Chương 3 KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác tín dụng
dụng trên địa bàn thành phố Sông Công
3.6.1. Tăng cường cơng tác thơng tin tun truyền về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân xã hội đến các tầng lớp nhân dân
Việc tuyên truyền chính sách, chế độ, giải thích, giáo dục ý thức trả nợ, trả lãi, sử dụng vốn hiệu quả cho hộ vay còn hạn chế. Mức độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động cịn chưa cao. Do vậy, cần tập trung các giải pháp sau trong thời gian tới:
- NHCSXH tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các văn bản của NHCSXH cấp trên tại địa bàn.
- Tích cực phối hợp với Hội LHPN đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác biết để thực hiện có hiệu quả.
- Phối hợp với Báo, Đài tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thơng thành phố xây dựng chuyên mục, tin bài, phản ánh về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và hoạt động nhận ủy thác của Hội đoàn thể; đưa tin về hoạt động hiệu quả của Tổ TK&VV, tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác ủy thác, các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác sử dụng vốn có hiệu quả…đăng tải trên trang thông tin điện tử của thành phố, phát trên hệ thống loa phát thanh của xã, phường, xóm, tổ dân phố nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và các đối tượng thụ hưởng trong cơng tác tín dụng CSXH.
- NHCSXH phối hợp với Hội phụ nữ các cấp in, phát tờ rơi, băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền để cán bộ Tổ TK&VV gửi đến các hộ gia đình để huy động nguồn vốn từ gửi tiết kiệm.
- Hội LHPN thành phố căn cứ vào văn bản, kế hoạch phối hợp chỉ đạo cán bộ hội xã, phường tuyên truyền qua các lớp tập huấn, buổi giao ban, sinh
hoạt chi/ tổ hội để các tầng lớp nhân dân được biết. Đồng thời cử cán bộ tham gia sinh hoạt cùng với tổ TK&VV để tuyên truyền, phổ biến, giải đáp thắc mắc của người dân giúp cho người dân nắm vững chế độ, chính sách từ đó việc triển khai các chính sách tín dụng được nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo thực hiện đúng quy định.
- NHCSXH cần từng bước đưa việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, phục vụ nhu cầu của khách hàng được thuận lợi, minh bạch như thu lãi thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán nhằm hạn chế được rủi ro đối với khách hàng và NHCSXH, tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
3.6.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn tín dụng từ ngân sách các địa phương, các tổ chức, cá nhân. sách các địa phương, các tổ chức, cá nhân.
Tỷ lệ huy động vốn từ nguồn ngân sách địa phương còn thấp (8,9- 12,5%), tỷ lệ huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân còn hạn chế (23,9-26,7%), thời gian tới cần tập trung các giải pháp sau nhằm tăng nguồn vốn tín dụng từ ngân sách địa phương:
- NHCSXH tiếp tục tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền quan tâm bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
- Để đảm bảo nguồn vốn lớn, không chỉ dựa vào nguồn từ ngân sách, NHCSXH cần chủ động tham mưu cho Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương vận động huy động tiền gửi trong các khu dân cư, từ các tổ chức, cá nhân, Tổ TK&VV để tạo thêm nguồn vốn hỗ trợ đắc lực cho các đối tượng thụ hưởng chính sách có thêm nhiều cơ hội vay vốn đầu tư phát triển sản suất.
- Kịp thời tham mưu Trưởng Ban đại diện HĐQT phân giao, điều chỉnh chỉ tiêu KHTD khi có thơng báo của NHCSXH tỉnh và Ban đại diện HĐQT
NHCSXH tỉnh, trong đó quan tâm ưu tiên nguồn vốn cho vay tại các xã xây dựng NTM. Bám sát chỉ tiêu tăng trưởng KHTD được giao để giải ngân kịp thời, đúng quy định, quy trình; tích cực thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
- Hội LHPN xã tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên tổ TK&VV và của các cá nhân trên địa bàn. Đối với những tổ TK&VV có tỷ lệ tổ viên tham gia gửi tiền thấp, cán bộ cấp Hội cần tham gia sinh hoạt với Tổ để tuyên truyền, vận động tổ viên tiết kiệm trong chi tiêu, hăng hái gửi tiết kiệm, đưa việc tham gia gửi tiết kiệm đều hàng tháng của hộ vay vào nề nếp với tỷ lệ tổ viên tham gia đạt 100%.
3.6.3. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng tín dụng
Thời gian qua, cơng tác kiểm tra, giám sát cịn chưa thường xuyên, chặt chẽ, do vậy cần thực hiện các giải pháp sau:
- Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động nhận ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, nhất là đơn vị cấp xã, phường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
- Phát huy vai trò kiểm tra giám sát của các tổ chức Hội. Tăng cường công tác kiểm tra của Hội cấp trên đối với cấp dưới về tổ chức thực hiện ủy thác đảm bảo tỷ lệ kiểm tra theo đúng Văn bản liên tịch đã ký và nâng cao chất lượng kiểm tra. Hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra Tổ TK&VV và xuống gia đình các hộ vay kiểm tra mục đích sử dụng, hiệu quả của nguồn vốn vay. Đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các từng hộ vay và cập nhật những vấn đề phát sinh và tham mưu cho Ban đại hiện Hội đồng quản trị NHCSXH thành phố chỉ đạo giải quyết. Phân công cán bộ phụ trách thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra lồng ghép với các nội dung, chương trình cơng tác Hội theo định kỳ.
- Tiếp tục làm tốt hoạt động giao dịch xã, phường; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động giao dịch xã theo hướng dẫn của NHCSXH.
- Chỉ đạo Hội phụ nữ cấp xã, phường thường xuyên rà sốt đối tượng thụ hưởng có nhu cầu vay vốn để bình xét đề nghị UBND cấp xã xác nhận đề nghị NHCSXH cho vay; nắm bắt nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ
hưởng, khơng để hộ nào có đủ điều kiện và có nhu cầu mà không được vay vốn
ưu đãi.
- Hội LHPN nghiêm túc thực hiện các nội dung ủy thác; làm tốt chức năng giám sát tại điểm giao dịch, hướng dẫn tổ trưởng tổ TK&VV, hộ vay làm các thủ tục trước khi vào giao dịch với ngân hàng để việc giao dịch được nhanh chóng. Chủ động nắm bắt hoạt động của tổ, tình hình trả nợ gốc, lãi của hộ vay ngay tại buổi giao dịch để chỉ đạo, đôn đốc, xử lý kịp thời.
- Chỉ đạo hội phụ nữ xã, phường cấp xã đôn đốc các Tổ TK&VV duy trì
lịch sinh hoạt Tổ TK&VV theo định kỳ hàng tháng có cán bộ ngân hàng và cán bộ Hội thành phố tham dự sinh hoạt.
- Tiếp tục phối hợp với NHCSXH duy trì bộ sổ sách theo dõi hoạt động ủy thác từ cấp thành phố đến cấp xã để hoạt động ủy thác được theo dõi chi tiết, đầy đủ, khoa học. Hội Phụ nữ cấp trên nắm bắt kịp thời hoạt động của từng cơ sở Hội, Tổ TK&VV như tình hình nợ quá hạn, lãi tồn, công tác kiểm tra giám sát…phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách.
3.6.4. Giải pháp về nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Hội xã, phường, Tổ trưởng Tổ TK&VV.
Mặc dù thời gian qua hoạt động tín dụng qua tổ chức Hội đã phát huy được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên tình độ năng lực cơng tác của một số cán bộ tổ chức Hội ở cơ sở chưa đồng bộ. Năng lực quản lý của một số Tổ trưởng Tổ TK&VV còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao. Cho nên thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Hàng năm, NHCSXH tổ chức lớp tập huấn cho các thành viên là Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã, các đồng chí trưởng xóm, tổ trưởng tổ dân phố, Tổ trưởng Tổ TK&VV nhằm bổ biến cập nhật những thông tin mới để các học viên nắm chắc các chính sách tín dụng ưu đãi đang thực hiện để từ đó triển khai thực hiện cho vay đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng hưởng thụ.
- Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ Hội phụ nữ xã, phường, Tổ trưởng Tổ TK&VV trong việc nâng cao kỹ năng kiểm tra, giám sát, theo dõi quản lý vốn, chất lượng tín dụng.
- NHCSXH thường xuyên phối hợp Hội phụ nữ kiểm tra, hướng dẫn việc việc ghi chép sổ sách và sắp xếp, lưu trữ chứng từ giao dịch với NHCSXH tại các tổ TK&VV. Kịp thời kiện toàn đối với Tổ TK&VV hoạt động kém hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.
3.6.5. Giải pháp về duy trì chế độ phối hợp giữa NHCSXH, Hội LHPN các cấp và Ban giảm nghèo xã, phường cấp và Ban giảm nghèo xã, phường
Đôi khi sự phối hợp hợp giữa NHCSXH, Hội LHPN các cấp và Ban giảm nghèo xã, phường còn chưa thường xuyên, kịp thời dẫn đến việc giải quyết những phát sinh chậm, đó đó cần áp dụng các giải pháp sau:
- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị, cấp ủy, chính quyền cơ sở định hướng nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đưa hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên; các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với NHCSXH thực hiện tốt hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.
- Tăng cường tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp cùng các hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ Tiết kiệm và vay vốn giám sát thường xuyên quá trình sử dụng vốn của hộ vay, định hướng người dân đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm các mơ hình sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung liên tịch và thỏa thuận đã ký với NHCSXH, các cấp Hội cấp từ thành phố đến xã, phường đều phải phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách và ít nhất 01 cán bộ chuyên trách theo dõi ổn định.
- Hội nhận ủy thác cấp xã, phường chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với cán bộ NHCSXH có phương án tham mưu tích cực, tối ưu cho lãnh đạo địa phương, Ban giảm nghèo cấp xã, phường nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bảo toàn nguồn vốn ưu đãi, đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân, góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động của NHCSXH thành phố Sơng Cơng đã ln tích cực triển khai thực hiện phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. NHCSXH hiện có 13 chương trình tín dụng đang ủy thác với các tổ chức Chính trị xã hội. Tổng dư nợ năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 144.383,0; 156.023,0 và 166.846,0 triệu đồng. Trong đó, Hội LHPN quản lý số vốn lớn nhất, chiếm 32,9- 36,6%. Hội LHPN xác định tín dụng chính sách là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Phương thức ủy thác một số nội dung công việc qua Hội LHPN là sáng tạo, phù hợp với tôn chỉ hoạt động của Hội, phù hợp với tính chất chính trị, xã hội của vốn tín dụng chính sách, phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn cho vay; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.
Hội LHPN thành phố đã cùng với NHCSXH chỉ đạo Hội LHPN cơ sở thực hiện tốt vai trị tín chấp (giai đoạn 2018-2020) của tổ chức Hội với NHCSXH một cách đồng bộ, chặt chẽ, các công đoạn cho vay hộ nghèo được thực hiện nghiêm túc; cán bộ cơ sở quản lý vốn có hiệu quả, thành viên vay vốn sử dụng đúng mục đích, đảm bảo trả gốc và lãi theo đúng quy định. Tính đến 30/12/2020, Hội LHPN thành phố quản lý lý 59 tổ vay vốn với 1.159 hộ với dư nợ số tiền ủy thác là 54.220 triệu đồng đến hết tháng 12/2020. Tổng nợ xấu 0% so với tổng dư nợ. Các hộ vay vốn được Hội tổ chức tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình kịp thời để hỗ trợ cho các hộ sử dụng hữu hiệu nguồn vốn. Trên cơ sở nội dung văn bản ký kết giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội về ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác, trong những năm qua hoạt động ủy thác ngày càng được củng cố và nâng cao về chất lượng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần được xem xét và khắc phục trong thời gian tới như ở một số nơi do chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác trong công tác xử lý thu hồi dứt điểm nợ quá hạn, nợ tồn đọng; công tác tham mưu đưa ra các giải pháp xử lý nợ, thu hồi chưa hiệu quả; một số hộ vay bỏ đi khỏi địa phương nên việc đôn đốc thu hồi những khoản nợ này gặp khơng ít khó khăn; cơng tác kiểm tra, giám sát của một số tổ chức Hội nhận ủy thác cấp xã tuy đã được quan tâm, nhưng kết quả kiểm tra còn thấp; một số Tổ TK&VV chưa chủ động nắm bắt thông tin, chưa kịp thời đôn đốc tổ viên trả nợ đến hạn theo phân kỳ và nợ đến hạn cuối kỳ. Tỷ lệ gia nợ hạn cuối kỳ còn cao; việc thực hiện hợp đồng ủy thác ở một số nơi chưa thực hiện tốt, còn một số trường hợp nợ trong hạn có lãi tồn cao chưa thu được; sự phối hợp giữa NHCSXH với tổ chức Hội có nơi, có lúc chưa được thường xuyên.
Để khắc phục những tồn tại trên cần áp dụng các giải pháp như: Tăng cường công tác thơng tin tun truyền về tín dụng chính sách đến các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn tín dụng từ ngân sách các địa phương, các tổ chức, cá nhân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng; nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Hội xã, phường, Tổ trưởng Tổ TK&VV; duy trì chế độ phối hợp giữa NHCSXH, Hội LHPN các cấp và Ban giảm nghèo xã, phường.
2. Kiến nghị
* Đề nghị với NHCSXH thành phố
Thường xuyên tập huấn kỹ năng quản lý tín dụng (ghi chép sổ sách, phương pháp quản lý...) cho tổ trưởng vay vốn vì trình độ của cán bộ ở chi, tổ
còn hạn chế và cán bộ cơ sở thường thuyên thay đổi, kiện toàn mới.
xã, phường và tổ TK&VV chủ động lập kế hoạch, họp xét và hồn thiện các hồ sơ vay vốn. Nên trình đề nghị với Ngân hàng cấp trên tiến hành tổ chức giao ban với các xã và thu lãi định kỳ theo quý để thuận lợi hơn trong quá