- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng năm 2005, tỉ lệ 1/50.000 được sử dụng để làm khóa giải đốn ảnh năm 2005 và kiểm chứng kết quả của năm 2005; Sử dụng khóa giải đốn nêu trên, có đối chiếu và so sánh với các tư liệu, dữ liệu viễn thám đã có, số liệu điều tra khảo sát thực địa… để giải đoán ảnh năm 2015 và lập bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu năm 2015;
- Các bản đồ khác thu thập khác:
+ Bản đồ cảnh quan huyện Nghĩa Hưng, tỉ lệ 1:25.000, thực hiện năm 2007; + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000, tỉ lệ 1:25.000 huyện Nghĩa Hưng, Nam Định do Trung tâm KT & CN địa chính thu thập, biên vẽ;
- Tài liệu điều tra, thu thập về khu vực nghiên cứu trong lịch sử; Số liệu, tài liệu điều tra tình hình cơ bản điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai thời gian qua tại khu vực nghiên cứu: Tình hình kinh tế xã hội; Tài liệu khí hậu thuỷ văn; Tài liệu liên quan đến đất đai, thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo; Các tài liệu khác có liên quan .Thu thập các bản đồ có trong vùng nghiên cứu: Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác có liên quan.
- Số liệu thực địa, lấy mẫu ảnh bằng cách dùng máy GPS thu nhận các điểm khống chế và ghi chép, số liệu phỏng vấn một số cán bộ (xã, thôn) và người dân địa phương trong vùng nghiên cứu để tìm hiểu về lịch sử các quá trình sử dụng đất.
- Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Envi, ArcGIS, Mapinfo, Global Mapper, Microstation...
3.2.2. Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái khu vực ven biển
Sau khi khảo sát thực địa đồng thời so sánh với các nguồn tài liệu thu thập được về diện tích và biến động của rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu cho thấy phương pháp phân loại, giải đốn ảnh viễn thám cho kết quả khá chính xác. Các đối tượng rừng tự nhiên, lúa, mặt nước, đất cát, ruộng muối… đều được phân biệt khá rõ nên việc giải đoán ảnh khá thuận lợi.
Sau quá trình phân loại và kiểm chứng kết quả, tiến hành biên tập để thành lập bản đồ lớp phủ khu vực nghiên cứu, tính tốn thống kê diện tích rừng ngập mặn nói riêng và biến động diện dích rừng cũng như các lớp phủ khác trong phạm vi nghiên cứu. Từ đó có những nhận xét, đánh giá phân tích về nguyên nhân, sự biến động diện tích RNM và đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái RNM tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.
Cơ sở dữ liệu bản đồ
Đề tài đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu để xây dựng bản đồ các hệ sinh thái khu vực ven biển tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Bộ cơ sở dữ liệu gồm các lớp bản đồ sau:
Bảng 3.12. Các lớp dữ liệu bản đồ
TT Lớp bản đồ Loại đối tượng Tỷ lệ Năm cập nhật
1. Hành chính huyện Vùng 1/50.000 2015 2. Ranh giới tỉnh, huyện,xã Đường 1/50.000 2015
3. Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh
thuộc huyện ven biển Điểm 1/50.000 2015 4. Sông, biển Vùng 1/50.000 2015
TT Lớp bản đồ Loại đối tượng Tỷ lệ Năm cập nhật
5. Đất trồng rừng phi lao Vùng 1/50.000 2015
6. Bãi bồi ngập triều Vùng 1/50.000 2015
7. Bãi bồi ven biển không ngập
triều Vùng 1/50.000 2015 8. Cồn cát ven biển Vùng 1/50.000 2015 9. Đường giao thông Đường 1/50.000 2015 10. Vùng nuôi trồng thuỷ sản Vùng 1/50.000 2015 11. Rừng ngập mặn Vùng 1/50.000 2015 12. Đất trồng muối Vùng 1/50.000 2015 13. Đất nông nghiệp (trồng lúa) Vùng 1/50.000 2015
14. Đê biển Đường 1/50.000 2015
15. Các lớp text thể hiện tên huyện, tên xã, tên giao thông, tên sông hồ,…
Text 2015
Đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, thành lập 02 bản đồ các hệ sinh thái khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, tỉ lệ 1:50.000. Cụ thể như sau:
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2005
Hình 3.5. Bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2015
Ngồi các yếu tố về hành chính, RNM, thì các lớp dữ liệu như diện tích ni trồng thủy sản, làm muối, đất trồng phi lao… cũng được thể hiện trên bản đồ như các yếu tố của bản đồ nền.
Hệ thống chú giải thể hiện các lớp dữ liệu trong bản đồ các hệ sinh thái khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2005 và 2015 như sau:
a. Năm 2005 b. Năm 2015
Hình 3.6. Chú giải bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, Nam Định
3.2.3. Phân tích, đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 – 2015
Qua phân tích dữ liệu bản đồ và điều tra khảo sát, có thể nhận thấy biến động diện tích RNM trên huyện Nghĩa Hưng trong giai đoạn 2005 – 2015 như sau:
Bảng 3.13: Biến động diện tích rừng ngập mặn trên huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2005 – 2015
Loại Rừng Năm 2005 Năm 2015 Biến động
Rừng ngập mặn 1608 ha 1127 ha - 481 ha Phi lao 144 ha 220,7 ha + 76,7 ha
Tổng 1752,53 ha 1347,7 ha - 404,3 ha
Qua bảng trên có thể nhận thấy, RNM trên khu vực nghiên cứu đã suy giảm mạnh trong thời gian nghiên cứu. Cụ thể, từ năm 2005 đến 2015 có khoảng 481 ha rừng biến mất, chiếm khoảng 30% diện tích rừng năm 2005. Theo số liệu bản đồ và các tài liệu thống kê tại khu vực nghiên cứu, năm 2015 diện tích RNM cịn khoảng 1127ha RNM bao gồm cả các diện tích mới trồng, trong đó chỉ có 1019ha đã thành rừng và khoảng 108ha mới trồng.
Năm 2005, RNM còn phân bố khá nhiều ở khu vực đất ngập nước cửa sông ven biển của huyện. Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của các yếu tố tự nhiên – nhân tạo, đặc biệt là các hoạt động phát triển KT-XH tại khu vực ven biển, việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn, những khu vực trước đây có diện tích RNM khá lớn thì nay đã suy giảm hoặc khơng cịn nữa. Điển hình là sự mất đi của khoảng 400ha RNM do quai đê Cồn Xanh. Toàn bộ diện tích đất RNM trong đê đã bị thay thế bởi các loại hình sử dụng đất khác chủ yếu là NTTS
Qua quá trình nghiên cứu hiện trạng RNM giai đoạn 2005 - 2015 có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu gây biến động diện tích RNM như sau:
- Quai đê lấn biển: Đây là nguyên nhân được cho là gây tác động mạnh nhất
về sự biến mất của RNM tại khu vực nghiên cứu. Các quá trình quai đê trong lịch sử phát triển của huyện và chính sách phát triển kinh tế sau khi quai đê là nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích RNM. Cụ thể như sau:
Bảng 3.14 : Kết quả của các phong trào quai đê lấn biển TT Thời gian bắt TT Thời gian bắt
đầu diễn ra
Khu vực quai đê Diện
tích (ha)
1 1930-1931 Cồn Vành (từ Thiên Bình, Ngọc Lâm) 184 2 1960 Thị trấn Rạng Đông 1350 3 1964 Khu vực xã Nghĩa Phúc 200 4 1978 Xã Nam Điền, tại Tây Nam Điền 560 5 1982 Tại Đông Nam Điền 650 6 2003 Quai đê Cồn Xanh 820
Tổng cộng 3764
- Phá rừng làm đầm nuôi tôm tự phát, quảng canh và NTTS khác: đây là nguyên nhân thứ hai gây suy giảm diện tích RNM tại khu vực. Phong trào làm đầm trong khu vực nghiên cứu bắt đầu từ năm 1986. Từ năm 1986 cho đến đầu những năm 1990, tình trạng chặt phá RNM diễn ra mạnh nhất và tập trung chủ yếu ở xã Nghĩa Phúc. Đến tháng 6/1990, hầu như toàn bộ RNM đang phát triển tốt ở xã Nghĩa Phúc và Đông Nam Điền đã bị bao lại và phát quang thành khu NTTS (chủ yếu nuôi tôm, cua, cá, quảng canh). Gần đây, sau khi hồn thành quai đê khu vực Cồn Xanh thì tồn bộ khu vực trong đê đã chuyển đổi thành khu vực NTTS và RNM trong đê đã biến mất hoàn toàn. RNM trong đầm chết dần do bị ngập nước. Hệ thống kênh mương, cống thiếu quy hoạch, bùn trong đầm thối, ứ đọng, nhiều rong tạp phát triển mạnh dẫn đến ô nhiễm đất và nước trầm trọng.
Hình 3.7: Làm đầm ni thủy sản trong khu vực RNM
- Gió bão tàn phá rừng sụt lở bờ sông vùng cửa sông ven biển: thể hiện rõ
nhất tại khu vực xã Nghĩa Phúc, sóng và các dịng chảy ăn sâu vào đất liền gây xói lở và kéo cây rừng sạt lở. Hiện nay, khu vực này đã phải xây dựng hệ thống kè mỏ hàn và các đập hướng dịng để chống xói lở bờ biển;
- Khai thác gỗ, củi RNM và tài nguyên thuỷ sản lạm dụng quá mức.
- Ơ nhiễm mơi trường: Do chịu ảnh hưởng năng nề của việc thải bừa bãi các
chất rắn, chất lỏng trong sinh hoạt và sản xuất, một số lượng lớn hóa chất, phân hố học, thuốc trừ sâu dư thừa trong nông nghiệp đã đổ vào sông rạch đưa ra khu vực cửa sông ven biển gây ảnh hưởng xấu đến RNM.
-Quản lý hệ sinh thái RNM: hiện công tác quản lý còn lỏng lẻo, thiếu sự phối
hợp hoặc phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ, nhất là ở địa phương.
-Cơ chế, chính sách bảo tồn, phục hồi RNM: Chưa có chính sách tạo động
lực thu hút người dân và cộng đồng địa phương tham gia vào việc bảo vệ và phát triển RNM.
a) RNM thuộc TT. Rạng Đông, 2015 b) RNM thuộc xã Nam Điền
Hình 3.8: Hiện trạng RNM ngồi đê quốc gia thuộc huyện Nghĩa Hưng - 2015
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đã có nhiều chương trình dự án nhằm bảo vệ, khơi phục diện tích RNM như: Dự án trồng rừng ngập mặn, giảm nhẹ rủi ro thảm họa do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch – Nhật Bản tài trợ, thực hiện 1997 – 2015; Các dự án trồng rừng trong nước như dự án PAM, dự án 661. Tuy diện tích rừng trồng mới khá lớn nhưng khả năng sống của các cây ngập mặn và tồn tại trước các tác động của tự nhiên, con người không cao. Thời gian để khôi phục hệ sinh thái RNM cũng như đất ngập nước trên địa bàn huyện còn cần nỗ lực và hợp tác của nhiều bên liên quan.
Từ năm 1998-2002, Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch đã hỗ trợ kinh phí trồng và bảo vệ RNM với diện tích trồng mới trang 592ha, ngồi ra trồng bần chua và đâng
(đước) xen vào rừng trồng trang để đa dạng hố rừng phịng hộ (Hội Chữ thập đỏ huyện Nghĩa Hưng, 2003).
Trước đây, RNM của huyện Nghĩa Hưng có ở cửa Đáy, Tây và Đông Nam Điền, dọc sông Ninh Cơ (từ xã Nghĩa Bình đến xà Nghĩa Thắng), độ che phủ đạt tới 35-40 %. Hiện nay diện tích RNM này khơng cịn nhiều. Trên cơ sở nhận thức được vai trò của RNM, UBND huyện Nghĩa Hưng đã tổ chức đợt trồng RNM đầu tiên vào năm 1989 với diện tích 700 ha. Với các nguồn vốn đầu tư, các chương trình tài trợ quốc tế như Hội chữ thập đỏ Đan Mạch hỗ trợ từ 1997, chương trình trồng rừng theo QĐ 661…Huyện đã trồng được một diện tích đáng kể RNM, có khoảng gần 1500 ha RNM, chủ yếu là rừng trang, xen đâng và bần chua.
Bảng 3.15. Diện tích rừng trồng từ năm 1990 đến 1998
Năm trồng rừng 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Diện tích (ha) 514 324 450 290 451 407 381 287 402
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Nghĩa Hưng, 2000)
Bảng 3.16. Diện tích RNM trồng với sự hỗ trợ của Hội Đan Mạch Năm Năm Xã Trang ( ha) 94- 96 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nghĩa Lợi - 90 9.1 - - 10 - - - Nghĩa Lâm - - 33.3 8.2 - - - - - Nghĩa Phúc - 70 12.3 - - - - - - NghĩaThắng - - 11 - - - - - - Nghĩa Hải - 90 16.9 - - - - - - Nghĩa Hùng - - 10.6 - - - - - - Nam Điền - 100 42.5 23.1 - 10 - - - Rạng Đông - 40 5.3 0 - 10 - - - Cộng 0 390 141 31.3 0 30 0 0 0 (Nguồn: Hội chữ thập đỏ VN, 2006)
Từ năm 1998 - 2003 đã trồng đâng và bần chua xen vào diện tích rừng trang. Hiện nay đâng đã phát triển ngang và vượt tán của trang. Còn bần chua đã vượt tán hai lồi trên, trung bình cao từ 4-5 m.
Rừng RNM trồng ven biển Nam Định do biến động tự nhiên của dòng chảy của sông Hồng, nên vùng bãi bồi thường bị biến động dẫn đến rừng trồng tại một số nơi cũng bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra một số yếu tố khác như bão, triều cường, hà bám do độ mặn nước biển cao làm cây chết hàng loạt dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm, mật độ cây trồng sau nhiêu năm vẫn không đủ mật độ để thành rừng. Bên cạnh đó cơng tác quy hoạch cịn mang tính cứng nhắc, chưa quan tâm đến yếu tố xây dựng và phòng hộ của RNM.
Hình 3.9: Nỗ lực khơi phục diện tích RNM tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định
Nguồn: Điều tra hiện trường 2015
Để nâng cao quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên RNM, có thể áp dụng một số biện pháp được tiến hành trên thế giới và Việt Nam như :
Thực hiện việc quy hoạch chi tiết và đồng bộ để phát huy những giá trị và chức năng đa dạng của rừng ngập mặn
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng ven biển là nguồn tài nguyên đa dạng, gồm tài nguyên động vật và thực vật rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên động vật và thực vật thủy sinh. Ngồi ra, cịn có giá trị to lớn trong bảo vệ mơi trường, phịng hộ ven biển, ven sơng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ di tích lịch sử, du lịch, giải trí, cung cấp lâm sản, thủy sản đồng thời cũng là nơi sinh sống và sản xuất của các cộng đồng dân cư, với các nhóm lợi ích khác nhau. Mỗi loại tài
nguyên yêu cầu các phương pháp quản lý đặc biệt nhưng phải thống nhất thông qua các chương trình quy hoạch đặc biệt. Cần đánh giá xác định rõ các giá trị và chức năng của rừng đồng thời làm tốt công tác quy hoạch để chỉ ra nơi nào, khi nào và loại tài nguyên gì cần được bảo vệ nghiêm ngặt, loại nào và ở đâu cần quản lý sử dụng cho phòng hộ bờ biển, bờ sông, nơi nào cần được sử dụng cho du lịch sinh thái, di lịch sử và ở đâu có thể sử dụng cho mục tiêu cung cấp lâm sản, thủy sản. Công tác quy hoạch cần thực hiện với sự tham gia của nhiều ngành trên cơ sở những nhận thức khách quan, đánh giá tồn diện và tầm nhìn trong tương lai.
Điều tra đánh giá hiện trạng rừng
Để có giải pháp tồn diện cho quản lý rừng, cần thực hiện là điều tra nắm rõ các đặc điểm tài nguyên rừng như diện tích, trữ lượng, phẩm chất, tình trạng sâu bệnh, sức tăng trưởng của rừng. Mặt khác, cần đánh giá đầy đủ các đặc điểm lập địa, tình trạng ngập nước của từng lơ rừng.
Tính tốn trữ lượng rừng, khả năng tàng trữ khí CO2, đồng thời cũng cung cấp số liệu cơ bản cho việc định giá rừng, định lượng các giá trị và chức năng của rừng trong việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường, cung cấp lâm sản và các sản phẩm ngoài gỗ.
Tổng hợp kết quả điều tra, xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 5 hay 10 năm tới. Đồng thời, cung cấp các cơ sở khoa học cho việc thực hiện các hoạt động lâm sinh như nuôi dưỡng rừng, tỉa thưa, diệt trừ sâu bệnh hại rừng, cải thiện lập địa để nâng cao chất lượng rừng.