Bài học kinh nghiệm của một số địa phương về hoạt động ủy thác tín

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương về hoạt động ủy thác tín

qua Hội LHPN.

1.1.5.1. Yếu tố khách quan

Trong năm, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, gây thiệt hại trong sản xuất kinh doanh, kết hợp với tình trạng giá cả nơng sản khơng ổn định đã làm nông dân gặp nhiều rủi ro trong sản xuất dẫn đến thua lỗ.

Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên có một bộ phận hộ dân rời địa phương đi nơi khác làm ăn, sinh sống gây khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ và lãi.

Nguồn vốn cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nhân dân.

1.1.5.2. Yếu tố chủ quan

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tổ chức hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV); Về dư nợ và chất lượng tín dụng ủy thác;

Cơng tác kiểm tra, giám sát; Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nâng lực chuyên môn của các tổ trưởng Tổ TK&VV. Sự phối hợp giữa các cấp Hội phụ nữ với NHCSXH, chính quyền và các ban ngành liên quan trong cơng tác quản lý vốn tín dụng chính sách.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương về hoạt động ủy thác tín dụng qua Hội LHPN. dụng qua Hội LHPN.

1.2.1.1 Kinh nghiệm về hoạt động ủy thác tín dụng của Hội LHPN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

gia các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo với nhiều hình thức đa dạng và có những đóng góp quan trọng vào cơng tác xóa đói giảm nghèo và chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hội LHPN huyện đã cùng với Ngân hàng CSXH huyện chỉ đạo Hội LHPN các cơ sở thực hiện tốt vai trị tín chấp của tổ chức Hội với Ngân hàng một cách đồng bộ, chặt chẽ, 6/9 công đoạn cho vay hộ nghèo được thực hiện nghiêm túc; cán bộ cơ sở quản lý vốn có hiệu quả, thành viên vay vốn sử dụng đúng mục đích, đảm bảo trả gốc và lãi theo đúng quy định. Tính đến 30/12/2013, Hội LHPN huyện quản lý 125 tổ vay vốn với 4.663 hộ với dư nợ số tiền ủy thác là 84,297 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ năm 2011 là 9 tỷ. Qua thực hiện dịch vụ ủy thác giữa hội LHPN và NHCSXH đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và thu được nhiều kết quả, thông qua dịch vụ ủy thác trình độ, năng lực của cán bộ Hội về quản lý vốn, cách ghi chép sổ sách được nâng lên; thông qua cơ chế ủy thác các cấp Hội từ huyện đến cơ sở được hưởng phí dịch vụ ủy thác để chi phí một phần thù lao cho tổ trưởng tổ vay vốn nên phần nào động viên chị em tích cực trong việc tham gia các hoạt động góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua và các nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội.

1.2.1.2. Kinh nghiệm hoạt động ủy thác tín dụng thơng qua Hội LHPN huyện Thường Tín, Hà Nội

Theo Nguyễn Tưởng (2020), để thực hiện tốt công tác quản lý vốn ủy thác của NHCSXH huyện, ngay từ đầu năm, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tổ chức tập huấn cho các cơ sở Hội, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn về công tác quản lý các nguồn vốn vay; tuyên truyền sâu rộng về tín dụng ưu đãi hộ nghèo, đối tượng chính sách khác, tín dụng đối với học sinh, sinh viên đến cán bộ, hội viên phụ nữ. Hàng năm, Hội tổ chức các đợt giám sát, kiểm tra 100% các tổ vay vốn về tình hình quản lý, cho vay và sử dụng nguồn vốn vay; đồng thời kiểm tra thực tế tại các hộ vay vốn. Chỉ đạo chi hội các xã, thị trấn tăng cường vận động hộ vay vốn tham gia gửi tiền

tiết kiệm qua tổ; đôn đốc thu nợ đến hạn không để phát sinh nợ quá hạn. Hội thường xuyên phối hợp chặt chẽ với NHCSXH và các cấp chính quyền, đồn thể tại địa phương, khảo sát nhu cầu vay vốn; củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đơn đốc hội viên trả nợ, lãi đúng kỳ hạn. Việc quản lý tốt các nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH huyện thời gian qua đã và đang phát huy được hiệu quả tích cực, tạo địn bẩy cho hội viên phụ nữ, tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống. Hiệu quả từ nguồn vốn ủy thác đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động Hội và phong trào phụ nữ, nâng cao tỷ lệ thu hút hội viên và chất lượng sinh hoạt chi, tổ Hội góp phần tăng cường tình đồn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau thoát nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

1.2.1.3. Kinh nghiệm hoạt động ủy thác tín dụng thơng qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội

Theo Đức Hạnh (2020), Hội LHPN Hà Nội luôn là đồn thể có dư nợ lớn (chiếm trên 50% tổng số dư nợ ủy thác toàn thành phố của Ngân hàng Chính sách xã hội qua các hội, đồn thể). Tính đến hết năm 2019, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn thành phố có 3.925 tổ phụ nữ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), 131.733 hộ gia đình vay 14 chương trình, với tổng dư nợ 4.730 tỷ 303 triệu đồng (tăng 173% so với năm 2014). Thường xuyên nắm bắt nhu cầu vay vốn của hội viên; thành lập tổ TK&VV theo đúng quy định. Đến nay, 100% các TK&VV của Hội được thành lập theo địa bàn dân cư. Các tổ TK&VV duy trì tiền gửi tiết kiệm của các thành viên hàng tháng và nộp cho Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương với tổng dư nợ là 249.017 triệu đồng. Qua đánh giá xếp loại, năm 2019 có 3.902 tổ TK&VV xếp loại tốt (tỷ lệ 99,4%). Các cấp Hội đã thường xuyên khảo sát và lựa chọn thành viên vay vốn đúng đối tượng, mục đích sử dụng vốn phù hợp với từng nguồn vốn vay đảm bảo công khai, dân chủ. Sau 5 năm, cùng với nhiều nguồn lực, nguồn vốn tín dụng

chính sách đã góp phần giúp cho 11.470 hộ gia đình phụ nữ thoát nghèo, tạo việc làm cho hơn 25.000 lao động có thu nhập ổn định. Hằng năm, Hội đã kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác 100% quận, huyện, thị xã; tăng cường tập huấn…góp phần nâng cao chất lượng tín dụng; việc hồn trả vốn gốc, lãi đúng hạn; thỏa thuận và cam kết được thực hiện tốt.

1.2.2. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Vấn đề xóa đói giảm nghèo và tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng, đây cũng là vấn đề được nhiều người nghiên cứu trên thế giới, trong nước.

Ở nhiều nước, tín dụng nông thôn được mở rộng dưới sự bảo trợ của chương trình chính phủ. Thơng thường, các chương trình này tập trung vào việc tăng cường các nỗ lực của nông nghiệp trong nước cũng như một phương tiện nhằm củng cố nền kinh tế. Thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng nơng thơn. Liên hiệp quốc đã chọn năm 2005 là “Năm quốc tế về tín dụng vi mơ” (http://www.microfinancegateway.com), đánh dấu một bước tiến vượt bậc của tín dụng vi mơ nói riêng, tín dụng nơng thơn nói chung từ những thử nghiệm trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX tới một trào lưu mang tính tồn cầu.

Thị trường tín dụng nông thôn ở các nước đang phát triển được mơ tả là có sự “phân đoạn”, tức là các đoạn thị trường của các khách hàng khác nhau có sự khác nhau cơ bản về các loại khoản vay, người cho vay và các hoạt động sản xuất kinh doanh được tài trợ (McKinnon, 1973).

Hệ thống tín dụng nông thôn (HTTDNT) là khối liên kết các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng cho các cá nhân và tổ chức (dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức khác) trong khu vực nông thôn, hiện hữu trên địa bàn nông thôn, với mục tiêu trực tiếp phục vụ cho nhu cầu địa bàn nông thôn. Các khách hàng của HTTDNT thường ít tiếp cận được hoặc khơng tiếp cận được dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại. HTTDNT thường cung cấp

các dịch vụ như nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, bảo hiểm (Fries và cộng sự, 2003).

Ngày 13/10/2006, giải thưởng Nobel hịa bình đã được trao cho Muhammed Yunus và trước đó ơng đã nhận được 61 giải thưởng quốc tế cho những đóng góp của ơng đối với tín dụng nơng thơn (Trần Kiên và Hồi Linh, 2006). Ơng là người đi tiên phong trong việc giới thiệu và áp dụng phương thức tín dụng vi mơ hỗ trợ người nghèo thốt nghèo. Ơng đã nổi tiếng trên thế giới từ những năm cuối thập kỷ 70 với hoạt động tín dụng vi mô cho khu vực nông thôn và ngân hàng Grameen tại Bangladesh. Giải thưởng này là sự ghi nhận của thế giới về vai trị của tín dụng vi mơ trong cuộc chiến chống đói nghèo và hỗ trợ nông thôn phát triển (Lê Thị Lân, 2006), “Nó cũng nhấn mạnh tới sự phát triển của tín dụng quy mơ nhỏ khơng chỉ cịn trong khn khổ lĩnh vực phát triển, mà đã trở thành một phần của lĩnh vực tín dụng hiện đại” (World Bank, 1989).

Khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay mới chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Thị trường tiềm năng nhưng đầu tư chưa đúng mức. Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ nhiều vào khu vực nông nghiệp, nông thôn (Nguyễn Minh Phong, 2010).

Nguyễn Văn Khải (2009), nghiên cứu về hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt nam, đồng thời điểm qua hoạt động của Quỹ tình thương của Hội LHPN Việt Nam với vốn vay được lặp lại nhiều lần, mức vay tăng dần từ nhỏ đến lớn, lãi suất cho vay ngang bằng với lãi suất thị trường, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm ban đầu về tín dụng cho người nghèo, ý thức tiết kiệm hỗ trợ lẫn nhau giữa phụ nữ nghèo và tính chất xã hội hóa về cơng tác xóa đói giảm nghèo thơng qua

HLHPN cùng với dịch vụ tín dụng.

Theo Đàm Hữu Đắc (2013), NHCSXH Việt Nam với nguồn vốn khiêm tốn, ban đầu chỉ triển khai 3 chương trình tín dụng. Đến nay đã thực hiện 18 chương trình, trong đó 14 chương trình bằng nguồn vốn trong nước và 4 chương trình từ nguồn vốn của tổ chức nước ngồi ủy thác. Ngồi ra, cịn nhiều chương trình, dự án do địa phương, các tổ chức và cá nhân ủy thác thực hiện. Các chương trình tín dụng thuộc NHCSXH thực hiện đều có hiệu quả cao, nợ quá hạn không đáng kể.

Tại Sóc Trăng, phương thức cho vay chủ yếu của NHCSXH là trực tiếp có ủy thác một số nội dung cơng việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội các cấp từ tỉnh, huyện đến xã và thông qua mạng lưới tổ TK&VV trên tất cả các Ấp và hiện nay, toàn tỉnh khơng có Ấp trắng về tín dụng chính sách xã hội. Hiện NHCSXH Chi nhánh tỉnh có 109 điểm giao dịch cố định tại 109 xã, phường, thị trấn. Kinh nghiệm để hoạt động tín dụng NHCSXH hoạt động có hiệu quả cần được sự quan, tâm ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo của Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, cấp huyện. Song song đó, nhờ sự phối hợp chặt chẽ thơng qua các hội đồn thể nhận ủy thác đã quan tâm phối hợp tốt với cơ quan chức năng lồng ghép chương trình, dự án giúp hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả (Dương Đình Lạng, 2017).

Theo Tạp chí ngân hàng (2020), sau 20 năm xây dựng và phát triển, NHCSXH đã khẳng định vai trò và sứ mệnh của một mơ hình quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, sáng tạo, duy nhất của Việt Nam huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cả xã hội tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Hơn thế, thông qua cơ chế hỗ trợ bằng tín dụng từ NHCSXH đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận dần với kinh tế thị trường, tăng cường và củng cố lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước.

Phan Thị Nữ (2012), nghiên cứu xem xét tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nơng thơn Việt Nam, chỉ ra rằng việc tiếp cận tín dụng có tác động tích cực lên phúc lợi của hộ nghèo thơng qua làm tăng chi tiêu nhưng khơng có tác động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo nên chưa giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.

Theo Nguyễn Thị Thúy (2014), khi nghiên cứu ủy thác của NHCSXH thơng qua các hội, đồn thể cho biết qua 3 năm (2011- 2013) tổng số vốn của Hội phụ nữ quản lý tăng dần lên và đến cuối năm 2013 Hội phụ nữ quản lý số vốn (84,27 tỷ đồng) lớn nhất trong các đồn thể. Ngồi ra Hội nơng dân là đoàn thể quản lý số vốn lớn, năm 2011 Hội Nơng dân có số vốn lớn nhất song 2 năm 2012, 2013 thì giảm nhiều đến năm 2013 thì Hội Nơng dân quản lý số vốn lớn thứ 2 sau Hội phụ nữ. Bên cạnh đó, các tổ chức Đoàn thể khác như hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã cũng đóng vai trị là thành viên tham gia quản lý vốn ủy thác của Ngân hàng.

Theo Vũ Văn Sơn (2020) khi nghiên cứu kinh nghiệm cho vay tín dụng của NHCSXH thành phố Sơng Cơng, rút ra 5 bài học sau:

Thứ nhất, nếu tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền địa phương các cấp, được nhân dân đồng tình ủng hộ thì mọi việc khó đều thành cơng.

Thứ hai, phải phát huy tốt vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành và toàn xã hội đối với mọi hoạt động của NHCSXH trong q trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương.

Thứ ba, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng, các tổ chức chính trị - xã hội và Tổ TK&VV

Thứ tư, phải coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ trong ngành có tâm huyết, tinh thơng nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tụy phục vụ người

nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo lập lòng tin với khách hàng là nhân tố đưa đến mọi thành công.

Thứ năm, Phải thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền làm

cho mọi chủ trương chính sách đến kịp thời với người dân để người dân cùng thực hiện đúng chính sách

Phạm Minh Anh (2018) đã nghiên cứu về kết quả sau 15 năm triển khai, đồng hành cùng người nghèo và đối tượng chính sách, hoạt động tín dụng chính sách của ngành Ngân hàng đã thu được nhiều kết quả nổi bật, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Hoạt động nhận ủy thác từ NHCSXH cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp lực lượng, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng phong trào hoạt động. Hiện nay, có 4 tổ chức chính trị - xã hội đang phối hợp với NHCSXH tham gia quản lý 166.660 tỷ đồng, trong đó: Hội Phụ nữ tham gia quản lý 65.633 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 39,4%).

Theo Phạm Hữu Nhơn (2020) sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, các chính sách tín dụng xã hội đã thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc; có tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến nhận thức của

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)