngàn cây, sau một vài năm sẽ khép tán, cây rừng bắt đầu quá trình cạnh tranh, đào thải tự nhiên. Cây sinh trưởng tốt sẽ vượt lên tầng cao của tán rừng, cây sinh trưởng kém sẽ trở nên yếu, lọt xuống tầng dưới tán, bị chèn ép, sau đó bị đào thải. Một lô rừng từ giai đoạn rừng non đến khi trưởng thành và thành thục, số lượng cây trong quần thụ sẽ giảm dần từ vài chục ngàn cây xuống cịn vài ngàn thậm chí là vài trăm cây.

Khoa học lâm sinh từ xa xưa đã hình thành các phương pháp luận và các hoạt động thực tiễn cho nuôi dưỡng rừng, các hoạt động này cần được áp dụng vào việc quản lý rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu. Chẳng hạn chặt giải phóng để bảo vệ cây con khỏi sâu bệnh. Tỉa cành, chặt tận dụng, chặt vệ sinh, để mở rộng không gian dinh dưỡng, loại bỏ những cây bị sâu bệnh, bị chèn ép, và tận dụng giá trị sử dụng gỗ, củi. Đặc biệt, các hoạt động tỉa thưa, như tỉa thưa tầng dưới, tỉa thưa chọn lọc, nhằm tác động vào quá trình cạnh tranh và đào thải tự nhiên của quần thụ, sẽ giúp chủ động loại bỏ những cây xấu, bị chèn ép, bị sâu bệnh, để lại những cây ở tầng trên, sinh trưởng tốt hơn.

Ngoài ra, cần phải áp dụng các hoạt động nuôi dưỡng rừng được thực hiện một cách tỷ mỷ chẳng những duy trì và bảo vệ được các giá trị và chức năng vốn có của khu rừng mà còn tạo ra được các giá trị cao hơn và đa dạng hơn thành những khu rừng cảnh quan cho du lịch sinh thái, và phịng hộ mơi trường.

Nước và chế độ độ thủy văn là yếu tố chi phối các tác động môi trường ở rừng ngập mặn. Việc đắp đê, làm kênh, xây kè, hoặc các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng thường gây nhiều tác động môi trường ở rừng ngập mặn. Các tác động mơi trường có thể làm mất đi các giá trị và chức năng của rừng ngập mặn hoặc nguy hại hơn có thể làm cho cây rừng ngập mặn ngừng sinh trưởng hoặc bị chết.

Các cơng trình xây dựng ở rừng ngập mặn chẳng những thay đổi cảnh quan mà thường làm cho chế độ thủy văn thay đổi, gây tắc ngẽn dòng chảy hoặc ngập úng lâu dài hoặc gây khô cạn ở nhiều nơi. Chất lượng nước thay đổi, độ mặn và các độc tố trong nước tăng lên vượt quá khả năng thích nghi của sinh vật. Nước khơng lưu thơng sẽ làm tích đọng các độc tố ở nền đáy, hệ thống rễ cây rừng ngập mặn và thủy sinh vật trong nước bị thiếu ô xy sẽ bị chết. Mặt khác, rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng lại nằm ở vùng cửa sơng, nơi dịng sơng mang khối lượng lớn chất thải từ phía thượng nguồn đổ ra biển. Trong rừng ngập mặn, những nơi bị tắc nghẽn dịng chảy cũng là nơi tích đọng các chất thải có độc tố cao dễ gây hại cho cây rừng. Để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, cần thực hiện ngay việc khảo sát hiện trường, khơi thông những vùng bị ngập úng để nước lưu thông thuận lợi, tạo những rãnh dẫn thủy triều lên những nơi địa hình cao, đất khơ. Về lâu dài cần thực hiện quy hoạch tổng thể về quản lý nước toàn vùng, thiết lập hệ thống các cơng trình giao thơng và các cơng trình quản lý nước như hệ thống đê, cầu, cống và đập tràn, tương thích với chế độ thủy văn tự nhiên của vùng cửa sông. Điều này chẳng những hỗ trợ quá trình sinh trưởng phát triển của rừng mà còn bảo vệ được giá trị đa dạng sinh học và các chức năng khác của khu rừng.

Các giải pháp về kinh tế – xã hội

Việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng là hết sức cần thiết cho quá trình quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn. Quá trình này cần được thiết lập trên cơ các quy chế quản lý chi tiết là cho các nhóm lợi ích của các bên liên quan hài hịa với lợi ích của tồn xã hội. Tăng cường hiệu quả của các sách quản lý bằng cách lồng ghép các biện pháp giáo dục, cấp giấy phép quản lý sử dụng tài nguyên với các biện pháp hành chính và cưỡng chế.

Cần nghiên cứu sự phụ thuộc của các cộng đồng dân cư địa phương đối với các nguồn tài nguyên của rừng ngập mặn. Đánh giá những tác động của các dự án phát triển và các chính sách đối với các cộng đồng dân cư địa phương. Xây dựng

khung pháp lý quản lý bảo vệ môi trường, loại bỏ, giảm bớt hoặc hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm.

Tăng cường năng lực chuyên môn và các kiến thức về luật pháp để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng thông qua công tác đào tạo những vấn đề liên quan đến bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Đào tạo cán bộ quản lý lâm nghiệp theo hướng quản lý tổng hợp. Người quản lý rừng ngoài việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng cần phải biết bảo vệ và sử dụng bền vững các giá trị khác của rừng như tổ chức du lịch sinh thái, quản lý các nguồn tài nguyên thủy sản ở rừng ngập nước và các nguồn tài nguyên ngoài gỗ.

3.3. Một số định hướng quản lý, khai thác tài nguyên phục vụ phát triển bền vững khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý, kiện toàn các tổ chức quản lý tại khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng

Công tác quản lý tài nguyên và môi trường vùng ven biển đang gặp nhiều thách thức như thiếu dữ liệu và thông tin, thực hiện khung pháp lý, thiếu những đánh giá tổng thể và cập nhật về hiện trạng tài nguyên biển, quản lý phức tạp, không đồng bộ. Đầu tư nhân lực quản lý chưa tương xứng với giá trị và tiềm năng của khu vực. Như vậy để sử dụng hợp lý tài nguyên thì chính quyền các xã, Uỷ ban nhân dân huyện cần phải xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý và thông báo, tuyên truyền phổ biến người dân để quản lý đạt được hiệu qủa tốt nhất.

Để sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và đảm bảo được sự đa dạng sinh học, phát triển kinh tế bền vững cần có các cơ chế chính sách quản lý rõ ràng để từng bước quản lý các hoạt động sử dụng tài nguyên vùng chặt chẽ, xử phạt nghiêm khắc những đối tượng vi phạm.

Nhìn chung việc bảo vệ tài nguyên khu vực ven biển đặc biệt là tài nguyên RNM đã tốt hơn trước. Đã có những quy định của xã, huyện trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Ví dụ: Phạt tài chính đối với những cá nhân chặt cây ngập mặn cụ thể là phạt 50.000 đồng/ cây và có biện pháp xử phạt nặng hơn nữa nếu như mức độ vi phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay cơng tác quản lý tài ngun cịn phức tạp, không đồng bộ, … dẫn tới kinh tế vùng chậm phát triển.Các chính sách phát

triển của huyện chưa hợp lý cũng đã dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học và mất các giá trị về bảo tồn, phát triển bền vững khu vực. Thể hiện rõ nét nhất là kế hoạch mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng quai đê lấn biển và phong trào NTTS tràn lan, thiếu kiểm soát trước đây.

Dựa trên cơ sở các luật có hiệu lực và các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, huyện Nghĩa Hưng cần kiến nghị và xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý và xây dựng, phổ biến các quy định nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên biển nói chung và khu vực cửa sơng, bãi bồi ven biển, tài nguyên RNM, tài nguyên sinh vật … Các quy định quản lý cần phổ biến và đảm bảo có sự tham gia của cộng động người dân khai thác, sử dụng tài nguyên khu vực ven biển. Xây dựng các cơ chế tài chính, hỗ trợ vay vốn … nhằm phát triển kinh tế biển, đảm bảo môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học khu vực biển huyện Nghĩa Hưng.

Về các tổ chức quản lý tại khu vực ven biển:

Hiện nay, huyện đã chú trọng tới việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và mơi trường, các chương trình nhằm phục hồi, bảo vệ tài nguyên biển trong định hướng và quy hoạch phát triển, nâng cao năng lực quản lý. Tuy vậy, công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên tại khu vực ven biển còn chưa đạt hiệu quả cao, nhiều hình thức khai thác hủy diệt và gây ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu.

Bộ phận quản lý tại địa phương gồm các phòng, ban và cán bộ chuyên trách quản lý khai thác và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện về lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển, khu vực đất ngập nước và bãi bồi cửa sơng ven biển hiện nay cịn thiếu và chưa được nâng cao năng lực, trình độ. Chịu trách nhiệm chính về quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên khu vực ven biển vẫn là phịng nơng nghiệp, phịng tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên trách nhiệm quản lý và số liệu tài nguyên khu vực RNM được giao cho chi cục kiểm lâm huyện quản lý chung và chia cho 9 xã ven biển sử sụng, quản lý.

Chi cục kiểm lâm tại huyện Nghĩa Hưng đã được thành lập và đi vào hoạt động thời gian khá dài, năm 1993. Đội ngũ cán bộ kiểm lâm chưa được đào tạo bải bản về lĩnh vực tài nguyên và chưa có chun mơn sâu về kỹ năng và trình độ quản

lý các nguồn tài nguyên tại hệ sinh thái RNM, điều này dẫn tới công tác quản lý chưa đạt được kết quả cao.

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến người dân về vai trò và tầm quan trọng của khu vực đất ngập nước và bãi bồi ven biển để giúp bà con nơng dân có thể hiểu được giá trị của các hệ sinh thái ven biển cịn rất ít và chưa thường xuyên, vì vậy bà con nơng dân chưa hiểu hết được vai trị, dẫn tới việc giữ gìn và bảo tồn các hệ sinh thái chưa đạt được hiệu quả. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tuyên truyền đối với người dân địa phương và xem xét mơ hình quản lý tài nguyên khu vực này dựa vào cộng đồng để đạt được hiệu quả cao.

Để nâng cao năng lực quản lý, cần phải thành lập một tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên khu vực đất ngập nước và bãi bồi ven biển như “Ban quản lý đất ngập nước và bãi bồi cửa sông ven biển” trực thuộc Phịng nơng nghiệp của huyện

Ban quản lý này có trách nhiệm tư vấn cho Phịng Nơng nghiệp nên kế hoạch, quy hoạch , ra quy chế, tổ chức thực hiện chính sách của cấp trên giao và các kế hoạch của phịng, đơn đốc cơng việc, có đủ chế tài xử phạt, báo cáo định kỳ có chức năng quản lý riêng nhằm giúp cán bộ quản lý có kinh nghiệm sâu hơn trong lĩnh vực tài nguyên biển, để áp dụng các hình phạt xử lý vi phạm hiệu quả hơn, giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng đa dạng sinh học và biến động hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2005 2015 nhằm đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)