Hoa hồng trả cho Tổ TK&VV, phí ủy thác trả cho tổ chức chính trị xã

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Chương 3 KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội LHPN thành phố

3.2.3. Hoa hồng trả cho Tổ TK&VV, phí ủy thác trả cho tổ chức chính trị xã

xã hội

3.2.3.1. Hoa hồng trả cho Tổ TK&VV

NHCSXH trả hoa hồng cho Tổ TK&VV căn cứ vào mức độ công việc ủy nhiệm cho Tổ, kết quả thu Lãi của Tổ để trả hoa hồng.

Tiền hoa hồng trả cho Tổ TK&VV được xác định theo công thức: Tiền hoa

hồng =

Tỷ lệ hoa hồng được hưởng

x Số tiền

lãi thực thu Lãi suất cho vay

Trong đó:

- Tỷ lệ hoa hồng được hưởng hiện nay được quy định như sau: + Đối với Tổ TK&VV được ủy nhiệm thu lãi là 0,085%.

+ Đối với Tổ TK&VV không được ủy nhiệm thu lãi là 0,075%.

Lãi suất cho vay là lãi suất trong hạn ghi trên sổ TK&VV (khế ước nhận nợ) khi cho vay. Số tiền lãi thực thu là số tiền lãi do người vay hoặc do Tổ TK&VV nộp vào ngân hàng.

3.2.3.2. Phí dịch vụ ủy thác trả cho các tổ chức chính trị - xã hội

* Phí dịch vụ ủy thác: Tiền phí ủy thác được NHCSXH chi trả hàng tháng cho Hội, đoàn thể theo số tiền lãi thực tế thu được của các tổ viên thuộc các Tổ TK&VV và theo chất lượng dư nợ do tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác quản lý. Cơng thức tính như sau:

Tiền phí ủy thác (1) = Mức phí dịch vụ ủy thác x Số tiền lãi thực thu (3) x Tỷ lệ phí ủy thác theo chất lượng dư nợ (4)

Lãi suất cho vay(2)

Trong đó:

(1) Lãi suất cho vay theo thông báo của NHCSXH từng thời kỳ và từng chương trình cho vay;

(2) Số tiền lãi thực thu là số tiền lãi NHCSXH nhận được tương ứng với từng mức lãi suất cho vay;

(3) Tỷ lệ phí dịch vụ ủy thác được hưởng theo chất lượng dư nợ, cụ thể:

Trường hợp 1: Tổ chức Hội, đồn thể nhận ủy thác có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% dư nợ thì hưởng 100% mức phí dịch vụ ủy thác;

Trường hợp 2: Tổ chức Hội, đồn thể nhận ủy thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% đến dưới 3% dư nợ thì hưởng 80% mức phí dịch vụ ủy thác;

Trường hợp 3: Tổ chức Hội, đồn thể nhận ủy thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 3% đến dưới 4% dư nợ thì hưởng 50% mức phí dịch vụ ủy thác

Trường hợp 4: Tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 4% dư nợ trở lên thì khơng được hưởng phí dịch vụ ủy thác.

3.2.3.4. Phân bổ phí dịch vụ ủy thác

Hiện nay, mức phí dịch vụ ủy thác trả cho tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện theo văn bản thỏa thuận số 4496/VBTT ngày 12/10/2018. Cụ thể, mức phí dịch vụ ủy thác là 0,032% tính trên số dư nợ có thu được lãi. Số phí đó được coi là 100% và được phân bổ cho từng cấp Hội như sau:

- Cấp Trung ương: 2,5%

- Cấp tỉnh: 4,5%

- Cấp huyện: 9%

- Cấp xã: 84%

3.2.4. Tình hình dư nợ, nợ xấu, cơng tác kiểm tra, hoạt động hỗ trợ hộ vay vốn ủy thác qua Hội LHPN qua 3 năm gần đây

Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy tổng dư nợ do Hội quản lý tăng qua các năm. Năm 2018, tổng dư nợ là 52.838 triệu đồng, năm 2019 là 55.542 triệu đồng, năm 2020 là 54.942 triệu đồng. Tổng dư nợ năm 2020, tăng so năm 2018 là 3,9%; năm 2020 giảm nhẹ so năm 2019 (1,15%). Đặc biệt trong 3 năm khơng có nợ xấu.

LHPN huyện Phú Lương của NHCSXH, năm 2011, tổng nợ xấu là 30 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,04%. Đến năm 2012, tổng nợ xấu chỉ còn là 24 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 6 triệu đồng, bằng 40%, tỷ lệ nợ xấu 0,03%. Bước sang năm 2013 với nhiều biện pháp và hướng đi cụ thể, tổng nợ xấu đã giảm xuống còn 10 triệu đồng, giảm 14 triệu đồng so với năm 2013, bằng 0,011%.

Như vậy, khi so sánh kết quả của nghiên cứu này cho thấy tình hình hoạt động ủy thác thơng qua Hội LHPN trong 3 năm qua đã đạt được kết quả tốt, công tác quản lý vốn chặt chẽ, do vậy khơng có nợ xấu trong giai đoạn 2018- 2020.

Bảng 3.8: Tình hình dư nợ ủy thác thông qua Hội LHPN trong 3 năm qua 2018- 2020

Thời gian

Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng dư nợ (Triệu đồng) 52.838 55.542 54.942

Nợ xấu (Triệu đồng) 0 0 0

(Nguồn: NHCSXH thành phố Sông Công)

* Về công tác kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV

Bảng 3.9: Số lần kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV của Hội

Nội dung Năm 2018 (Lần) Năm 2019 (Lần) Năm 2020 (Lần) So sánh (%) 2019/ 2018 2020/ 2019

Số tổ được kiểm tra 62 64 61 103,2 95,3

Số hộ được kiểm tra 64 62 40 96,8 64,5

(Nguồn: Hội LHPN thành phố Sông Công)

Số liệu bảng 3.9 cho thấy công tác kiểm tra hàng năm của Hội được chú trọng và duy trì khá đều các năm. Trong đó năm 2018 có 62 lần kiểm tra với tổng số hộ được kiểm tra là 64 hộ, năm 2020 số lần kiểm tra là 61 và số hộ

kiểm tra là 40 hộ. Số lần và số hộ kiểm tra năm 2019 tăng hơn so 2018 là 3,2%, tuy nhiên số hộ được kiểm tra giảm 3,2%. Số lần kiểm tra năm 2020 có giảm hơn so 2019 là 5,3% (3 lần), số hộ được kiểm tra cũng giảm rõ rệt và chỉ bằng 64,5% so năm 2019.

* Về hoạt động hỗ trợ hộ vay vốn

Số liệu bảng 3.10 cho thấy, trong năm 2018 - 2020, Hội đã tích cực phối hợp với các phịng chun mơn tổ chức mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn nhằm giúp các hộ có kiến thức khoa học, từ đó sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Năm 2018 mở 14 lớp, năm 2019 mở 23 lớp, năm 2020 mở 18 lớp tập huấn kỹ thuật và tổ chức 10 cuộc tham quan học tập kinh nghiệm trong 3 năm. Số lớp tập huấn đến năm 2020 giảm 27% so năm 2019 và nhưng số cuộc tham quan học tập tăng lên 66,7%.

Năm 2019 so với năm 2018, số lớp tập huấn cũng như số đợt tham quan học tập đều tăng hơn. Qua đó ta thấy được Hội rất quan tâm đến đời sống các hộ dân, quan tâm tình hình sử dụng vốn vay, tâm tư nguyện vọng của người dân trong việc tham quan học tập thực tế để học hỏi kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo tại các mơ hình trong và ngồi địa phương để vận dụng vào việc phát triển kinh tế của mình.

Bảng 3.10: Hoạt động hỗ trợ hộ vay vốn Các hoạt động Các hoạt động Năm 2018 (Lần ) Năm 2019 (Lần) Năm 2020 (Lần) So sánh (%) 2019/ 2018 2020/ 2019

Tập huấn kỹ thuật sản xuất 14 23 18 164,3 78,3

Tham quan học tập 2 3 5 150,0 166,7

(Nguồn: Hội LHPN thành phố Sông Công)

3.3. Tình hình thực hiện vay vốn của các gia đình hội viên

3.3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của Hộ tham gia tín dụng

Bảng 3.11: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Tiêu chí Nhóm hộ

nghèo Nhóm hộ cận nghèo Nhóm hộ khơng nghèo

Số hộ 6 21 48

Số khẩu 19 83 165

Số lao động 12 52 118

Bình quân khẩu/hộ 3,17 3,95 3,44

Bình quân lao động/hộ 2,00 2,48 2,46

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

Tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ điều tra. Số khẩu/hộ của nhóm hộ nghèo gần 3,17 khẩu và số lao động/hộ chỉ có 2,0 lao động, trong khi đó, ở nhóm hộ cận nghèo, bình quân nhân khẩu/hộ là 3,95 khẩu, nhưng bình quân lao động/hộ lại cao hơn nhóm hộ nghèo và có 2,48 lao động/hộ. Đối với hộ khơng nghèo bình qn khẩu/hộ là 3,44 và bình quân lao động/ hộ là 2,46.

3.3.2. Tình hình nhà ở của các hộ điều tra

Kết quả điều tra về tình hình nhà ở của các hộ tại 3 xã/phường thể hiện ở bảng 3.12. Số liệu bảng 3.12 cho thấy, tổng số 75 hộ điều tra đều có nhà kiên cố và bán kiên cố, trong đó nhà kiên cố chiếm chủ yếu (72%), nhà bán kiên cố chiếm 26,66%. Nhà kiên cố và bán kiên cố chủ yếu tập trung ở các hộ không thuộc diện nghèo. Có duy nhất 01 nhà tạm ở các hộ điều tra, tuy nhiên hộ nhà tạm lại thuộc diện không nghèo. Các hộ nghèo chủ yếu là bán kiên cố (83,33%), nhà kiên cố chỉ có 16,67%. Kết quả cho thấy mức sống của nhân dân trên các địa bàn điều tra đã khá cao, nhà tạm hầu như đã được xóa, thay vào đó chủ yếu là nhà kiên cố và bán kiên cố.

Bảng 3.12: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra

Loại nhà

Tồn mẫu Theo nhóm hộ

Số hộ

Tỷ lệ %

Nghèo Cận nghèo Hộ không nghèo

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Kiên cố 54 72,00 1 16,67 18 85,71 35,00 72,92 Bán kiên cố 20 26,66 5 83,33 3 14,29 12 25,00 Nhà tạm 1 1,33 0 0 0 0 1 2,08 Tổng 75 6 21 48

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

3.3.3. Tình hình dư nợ cho vay theo chương trình vay các hộ điều tra

Qua điều tra 107 lượt hộ vay vốn cho thấy, tỷ lệ dư nợ chủ yếu ở chương trình vay giải quyết việc làm với tổng số 53 người vay, tổng kinh phí 2.769 triệu đồng (Chiếm 57,76%), bình quân 1 người vay 52,25 triệu. Điều này cho thấy giải quyết việc làm vẫn là vấn đề được các hộ quan tâm, và cần được sự quan tâm của nhà nước, đặc biệt trong điều kiện những năm vừa qua xuất hiện dịch Covid 19 (có lẽ do dịch bệnh xảy ra nên tổng dư nợ chương trình giải quyết việc làm tăng cao). Tiếp theo là chương trình vay cận nghèo, có tổng dư nợ chiếm 17,1%. Dư nợ thấp nhất là chương trình vay học sinh sinh viên, chỉ có 8 người vay, tổng dư nợ 213 triệu, chiếm 4,44% và chỉ có 8 người vay cịn dư nợ. Có thể nhận thấy, mặc dù số người vay ít, tổng tiền vay khơng nhiều, nhưng dư nợ/1 người vay ở chương trình cho vay nhà ở xã hội (54,29 triêu) và hộ nghèo (53,33 triệu) lại cao nhất.

Bảng 3.13: Tình hình dư nợ cho vay theo chương trình vay của các hộ điều tra Chương trình vay 2021 Dự nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Số người vay Trung bình dư nợ/người Nghèo 320 6,68 6 53,33 Cận nghèo 820 17,10 18 45,56

Học sinh, sinh viên 213 4,44 8 26,63

Giải quyết việc làm 2.769 57,76 53 52,25

Cho vay NS&VSMT 292 6,09 15 19,47

Nhà ở xã hội Nghị định 100- CP

380 7,93 7 54,29

Tổng 4.794 107

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

3.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nơng dân

3.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay

Sự thay đổi về thu nhập bình quân của 75 hộ điều tra thể hiện ở bảng 3.14. Từ kết quả tại bảng 3.14 cho thấy sau khi vay vốn, các hộ đều có thu nhập tăng lên từ 30-83,3%, trong đó thu nhập từ chăn ni chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập của các hộ trước và sau vay vốn (trên 60%), tuy nhiên thu nhập từ chăn ni có sự thay đổi không phải là cao nhất trước và sau vay vốn (chỉ tăng 42,12%). Đối với hoạt động buôn bán, mặc dù tỷ lệ thu nhập từ hoạt động này trong tổng thu nhập không cao (10,59% và 12,73%), nhưng tỷ lệ thay đổi lại cao nhất trong các hoạt động đầu tư (tăng 83,33%), điều này có thể giải thích thời gian thu hồi vốn cho đầu tư bn bán có thể sẽ nhanh hơn nhiều so với đầu tư khác, đặc biệt là chăn nuôi và trồng trọt. Điều này có thể nhận xét sơ bộ rằng nguồn vốn vay đầu tư cho buôn bán sẽ đem lại

hiệu quả cao hơn các đầu tư khác. Sự thay đổi về thu nhập sau vay vốn khi đầu tư trồng trọt cao thứ 2, thấp nhất là đầu tư các ngành nghề khác. Khi so sánh tổng thu nhập trước và sau vay vốn cho thấy hiệu quả vay vốn khá cao thể hiện sự thay đổi tổng thu nhập sau vay vốn cao hơn so với trước vay vốn (cao hơn 43,74%), với giá trị gia tăng là 6,15 triệu/hộ.

Bảng 3.14: Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn

Chỉ tiêu

Trước vay vốn (75 hộ)

Sau vay vốn 1 năm (75 hộ) So sánh sau và trước vay vốn (%) Thu nhập (Triệu đồng) Tỷ lệ % Thu nhập (Triệu đồng) Tỷ lệ % Trồng trọt 1,20 7,81 1,87 8,39 155,56 Chăn nuôi 9,81 63,98 13,95 62,77 142,12 Buôn bán 0,80 10,59 1,47 12,73 183,33 Ngành nghề khác 2,24 17,62 2,92 16,11 130,36 Tổng 14,05 100,00 20,20 100,00 143,74

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

3.4.2. Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng

Khi phỏng vấn người dân về sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng nhằm đánh giá sự tiếp cận của người dân đối với các nguồn tài chính và sự tiếp cận của các nhà cung cấp tín dụng đối với người dân, kết quả thể hiện ở bảng 3.15. Kết quả cho thấy số lượt người biết về NHCSXH là nhiều nhất (chiếm 81,71%), hầu như các hộ không quan tâm đến nguồn tài chính tư nhân, Họ. Hụi và Phường được một số hộ quan tâm chiếm 8,54%. Có 9,76% người được hỏi có biết về tín dụng của Ngân hàng NN và PTNT. Kết quả điều tra chứng tỏ sự tiếp cận của NHCSXH rất tốt đối với người dân, ngoài ra Ngân hàng NN và PTNT cũng là ngân hàng tiếp cận khá tốt và người dân cũng

quan tâm đến 2 nguồn tín dụng này. Đối với hụi và phường cũng là nguồn tài chính tự phát vẫn đang tồn tại trong nhân dân. Mặc dù vậy, có thể dễ nhận thấy đối tượng được hỏi đều là những người đã tham gia ít nhất một nguồn vay của NHCSXH, do vậy chắc chắn họ biết về ngân hàng này, do vậy để đánh giá chắc chắn hơn thì cần nghiên cứu rộng hơn và ngẫu nhiên hơn các đối tượng người dân khác để có đánh giá chính xác hơn về sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng.

Bảng 3.15: Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng

Nguồn Số lượt Biết Không biết

người Tỷ lệ % Số lượt người Tỷ lệ %

Ngân hàng NN&PTNT 8 9,76 67 22,87 NHCSXH 67 81,71 8 2,73 Hụi, Phường 7 8,54 68 23,21 Tư nhân 0 0,00 75 25,60 Họ 0 0,00 75 25,60 Tổng 82 293

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

3.4.3. Đánh giá của người dân về thủ tục cho vay của NHCSXH

Bảng 3.16. Đánh giá của các hộ về thủ tục cho vay

Mức đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%)

Phức tạp 11 14,67

Bình thường 27 36,00

Dễ dàng 37 49,33

Tổng 75 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

Qua kết quả điều tra cho thấy 49,33% người được hỏi cho rằng thủ tục vay tín dụng của NHCSXH rất dễ dàng, trong khi đó 14,67% cho rằng phức tạp, 36% thấy bình thường. Như vậy có thể thấy trong điều kiện cạnh tranh

khốc liệt, các ngân hàng phải cạnh tranh lẫn nhau để vươn lên thì ngân hàng nào có nhiều lợi thế thì sẽ chiếm lĩnh thị trường. Ngoài lãi suất thấp, thời gian cho vay dài hạn, thì thủ tục cho vay dễ dàng là một lợi thế lớn để người dân, các doanh nghiệp tiếp cận vốn một cách nhanh chóng. Đây là bài tốn khá khó đối với ngân hàng, vì ngân hàng thì muốn thủ tục chặt chẽ theo quy trình tín dụng, trong khi đó khách hàng thì lại muốn thủ tục càng đơn giản, dễ dàng càng tốt. NHCSXH, mặc dù là ngân hàng đặc thù, khơng có nhiều sự cạnh tranh, nhưng đã tạo được sự hài hòa giữa ngân hàng và khách hàng, thể hiện trên 85% khách hàng được hỏi thấy được sự dễ dàng và thủ tục vay bình thường. Tuy nhiên, vẫn cịn một số khách hàng nhất định vẫn cảm thấy khó khăn khi vay vốn, vậy nên ngân hàng, Hội LHPN cần hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp khách hàng giải quyết các thủ tục thực sự nhanh chóng. Nhanh chóng ở đây thể hiện ở khâu chuẩn bị hồ sơ, thẩm định và phê duyệt khoản vay.

3.4.4. Đánh giá của người dân về thời gian vay, lượng vốn vay, lãi suất vay

Kết quả bảng 3.17 cho thấy khi đánh giá về lượng vốn vay (tối đa 100

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)