Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nông dân

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 82)

Chương 3 KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nông dân

3.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay

Sự thay đổi về thu nhập bình quân của 75 hộ điều tra thể hiện ở bảng 3.14. Từ kết quả tại bảng 3.14 cho thấy sau khi vay vốn, các hộ đều có thu nhập tăng lên từ 30-83,3%, trong đó thu nhập từ chăn ni chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập của các hộ trước và sau vay vốn (trên 60%), tuy nhiên thu nhập từ chăn ni có sự thay đổi không phải là cao nhất trước và sau vay vốn (chỉ tăng 42,12%). Đối với hoạt động buôn bán, mặc dù tỷ lệ thu nhập từ hoạt động này trong tổng thu nhập không cao (10,59% và 12,73%), nhưng tỷ lệ thay đổi lại cao nhất trong các hoạt động đầu tư (tăng 83,33%), điều này có thể giải thích thời gian thu hồi vốn cho đầu tư bn bán có thể sẽ nhanh hơn nhiều so với đầu tư khác, đặc biệt là chăn nuôi và trồng trọt. Điều này có thể nhận xét sơ bộ rằng nguồn vốn vay đầu tư cho buôn bán sẽ đem lại

hiệu quả cao hơn các đầu tư khác. Sự thay đổi về thu nhập sau vay vốn khi đầu tư trồng trọt cao thứ 2, thấp nhất là đầu tư các ngành nghề khác. Khi so sánh tổng thu nhập trước và sau vay vốn cho thấy hiệu quả vay vốn khá cao thể hiện sự thay đổi tổng thu nhập sau vay vốn cao hơn so với trước vay vốn (cao hơn 43,74%), với giá trị gia tăng là 6,15 triệu/hộ.

Bảng 3.14: Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn

Chỉ tiêu

Trước vay vốn (75 hộ)

Sau vay vốn 1 năm (75 hộ) So sánh sau và trước vay vốn (%) Thu nhập (Triệu đồng) Tỷ lệ % Thu nhập (Triệu đồng) Tỷ lệ % Trồng trọt 1,20 7,81 1,87 8,39 155,56 Chăn nuôi 9,81 63,98 13,95 62,77 142,12 Buôn bán 0,80 10,59 1,47 12,73 183,33 Ngành nghề khác 2,24 17,62 2,92 16,11 130,36 Tổng 14,05 100,00 20,20 100,00 143,74

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

3.4.2. Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng

Khi phỏng vấn người dân về sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng nhằm đánh giá sự tiếp cận của người dân đối với các nguồn tài chính và sự tiếp cận của các nhà cung cấp tín dụng đối với người dân, kết quả thể hiện ở bảng 3.15. Kết quả cho thấy số lượt người biết về NHCSXH là nhiều nhất (chiếm 81,71%), hầu như các hộ khơng quan tâm đến nguồn tài chính tư nhân, Họ. Hụi và Phường được một số hộ quan tâm chiếm 8,54%. Có 9,76% người được hỏi có biết về tín dụng của Ngân hàng NN và PTNT. Kết quả điều tra chứng tỏ sự tiếp cận của NHCSXH rất tốt đối với người dân, ngoài ra Ngân hàng NN và PTNT cũng là ngân hàng tiếp cận khá tốt và người dân cũng

quan tâm đến 2 nguồn tín dụng này. Đối với hụi và phường cũng là nguồn tài chính tự phát vẫn đang tồn tại trong nhân dân. Mặc dù vậy, có thể dễ nhận thấy đối tượng được hỏi đều là những người đã tham gia ít nhất một nguồn vay của NHCSXH, do vậy chắc chắn họ biết về ngân hàng này, do vậy để đánh giá chắc chắn hơn thì cần nghiên cứu rộng hơn và ngẫu nhiên hơn các đối tượng người dân khác để có đánh giá chính xác hơn về sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng.

Bảng 3.15: Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng

Nguồn Số lượt Biết Không biết

người Tỷ lệ % Số lượt người Tỷ lệ %

Ngân hàng NN&PTNT 8 9,76 67 22,87 NHCSXH 67 81,71 8 2,73 Hụi, Phường 7 8,54 68 23,21 Tư nhân 0 0,00 75 25,60 Họ 0 0,00 75 25,60 Tổng 82 293

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

3.4.3. Đánh giá của người dân về thủ tục cho vay của NHCSXH

Bảng 3.16. Đánh giá của các hộ về thủ tục cho vay

Mức đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%)

Phức tạp 11 14,67

Bình thường 27 36,00

Dễ dàng 37 49,33

Tổng 75 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

Qua kết quả điều tra cho thấy 49,33% người được hỏi cho rằng thủ tục vay tín dụng của NHCSXH rất dễ dàng, trong khi đó 14,67% cho rằng phức tạp, 36% thấy bình thường. Như vậy có thể thấy trong điều kiện cạnh tranh

khốc liệt, các ngân hàng phải cạnh tranh lẫn nhau để vươn lên thì ngân hàng nào có nhiều lợi thế thì sẽ chiếm lĩnh thị trường. Ngoài lãi suất thấp, thời gian cho vay dài hạn, thì thủ tục cho vay dễ dàng là một lợi thế lớn để người dân, các doanh nghiệp tiếp cận vốn một cách nhanh chóng. Đây là bài tốn khá khó đối với ngân hàng, vì ngân hàng thì muốn thủ tục chặt chẽ theo quy trình tín dụng, trong khi đó khách hàng thì lại muốn thủ tục càng đơn giản, dễ dàng càng tốt. NHCSXH, mặc dù là ngân hàng đặc thù, khơng có nhiều sự cạnh tranh, nhưng đã tạo được sự hài hòa giữa ngân hàng và khách hàng, thể hiện trên 85% khách hàng được hỏi thấy được sự dễ dàng và thủ tục vay bình thường. Tuy nhiên, vẫn cịn một số khách hàng nhất định vẫn cảm thấy khó khăn khi vay vốn, vậy nên ngân hàng, Hội LHPN cần hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp khách hàng giải quyết các thủ tục thực sự nhanh chóng. Nhanh chóng ở đây thể hiện ở khâu chuẩn bị hồ sơ, thẩm định và phê duyệt khoản vay.

3.4.4. Đánh giá của người dân về thời gian vay, lượng vốn vay, lãi suất vay

Kết quả bảng 3.17 cho thấy khi đánh giá về lượng vốn vay (tối đa 100 triệu/hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo) 77,33% số hộ cho rằng mức đó là trung bình, phù hợp với nhu cầu người dân, chỉ 1,3% cho rằng lượng vốn như vậy là cao, và 21% cho rằng số lượng cho vay như vậy là thấp, cần thiết phải tăng lượng lên nữa để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Đối với thời gian cho vay (nghèo và cận nghèo: 10 năm; thoát nghèo 5 năm), 85,33% người hỏi đều cho rằng như vậy là phù hợp, chỉ có 14,67% cho rằng chưa phù hợp, cần kéo dài thêm thời gian cho vay.

Đối với lãi suất cho vay, gần 95% người hỏi cho rằng lãi suất cho vay như vậy là trung bình và thấp. Như vậy, việc đánh giá của người dân khá phù hợp với thực tế. Khi so sánh với lãi suất Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (từ 9-10% vay kinh doanh, 10,5% vay tiêu dùng), lãi suất cho vay mua nhà ngân hàng Vietinbank (8,62%), vay tín chấp (9,6%), thì rõ ràng mức lãi suất của NHCSXH là khá thấp.

Bảng 3.17. Đánh giá về thời gian vay, lượng vốn vay, lãi suất vay

Mức độ đánh giá

Lượng vốn vay (tối đa 100

triệu)

Thời gian vay (nghèo và cận nghèo: 10 năm;

thoát nghèo 5 năm)

Lãi suất (nghèo: 6,6% năm; cận nghèo 7,92% năm; thoát nghèo 8,25% năm) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Cao 1 1,33 4 5,33 Trung bình 58 77,33 59 78,67 Thấp 16 21,33 12 16,00 Phù hợp 64 85,33 Không phù hợp 11 14,67 Tổng 75 75 75

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

3.5. Đánh giá phân tích những kết quả đạt được, tồn tại, cơ hội và thách thức của hoạt động ủy thác thông qua Hội LHPN thành phố Sông Công.

Hoạt động của NHCSXH thành phố Sông Công đã luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Sông Công, Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp và sự phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cùng với sự nỗ lực phấn của toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị, đã tích cực triển khai thực hiện phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Trên cơ sở nội dung văn bản ký kết giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị- xã hội về ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua hoạt động ủy thác ngày càng được củng cố và nâng cao về

chất lượng. Cụ thể đã đạt được những kết quả và những tồn tại, khó khăn chính sau:

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)