Đơn vị tính: Tấn Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014 1. Sản lượng hải sản khai thác 8.758 10.468 10.303 10.308 10.337 10.955 Cá 5948 7.592 7.673 7.780 7760 8352 Tôm 588 720 750 740 806 846 Các loại khác 2222 2.156 1.880 1.788 1771 1757 2. SL thuỷ sản nước ngọt khai thác 808 727 646 650 638 628 Cá 583 579 502 506 503 495 Tôm 45 23 22 21 18 18 Các loại khác 180 125 122 123 117 115 3. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 7.546 10.839 12.773 13.062 14.460 15.219 Cá 2020 5.059 6.058 6.658 7085 7218 Tôm 922 569 620 716 740 788 Các loại khác 4604 5.211 6.095 5.688 6635 7213
Nghề khai thác thủy sản khác chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nghề khai thác trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tuy nhiên nghề này đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân do phương tiện tham gia làm nghề này chủ yếu là tàu thuyền có cơng suất nhỏ, ngư trường khai thác chính là ven bờ mà nguồn lợi thủy sản ven bờ đang ngày một cạn kiệt, hiệu quả khai thác thấp dẫn đến bị suy giảm sự đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái.
Số lao động trong ngành thủy sản tăng cao và có xu hướng chuyển từ khai thác thủy hải sản sang ni trồng thủy sản. Diện tích ni trồng thủy sản trong thời gian từ 2005 – 2015 được giữ khá ổn định và không tăng đột biến như giai đoạn trước đó (1990-2005).
Bảng 1.11: Lao động, diện tích mặt nước ni trồng thủy sản và phương tiện khai thác hải sản chủ yếu tại huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2005 - 2014
Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2013 2014 1. Lao động - Người 3650 3.256 3.290 3.293 3468 3.586 3.586 - Nuôi trồng thuỷ sản - Khai thác 2. Diện tích mặt nước ni trồng thuỷ sản (ha) 2979 2.678 2.813 2.873 3020 3.010 3.010 - Mặn, lợ 2030 1.780 1.895 1.941 2005 2.002 2.002 - Nước ngọt 949 898 918 932 1.015 1.008 1.008 3. Phương tiện đánh bắt hải sản chủ yếu - Tàu thuyền đánh bắt cóđộng cơ - Cái/CV 456/ 10283 511./ 19250 511/ 14.275 482/ 13.570 426/ 14731 422/ 14954 422/ 14954 T.đó: Tàu thuyền đánh bắt xa bờ 9 20 15 15 23 34 34 - Thuyền đánh cá khơng có động cơ - Cái 18 49 111 79 58 58 58
Năm 2014, tồn huyện có 2.002 ha đầm ni thủy sản mặn, lợ, và 1008 ha đầm nuôi thủy sản nước ngọt, góp phần đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn huyện lên 15.219 tấn.
Hiện nay các đầm tôm và bãi triều được xã và huyện cho các hộ gia đình đấu thầu để nuôi tôm, cá, ngao và vạng trong thời gian 5 - 20 năm. Việc cho phép đấu thầu diện tích bãi triều cho một số ít người làm kinh tế mà khơng có hình thức hỗ trợ cho những người bị thiệt hại sẽ là nguy cơ gây ra mất công bằng về thu nhập, dẫn đến thiếu bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đên việc quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ven biển trong tương lai.
Hình 1. 3 Ni ngao tại vùng bãi triều Nông trường Rạng Đông, Nghĩa Hưng
( Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hiện trường, 2015) 1.4.2.5. Công thương
Sản xuất Công nghiệp- TTCN
Tổng giá trị sản xuất cả năm đạt 958 tỷ đồng, tăng 19,3% so CK. Các ngành nghề duy trì và phát triển ổn định, tăng trưởng tốt như: sản xuất VLXD, may mặc, sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm... Huyện đang tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các điểm công nghiệp xã Nghĩa Thái, TT Quỹ Nhất và các điểm công nghiệp theo quy hoạch trên địa bàn huyện. Một số doanh nghiệp ngành may đã tăng cường đầu tư mở các chi nhánh, cơ sở may mặc gia công ở các xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Sơn, Nghĩa Hùng, Nghĩa Lợi, TT Quỹ Nhất,
TT Rạng Đông, TT Liễu Đề..., giải quyết việc làm mới cho hàng trăm lao động địa phương có việc làm và thu nhập ổn định.
Xây dựng cơ bản
Giá trị XDCB năm 2014 đạt 551 tỷ đồng, tăng 18% so CK. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác QLNN về XDCB trên địa bàn, chú trọng công tác quản lý quy hoạch xây dựng, duy tu bảo dưỡng, quản lý chất lượng cơng trình, cơng tác quản lý đô thị đi vào nề nếp, cấp 261 giấy phép xây dựng nhà ở nhân dân.
Triển khai thực hiện kế hoạch xóa bỏ lị gạch thủ công theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, hồn thành xóa bỏ 45/45 lị gạch thủ công năm 2014.
Giao thông vận tải
- Tổng giá trị sản xuất vận tải cả năm 2014 đạt 177,3 tỷ đồng, tăng 19,6% so cùng kỳ năm 2013 (vận tải hành khách 69,2 tỷ đồng, hàng hóa 108,1 tỷ đồng).
Cơng tác QLNN về vận tải hành khách, hàng hóa, bến bãi, kiểm tra, ký cam kết với các bến đò, phà khách ngang sơng trên địa bàn đảm bảo an tồn giao thông trong các dịp lễ, Tết và trong mùa mưa bão. Các biển báo hiệu đường bộ được cải tạo sửa chữa thường xuyên các cầu yếu đảm bảo giao thông.
Thương mại, dịch vụ:
Năm 2014, hoạt động thương mại ổn định, giá cả tương đối bình ổn. Doanh thu các ngành thương mại dịch vụ đạt 823 tỷ đồng, tăng 14,5% so CK năm 2013. Công tác kiểm tra đấu tranh chống buôn lậu, các hành vi gian lận thương mại, hàng giả được duy trì và tiến hành thường xuyên.
Hoạt động du lịch ven biển các xã Nghĩa Phúc, Nghĩa Thắng, Đơng Nam Điền và Thị Trấn Rạng Đơng nhìn chung cịn hoang sơ. Đây là khu vực có tiềm năng và thế mạnh về cảnh quan của ĐNN ven biển, góp phần quan trọng vào giá trị của ngành du lịch huyện. Tuy nhiên du lịch ở đây chưa được chú trọng và đầu tư phát triển. UBND huyện đã lập quy hoạch xây dựng khu nghỉ mát trên diện tích 200ha thuộc địa bàn tạm giao quyền quản lý hành chính cho UBND xã Nghĩa Thắng. Đây là vùng bãi thoải, rộng, có sinh cảnh phong phú, đặc trưng của vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ, nhiều năm qua vùng này khơng bị xói lở, đồng thời cũng khơng được
bồi lắng như vùng cửa sông Ninh Cơ hay cửa sông Đáy. Do các điều kiện tự nhiên thuận lợi trên nên UBND tỉnh Nam Định đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu du lịch này.
Hiện nay, huyện đã tiến hành quy hoạch và xây dựng khu du lịch biển với diện tích khoảng 200ha, độ dài bãi khoảng 2km bờ biển. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất kém, các dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch con chưa được đầu tư dẫn tới giá trị du lịch nơi đây chưa được đánh giá cao và chưa thu hút được lượng khách du lịch từ các địa phương khác.
Hình 1.4. Bãi biển du lịch tại xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, 2015
Vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng cịn có tài ngun du lịch to lớn, giữ tiềm năng phát triển và là cơ sở cho địa phương phát triển ngành “cơng nghiệp khơng khói” này khi được kết hợp một cách hợp lý với các tài nguyên du lịch văn hóa và lịch sử khác trong vùng. Song song với việc phát triển du lịch sinh thái địa phương cần quan tâm đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, vừa đảm bảo thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước, vừa duy trì được nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở cho phát triển bền vững tại địa phương.
Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 671,7 tỷ đồng, trong
đó thu nội địa cân đối ngân sách 156,9 tỷ đồng, đạt 188% DT (nếu trừ tiền đất thì số
thu nội địa đạt 56,5 tỷ đồng). Khoản thu đạt cao là thu đấu giá QSD đất, tiền thuê
đất, thu thuế TNCN... Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2014 là 639,5 tỷ đồng, công tác chi ngân sách đảm bảo cân đối đủ nguồn chi cho các nhiệm vụ theo dự
Ngân hàng: Dư nợ tại 02 ngân hàng NN&PTNT huyện thực hiện cả năm 845 tỷ đồng, tăng 12,8% so CK năm 2013. Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay các chương trình an sinh xã hội dư nợ 298,6 tỷ đồng, tăng 14,6% so CK.
Giáo dục, y tế
Đến năm 2014, tồn huyện có 26 trường mẫu giáo; tiểu học có 33 trường với 526 phòng học lớp học; trung học cơ sở có 26 trường, 402 phịng học, 394 lớp học; phổ thơng trung học có 6 trường. Nhìn chung, hệ thống trường học từ mẫu giáo đến phổ thông khá phát triển. Đến nay, tồn huyện có 2/6 trường THPT đạt chuẩn, 19/26 trường THCS đạt chuẩn, 33/33 trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ 1 (trong đó 15/33 đạt mức 2), 20/26 trường Mầm non đạt chuẩn giai đoạn 1.
Huyện Nghĩa Hưng có 1 bệnh viện đa khoa với trên 130 giường bệnh và 25 trạm y tế xã. Đến hết năm 2014, tồn huyện có 5 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia
(Nghĩa Đồng, Nghĩa Sơn, Nghĩa Bình, Nghĩa Lợi, TT Quỹ Nhất) và 4 xã đang gửi
hồ sơ đến Sở Y tế thẩm định đề nghị UBND tỉnh công nhận (Nghĩa Thịnh, Nghĩa Thái, Nghĩa Hồng, Nghĩa Phong).
Cơ sở kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất
- Hệ thống điện lưới: Điện lưới cho sinh hoạt gia đình đã đáp ứng 100% số hộ sử dụng sinh hoạt, điện dùng cho sản xuất cũng như nuôi trồng thuỷ sản chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, mặc dù nguồn điện dồi dào do hệ thống tải điện từ cao áp đến hạ áp đã được đấu tư lớn. Trên địa bàn huyện có 3 trạm trung gian, 74 trạm hạ thế. Đường dây 35 KV có chiều dài 44 km, 10KV chiều dài 101 km, 0,4 KV dài 339 km và 998 km đường xương cá kéo vào thơn xóm.
- Hệ thống thuỷ lợi: Các cơng trình thuỷ lợi khá hồn chỉnh, hệ thống đê sông, đê biển đang được bổ sung, tu sửa và nâng cấp. Tồn huyện có 120 km đê, trong đó, 93,769 km đê TW quản lý, đê biển 26,3 km, đê sông 67,46 km. Hệ thống thuỷ lợi nội đồng được quy hoạch và từng bước điều chỉnh bổ xung để phù hợp với yêu cầu phục vụ. Hiện tại có: 53 đập điều tiết trên kênh cấp 1, cấp 2 liên xã; 364 cống đập cấp 2; 213 km kênh cấp 1, cấp 2 liên xã; 338 kênh cấp 2 và gần 1200 km kênh cấp 3. Với hệ thống thủy nông này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nước
cho sản xuất và đời sống. 70% diện tích được tưới chủ động, việc tiêu nước rất thuận lợi.
Tóm lại, kinh tế - xã hội đã đem lại cho đời sống của người dân được nâng cao trong thời gian gần đây, thể hiện ở giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, sự phát triển thiếu hợp lý là nguyên nhân cơ bản cho sự suy giảm giá trị đa dạng sinh học và suy thối mơi trường nơi đây.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái khu vực bãi bồi cửa sông ven biển và cộng đồng người dân ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2015, ngồi ra luận văn có sử dụng hệ thống tư liệu nghiên cứu, tham khảo trong lịch sử nhiều năm gần đây tại khu vực nghiên cứu.
Phạm vi về không gian: Khu vực diện tích đất ngập nước và bãi bồi, cửa
sông, vùng ven biển tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu, tổng hợp thông tin, dữ liệu
Phương pháp này được thực hiện qua các bước cơ bản như: thu thập tài liệu thứ cấp từ các nguồn khác nhau, sau đó phân tích đánh giá nguồn tài liệu, nội dung tài liệu để rút ra được lượng thông tin cần thiết và cuối cùng là tổng hợp tài liệu. Quá trình tổng hợp tài liệu nhằm rút ra những thơng tin cơ sở mang tính hệ thống, đồng thời phát hiện những lỗ hổng thông tin cần bổ sung hoặc những thông tin sai lệch cần được điều chỉnh hay chuẩn hóa. Phương pháp này hết sức có ích trong q trình nghiên cứu vì từ việc phân tích tài liệu, cơ sở lý thuyết của đề tài đã được hình thành. Hơn nữa, hiện nay lượng thơng tin, tư liệu về vùng ven biển nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đang được lưu giữ ở nhiều cơ quan khác nhau, dưới nhiều dạng, nên việc phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu trở thành hệ thống tư liệu cơ sở quan trọng cho việc hoàn thành nghiên cứu này. Những khiếm khuyết của số liệu được bổ sung bằng các đợt khảo sát thực địa.
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Là phương pháp nghiên cứu truyền thống. Nội dung của phương pháp bao gồm cả khảo sát tự nhiên và khảo sát kinh tế xã hội. Phương pháp này cho ta các
thông tin về đặc điểm các hợp phần tự nhiên, về sự phân hố lãnh thổ và chính xác hố ranh giới phân bố các loại sử dụng đất, các kiểu thảm thực vật sau khi đã nghiên cứu sơ bộ trong phịng. Ngồi những tài liệu tự nhiên thu thập trực tiếp từ các tuyến thực địa, tác giả còn trao đổi, tham khảo ý kiến của một số cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường và lãnh đạo huyện, xã và các tổ, phịng, ban có liên quan…
Trong thời gian thực hiện luận văn đã tiến hành 2 đợt thực địa phục vụ cho đề tài khoá luận.
- Đợt 1: Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu lưu trữ tại khu vực nghiên cứu Sau khi thu thập dữ liệu ảnh vệ tinh LandSat cho vùng nghiên cứu năm 2005 và năm 2015: ảnh vệ tinh vùng nghiên cứu được hiệu chỉnh các sai số về địa hình, bức xạ và khí quyển. Đề tài liên hệ và thu thập các tài liệu, số liệu tại địa phương huyện như:
+ Thu thập các bản đồ trong vùng nghiên cứu: Bản đồ địa hình, bản đồ cảnh quan, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác có liên quan.
+ Thu thập số liệu điều tra tình hình cơ bản điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai thời gian qua tại khu vực nghiên cứu: Tài liệu liên quan đến đất đai, thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo;
+ Các tài liệu khác có liên quan...
+ Nghiên cứu các tài liệu thu thập, hệ thống ảnh vệ tinh chụp khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng qua các thời kỳ đồng thời phân tích các tài liệu, nghiên cứu sẵn có để rút ra nhân định sơ bộ về các vấn đề nghiên cứu ( như: biến động rừng ngập mặn và hiện trạng sử dụng đất liên quan đến khu vực nghiên cứu…) đồng thời
xây dựng tuyến khảo sát thực địa.
- Đợt 2: Điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích, kiểm định
Trong quá trình khảo sát sử dụng máy GPS cầm tay và các bản đồ lịch sử, bản đồ hiện trạng và bản đồ ảnh vệ tinh thực hiện khảo sát trên các tuyến khảo sát vạch trước. Các đợt khảo sát được tiến hành với nội dung quan sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường và các vấn đề tự nhiên xã hội, kiểm tra, so sánh lại các
thông tin từ các nguồn tài liệu, khảo sát trên các tuyến khảo sát trong kế hoạch và lấy mẫu, bổ sung số liệu, tài liệu cần nghiệm chứng. Nội dung khảo sát gồm:
Thông tin thu được từ khảo sát thực địa sẽ được sử dụng để làm khóa giải đốn chính thức từ đó xây dựng bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu và từ đó đề xuất giải pháp.
Phân loại các đối tượng trên ảnh được kiểm tra qua thực địa theo các tuyến