Tư liệu nghiên cứu xây dựng bản đồ hiện trạng RNM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng đa dạng sinh học và biến động hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2005 2015 nhằm đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững (Trang 72 - 74)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Phân tích, đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tại huyện Nghĩa

3.2.1. Tư liệu nghiên cứu xây dựng bản đồ hiện trạng RNM

- Bản đồ nền địa hình khu vực nghiên cứu (phần đất liền và phần biển) đo vẽ năm 2003, tỉ lệ 1:50.000 hệ tọa độ VN2000, Bộ Tài nguyên và Mơi trường;

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 được thành lập bằng phương pháp công nghệ ảnh số năm 2009 tại Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, hệ tọa độ quốc gia VN2000, với khuôn dạng *.DGN được chia thành 7 file, tương ứng với 7 nhóm lớp: cơ sở tốn học, thủy hệ, địa hình, giao thơng, dân cư, ranh giới và thực vật. Các lớp dữ liệu này đã được cập nhật thêm một số thông tin từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:50.000 do Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ thành lập năm 2009.

- Ảnh Landsat năm 2005 và năm 2015, Path/Row: 126/46; có độ phân giải 30m x 30m được sử dụng để thành lập bản đồ;

Bảng 3.11. Dữ liệu ảnh vệ tinh thu thập Năm Mã ảnh Ngày chụp Chât lượng Năm Mã ảnh Ngày chụp Chât lượng

ảnh Bóng mây Ghi chú 2005 LT51260462005003BJC01 3/1/2005 7 6 % Ảnh gốc

LT51260462005275BJC00 2/10/2005 7 8% Ảnh gốc

2015 LC81260462015015LGN00 15/1/2015 9 19% Ảnh gốc LC81260462015191LGN00 10/7/2015 9 26% Ảnh gốc

Hình 3.3: Ảnh vệ tinh Landsat 8 ngày 10-07-2015

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng năm 2005, tỉ lệ 1/50.000 được sử dụng để làm khóa giải đốn ảnh năm 2005 và kiểm chứng kết quả của năm 2005; Sử dụng khóa giải đốn nêu trên, có đối chiếu và so sánh với các tư liệu, dữ liệu viễn thám đã có, số liệu điều tra khảo sát thực địa… để giải đoán ảnh năm 2015 và lập bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu năm 2015;

- Các bản đồ khác thu thập khác:

+ Bản đồ cảnh quan huyện Nghĩa Hưng, tỉ lệ 1:25.000, thực hiện năm 2007; + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000, tỉ lệ 1:25.000 huyện Nghĩa Hưng, Nam Định do Trung tâm KT & CN địa chính thu thập, biên vẽ;

- Tài liệu điều tra, thu thập về khu vực nghiên cứu trong lịch sử; Số liệu, tài liệu điều tra tình hình cơ bản điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai thời gian qua tại khu vực nghiên cứu: Tình hình kinh tế xã hội; Tài liệu khí hậu thuỷ văn; Tài liệu liên quan đến đất đai, thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo; Các tài liệu khác có liên quan .Thu thập các bản đồ có trong vùng nghiên cứu: Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác có liên quan.

- Số liệu thực địa, lấy mẫu ảnh bằng cách dùng máy GPS thu nhận các điểm khống chế và ghi chép, số liệu phỏng vấn một số cán bộ (xã, thôn) và người dân địa phương trong vùng nghiên cứu để tìm hiểu về lịch sử các quá trình sử dụng đất.

- Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Envi, ArcGIS, Mapinfo, Global Mapper, Microstation...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng đa dạng sinh học và biến động hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2005 2015 nhằm đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)