Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)

Tiêu chí Nhóm hộ

nghèo Nhóm hộ cận nghèo Nhóm hộ khơng nghèo

Số hộ 6 21 48

Số khẩu 19 83 165

Số lao động 12 52 118

Bình quân khẩu/hộ 3,17 3,95 3,44

Bình quân lao động/hộ 2,00 2,48 2,46

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

Tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ điều tra. Số khẩu/hộ của nhóm hộ nghèo gần 3,17 khẩu và số lao động/hộ chỉ có 2,0 lao động, trong khi đó, ở nhóm hộ cận nghèo, bình quân nhân khẩu/hộ là 3,95 khẩu, nhưng bình quân lao động/hộ lại cao hơn nhóm hộ nghèo và có 2,48 lao động/hộ. Đối với hộ khơng nghèo bình qn khẩu/hộ là 3,44 và bình quân lao động/ hộ là 2,46.

3.3.2. Tình hình nhà ở của các hộ điều tra

Kết quả điều tra về tình hình nhà ở của các hộ tại 3 xã/phường thể hiện ở bảng 3.12. Số liệu bảng 3.12 cho thấy, tổng số 75 hộ điều tra đều có nhà kiên cố và bán kiên cố, trong đó nhà kiên cố chiếm chủ yếu (72%), nhà bán kiên cố chiếm 26,66%. Nhà kiên cố và bán kiên cố chủ yếu tập trung ở các hộ không thuộc diện nghèo. Có duy nhất 01 nhà tạm ở các hộ điều tra, tuy nhiên hộ nhà tạm lại thuộc diện không nghèo. Các hộ nghèo chủ yếu là bán kiên cố (83,33%), nhà kiên cố chỉ có 16,67%. Kết quả cho thấy mức sống của nhân dân trên các địa bàn điều tra đã khá cao, nhà tạm hầu như đã được xóa, thay vào đó chủ yếu là nhà kiên cố và bán kiên cố.

Bảng 3.12: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra

Loại nhà

Tồn mẫu Theo nhóm hộ

Số hộ

Tỷ lệ %

Nghèo Cận nghèo Hộ không nghèo

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Kiên cố 54 72,00 1 16,67 18 85,71 35,00 72,92 Bán kiên cố 20 26,66 5 83,33 3 14,29 12 25,00 Nhà tạm 1 1,33 0 0 0 0 1 2,08 Tổng 75 6 21 48

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

3.3.3. Tình hình dư nợ cho vay theo chương trình vay các hộ điều tra

Qua điều tra 107 lượt hộ vay vốn cho thấy, tỷ lệ dư nợ chủ yếu ở chương trình vay giải quyết việc làm với tổng số 53 người vay, tổng kinh phí 2.769 triệu đồng (Chiếm 57,76%), bình quân 1 người vay 52,25 triệu. Điều này cho thấy giải quyết việc làm vẫn là vấn đề được các hộ quan tâm, và cần được sự quan tâm của nhà nước, đặc biệt trong điều kiện những năm vừa qua xuất hiện dịch Covid 19 (có lẽ do dịch bệnh xảy ra nên tổng dư nợ chương trình giải quyết việc làm tăng cao). Tiếp theo là chương trình vay cận nghèo, có tổng dư nợ chiếm 17,1%. Dư nợ thấp nhất là chương trình vay học sinh sinh viên, chỉ có 8 người vay, tổng dư nợ 213 triệu, chiếm 4,44% và chỉ có 8 người vay cịn dư nợ. Có thể nhận thấy, mặc dù số người vay ít, tổng tiền vay khơng nhiều, nhưng dư nợ/1 người vay ở chương trình cho vay nhà ở xã hội (54,29 triêu) và hộ nghèo (53,33 triệu) lại cao nhất.

Bảng 3.13: Tình hình dư nợ cho vay theo chương trình vay của các hộ điều tra Chương trình vay 2021 Dự nợ (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Số người vay Trung bình dư nợ/người Nghèo 320 6,68 6 53,33 Cận nghèo 820 17,10 18 45,56

Học sinh, sinh viên 213 4,44 8 26,63

Giải quyết việc làm 2.769 57,76 53 52,25

Cho vay NS&VSMT 292 6,09 15 19,47

Nhà ở xã hội Nghị định 100- CP

380 7,93 7 54,29

Tổng 4.794 107

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

3.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nơng dân

3.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay

Sự thay đổi về thu nhập bình quân của 75 hộ điều tra thể hiện ở bảng 3.14. Từ kết quả tại bảng 3.14 cho thấy sau khi vay vốn, các hộ đều có thu nhập tăng lên từ 30-83,3%, trong đó thu nhập từ chăn ni chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập của các hộ trước và sau vay vốn (trên 60%), tuy nhiên thu nhập từ chăn ni có sự thay đổi không phải là cao nhất trước và sau vay vốn (chỉ tăng 42,12%). Đối với hoạt động buôn bán, mặc dù tỷ lệ thu nhập từ hoạt động này trong tổng thu nhập không cao (10,59% và 12,73%), nhưng tỷ lệ thay đổi lại cao nhất trong các hoạt động đầu tư (tăng 83,33%), điều này có thể giải thích thời gian thu hồi vốn cho đầu tư bn bán có thể sẽ nhanh hơn nhiều so với đầu tư khác, đặc biệt là chăn nuôi và trồng trọt. Điều này có thể nhận xét sơ bộ rằng nguồn vốn vay đầu tư cho buôn bán sẽ đem lại

hiệu quả cao hơn các đầu tư khác. Sự thay đổi về thu nhập sau vay vốn khi đầu tư trồng trọt cao thứ 2, thấp nhất là đầu tư các ngành nghề khác. Khi so sánh tổng thu nhập trước và sau vay vốn cho thấy hiệu quả vay vốn khá cao thể hiện sự thay đổi tổng thu nhập sau vay vốn cao hơn so với trước vay vốn (cao hơn 43,74%), với giá trị gia tăng là 6,15 triệu/hộ.

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)