Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Một số định hướng quản lý, khai thác tài nguyên phục vụ phát triển bền
3.3.2. Phát triển các sinh kế bền vững khu vực ven biển
quyền các xã, huyện phải có các giải pháp phát triển các sinh kế một cách bền vững giúp cho người dân có tăng thu nhập, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động trên tất cả mọi lĩnh vực để phát triển kinh tế đồng đều trên tất cả mọi lĩnh vực. Một số mơ hình sinh kế phục vụ phát triển bền vững có thể áp dụng đối với khu vực ven biển nơi đây như sau:
Mơ hình lâm - ngư kết hợp
Khu vực đất ngập nước và bãi bồi ven biển huyện Nghĩa Hưng là vùng thuận lợi phát triển ngành NTTS. Để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng người dân ven biển và đảm bảo công tác phục hồi, quản lý và khai thác tài nguyên biển có hiệu quả thì ngành NTTS cần phát triển các đầm nuôi tôm chất lượng cao trong khu vực quy hoạch, khu vực trong đê quốc gia, chuyên canh với công nghệ cao, đảm bảo năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.
Đối với khu vực ngoài đê quốc gia, khu vực có diện tích RNM cần nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch và quản lý chặt chẽ. Khu vực bãi bồi ven biển huyện Nghĩa Hưng thuộc vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ Sông hồng, do vậy cần khai thác sử dụng hợp lý nhằm bảo tồn và phục hồi diện tích RNM, đa dạng sinh học khu vực. Có thể nghiên cứu áp dụng mơ hình ao ni sinh thái tại khu vực nghiên cứu.
Mơ hình ao tơm sinh thái rất phù hợp với vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng, cần nhanh chóng đưa vào áp dụng để đạt được hiệu quả cao. Mơ hình này đã được áp dụng thành cơng đối với VQG Xn thủy. Sau khi áp dụng mơ hình này tạ VQG Xuân Thủy tình trạng xuống cấp mơi trường bắt đầu được cải thiện, thu hoạch tôm hàng năm với năng suất cao, cây ngập mặn đã sống được và màu xanh của rừng trở lại.
Ngồi ra, triển khai mơ hình ni tơm sinh thái, bền vững không làm chết cây non trong đầm tôm để đảm bảo sinh cảnh phù hợp cho các loài quan trọng là rất cần thiết. Mơ hình ao tơm sinh thái (Lê Diên Dực thiết kế và đã được Nhà nước cơng nhận Giải pháp hữu ích) là một phương thức nuôi tôm mới bền vững về kinh tế và
sinh thái có thể được sử dụng để phục hồi hệ sinh thái RNM và bãi bồi ven biển đã bị suy thối do ni tơm khơng bền vững (phá RNM để ni tơm). Mơ hình ao tơm sinh thái nếu được nhân rộng sẽ góp phần phục hồi nhiều diện tích ĐNN và RNM đã bị suy thối, tạo thu nhập bền vững cho người nông dân từ nuôi tôm, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt là cần có sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước
cho hoạt động này và việc tăng thêm thời gian đấu thầu đất ni để người dân có thể phục hồi những ao tơm bị xuống cấp. Mơ hình ao tơm sinh thái được thể hiện trên hình sau:
Hình 3.17. Mơ hình ao tôm sinh thái
Hiện nay, ở khu vực ven biển Nghĩa Hưng có 3 loại cây ngập mặn chính là : trang, bần, đước với các đặc điểm khác nhau: Cây bần: Có đặc điểm chịu ngập nước
tốt nhưng rễ cây chiếm nhiều chỗ trú ẩn của tôm, cua...; Cây đước: Chịu ngập, chịu hạn tốt, nhưng tán nhỏ không đủ che phủ cho ao nuôi; Cây trang: Chiếm diện tích, thống gốc, nhưng khó trồng trong ao vì khơng chịu được ngập nước thường xuyên. Trang là một loài cây tốt nhất để trồng trong ao sinh thái vì loại cây này phù hợp với đặc điểm sinh học của tơm, cua.
Ba lồi cây này bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái ao tôm. Tùy theo mục tiêu cụ thể của việc phục hồi sinh thái nặng về kinh tế hay môi trường mà lựa chọn cây ngập mặn thích hợp. Đối với các vùng ni có diện tích RNM lớn có thể sử dụng ngay rừng tự nhiên, cịn đối với các vùng có RNM đã bị suy thối thì có thể lựa chọn và trồng bổ sung các loại cây trên. RNM trồng trong ao nuôi tốt nhất là vào tháng 7 và tháng 8, những tháng có độ mặn thấp (5-100/00) ở ngưỡng thích hợp cho cây ngập mặn phát triển, sau khi đã tận thu, tháo cạn nước, phơi đáy và cải tạo đáy ao.
Để đạt sản lượng cao và lâu dài theo phương pháp lâm- ngư kết hợp, cần tổ chức tập huấn về kỹ thuật và cách theo dõi, xử lý các yếu tố môi trường cũng như kỹ thuật trồng RNM cho những người ni tơm, cua. Phát triển được hình thức ni trên vừa giải quyết được việc làm cho ngời dân, vừa hạn chế việc phá rừng. Mặt khác, cần có biện pháp giải thích, tun truyền và quản lý chặt chẽ việc sử dụng các lưới mắt quá nhỏ, các công cụ khai thác huỷ diệt, gây hại cho nguồn giống hải sản và RNM. Khuyến khích việc ni tơm theo mơ hình lâm – ngư kết hợp với quy mơ hộ gia đình trên một vùng ni đã được quy hoạch.
Du lịch
Du lịch biển tại huyện Nghĩa Hưng đã được quy hoạch và tiến hành xây dựng nhưng chưa thực sự phát triển và hiệu quả. Hiện đã quy hoạch và xây dựng bãi biển dài 2km tại xã Nghĩa Phúc nhưng cơ sở vật chất chưa được đầu tư và thiếu định hướng trong phát triển du lịch. Với cảng cửa sơng Ninh Cơ đã được xây dựng, có thể tiến hành phát triển du lịch biển và các loại hình du lịch sinh thái khác nhằm phát triển bền vững tại khu vực nghiên cứu.
Phối hợp với các khu vực, điểm du lịch khác, đặc biệt là khu Ramsar-Xuân Thủy, khu vực du lịch tại Ninh Bình...để hình thành các tuyến du lịch sinh thái dọc
bờ biển. Cần có kế hoạch phát triển du lịch một cánh bền vững, có sự tham gia của cộng đồng ven biển. Ban Quản lý khu RNM có thể xây dựng một hệ thống thu phí thăm quan du lịch. Trong tương lai, việc phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng cần được xác định là một nhiệm vụ trọng điểm của vùng ĐNN huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Du lịch sinh thái cần phối hợp các tổ chức liên quan lập kế hoạch cụ thể, gồm các khâu:
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch biển, du lịch sinh thái: Xem xét nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch
+ Xây dựng các điểm tham quan, tuyến tham quan thực nghiệm, đường mịn diễn giải, một số ví dụ cụ thể như:
Xem xét tạo những cây cầu treo, cầu vượt RNM nhằm tạo cảm giác khác lạ, mở rộng tầm nhìn và các điểm ngắm cảnh cho du khách. Sử dụng nguyên vật liệu địa phương và hài hồ với mơi trường, có thể làm bằng tre hoặc vật liệu phù hợp khác, tránh sử dụng bê tông cốt thép.
Lựa chọn các điểm dừng trong tuyến thăm quan, tại mỗi điểm dừng cần chú ý làm các biển diễn giải về các yếu tố thú vị, một số thùng rác và một số ghế để du khách ngồi nghỉ, có thể lựa chọn một số chịi vạng hoặc nhà Bổi trong dân để làm điểm dừng.
Tuyến tham quan làng xã kết hợp quan sát các hệ sinh thái RNM: tuyến này nhắm vào đối tượng khách du lịch có nhu cầu quan sát, mục thị chim với mục tiêu bổ trợ các hoạt động du lịch trong thời gian nhàn rỗi của du khách và tạo cầu lưu trú qua đêm tại xã vùng đệm. Đây là cơ hội để có thể liên kết và tổ chức các tuyến tham quan làng bản, từ đó tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương: dẫn đường, hướng dẫn viên địa phương, ăn uống, biểu diễn văn nghệ, dịch vụ nghỉ đêm tại nhà Bổi hoặc chòi vạng, các sản phẩm lưu niệm và các dịch vụ vận chuyển (chèo đò). Tuyến du thuyền hoặc bè mảng: tuyến này dùng phương tiện thuyền, bè (không nên dùng các loại thuyền gắn động cơ gây tiếng ồn) men theo các con lạch, thăm cảnh RNM, xem chim, tham quan tìm hiểu các khu NTTS của địa phương và
nghỉ đêm tại chịi vạng. Có thể tổ chức một số chương trình tham gia hoạt động sản xuất của cộng đồng (đánh cá, khai thác ngao vạng).
Tuyến trải nghiệm cuộc sống cộng đồng: chương trình quan sát các lồi chim tại RNM, tham quan làng bản kết hợp với các hoạt động hỗ trợ cồng động nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh, sửa sang trường học hay tham gia lao động sản xuất và sinh hoạt cùng cộng đồng.
Tuyến kết hợp các điểm du lịch, văn hoá khu vực: Kết hợp với các điểm du lịch xung quanh như vườn Quốc gia Xuân Thủy – Nam Định, du lịch biển Hải Hậu – Nam Định, các điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình…tạo các tour du lịch nhằm thu hút và tạo liên kết vùng phát triển.
Tóm lại, tiềm năng phát triển các dịch vụ du lịch biển và du lịch sinh thái tại khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng khả quan, đã được định hướng xem xét nhưng cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng các chương trình du lịch tại khu vực, đồng thời cần nâng cao các biện pháp quản lý ngay khi phát triển các loại hình du lịch tại địa phương đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững.