Chương 3 KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5.3. Cơ hội và thách thức của hoạt động ủy thác thông qua Hội LHPN
* Cơ hội:
Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất thuyết phục về phát triển kinh tế và giảm đói nghèo, với tỷ lệ tăng
trưởng GDP bình quân 6,37% trong giai đoạn 1997-2016 (WB, 2017). Những cam kết của Chính phủ đối với tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế, những phát triển nổi bật, và những cải cách ngày càng gia tăng để hiện đại hóa nền kinh tế đã giúp Việt Nam gia nhập sâu rộng hơn vào các hiệp ước WTO, APEC, ASEAN. Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu vô cùng ấn tượng về giảm nghèo, với tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1993 xuống 7% năm 2015, và là một trong vài quốc gia trên thế giới được UN đánh giá là đạt được nhiều mục tiêu thiên niên kỷ trước hạn (UN, 2017).
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo thơng qua các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,75% năm 2019 và ước năm 2020 còn khoảng 2,75%, trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,43%; tỷ lệ hộ nghèo ở 64 huyện nghèo còn 27,85% năm 2019, ước cuối năm 2020 còn khoảng 24%, trung bình mỗi năm giảm 5,28%" (Đào Ngọc Dung, 2020).
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, cung cấp các dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp và mức độ tiếp cận rộng nhờ điện thoại/internet, cũng nhờ đó các hoạt động tín dụng, thơng tin được cập nhật nhanh chóng giúp hoạt động của các tổ chức được nhanh, chính xác hơn.
* Thách thức
Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển, với 65,3% dân cư sống trong khu vực nông thôn, hơn 50% lao động vẫn thuộc khu vực nông nghiệp (Trương Hịa Bình, 2017). Vẫn cịn tới 3,75% hộ nghèo năm 2019 và 27,85% hộ nghèo tại 64 huyện nghèo của cả nước, dễ dàng quay trở lại mức nghèo khổ. Sự thay đổi cách xác định chuẩn nghèo đa chiều năm 2020 sẽ tác động lớn tới số lượng người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương ở Việt Nam
hiện nay. Sự gia nhập cộng đồng quốc tế tạo điều kiện để nền kinh tế nông thôn phát triển, nhưng cũng tạo ra rất nhiều thách thức trong cạnh tranh, đặc biệt trong điều kiện cánh kéo giá bất lợi cho khu vực nông thôn, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Do vậy, các khách hàng của NHCSXH nói riêng và của khu vực nơng nghiệp nơng thơn nói riêng gặp khó khăn hơn trong sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập. Bên cạnh đó, một số quy định cụ thể cho hoạt động của NHCSXH còn bất cập, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trong khu vực nông thôn trở nên gay gắt. Hơn nữa, các quy định quy định an toàn với NHCSXH khá khác biệt và chưa theo thông lệ như ngân hàng truyền thống. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH, các quy định về quy chế cho vay, đảm bảo an tồn, phân loại nợ…của tổ chức tín dụng thơng thường hiện được áp dụng hạn chế cho NHCSXH. Một số quy định cho hoạt động của NHCSXH hiện tại được quy định riêng. Do vậy, nếu phải thực hiện áp dụng các tiêu chuẩn an tồn như thơng lệ, NHCSXH sẽ phải thực hiện đánh giá lại các mức độ nợ xấu, bền vững, mức độ đủ vốn, cũng như điều chỉnh nhiều hoạt động và chiến lược (Lê Thanh Tâm, Nguyễn Hải Yến, 2020).
Những thách thức trên cũng chính là những thách thức đối với mơ hình ủy thác tín dụng thơng qua Hội LHPN.
* SWOT đối với hoạt động ủy thác thông qua Hội LHPN Sông Công
Dựa trên phần đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động ủy thác thông qua Hội LHPN thành phố Sông Công, cũng như xem xét các cơ hội và thách thức. chúng tơi có bảng tổng kết SWOT như sau:
Bảng 3.18: Đánh giá hoạt động ủy thác tín dụng NHCSXH thơng qua Hội LHPN theo mơ hình SWOT
*Điểm mạnh (Strenghts)
S1- NHCSXH có đội ngũ chuyên nghiệp, nhiệt tình và mơ hình hoạt động phối
*Điểm yếu (Weaknesses)
W1- Việc tuyên truyền chính sách, chế độ, giải thích, giáo dục ý thức trả nợ, trả lãi, sử dụng vốn hiệu quả cho hộ vay còn hạn chế.
hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội trong cơng tác tín dụng nơng thơn. S2- Hội LHPN có mạng lưới rộng khắp đến tận thôn, tổ dân phố. S3- Chi phí giao dịch thấp, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện.
S4- Thời gian giao dịch được chủ động trước, do vậy rất thuận lợi cho khách hàng.
S5- Lãi suất thấp, thời gian cho vay dài.
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động còn chưa cao.
W2- Tỷ lệ huy động vốn từ nguồn ngân sách địa phương còn thấp (8,9-12,5%), tỷ lệ huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân còn hạn chế (23,9-26,7%).
W3- Công tác kiểm tra, giám sát ở một số tổ chức Hội cấp xã chưa sâu sát, chưa chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát, mặc dù số cuộc kiểm tra nhiều nhưng ít phát hiện ra các sai sót, tồn tại để chấn chỉnh.
W4- Cơng tác tham mưu ở số nơi còn chậm do vậy việc xử lý nợ quá hạn, lãi tồn, chậm trả lãi cịn diễn ra.
W5- Trình độ năng lực công tác của một số cán bộ tổ chức Hội ở cơ sở chưa đồng bộ. Năng lực quản lý của Tổ trưởng một số Tổ TK&VV còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao. Đôi khi sự phối hợp hợp giữa NHCSXH, Hội LHPN các cấp và Ban giảm nghèo xã, phường còn chưa thường xuyên, kịp thời dẫn đến việc giải quyết những phát sinh chậm.
*Cơ hội (Opportunities)
O1- Được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ
O2- Hội nhập quốc tế là cơ hội tốt cho phát triển kinh
*Thách thức (Threats)
T1- Sự thay đổi chuẩn nghèo, cộng với nhiều hộ giảm nghèo không bền vững, do vậy dễ quay trở lại nghèo.
T2- Hội nhập quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, trong đó khu vực nông thôn, đặc
tế, xóa đói giảm nghèo O3- Việt nam đạt được thành tựu tốt về xóa đói, giảm nghèo
O4- Cơng nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín dụng
biệt người nghèo sẽ bị ảnh hưởng vì khó bắt nhập được tiến trình hội nhập.
T3- Công nghệ phát triển yêu cầu sự thay đổi về nhận thức, kỹ năng và máy móc thiết bị đắt đỏ.
T4- Áp lực về ngân sách nhà nước hỗ trợ tín dụng cho người nghèo ngày càng tăng.
T5- Cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng ở nông thôn ngày càng rõ rệt.
Khi nhận diện 4 yếu tố trên, chúng tôi đề xuất các chiến lược căn bản đối với hoạt động ủy thác tín dụng của NHCSXH trong thời gian tới như sau:
Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của hoạt động ủy thác của NHCSXH.
NHCSXH tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các văn bản của NHCSXH cấp trên tại địa bàn. Tích cực phối hợp với Hội LHPN, các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác biết để thực hiện có hiệu quả (S1, S2 kết hợp với O1, O2, O3).
Chọn lựa, đầu tư công nghệ 4.0 phù hợp với giá cả hợp lý để phát triển đa dạng hóa hoạt động, đa dạng hóa cách thức tiếp cận đối với khách hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng (S2, S3, S4 kết hợp với O4).
Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): Vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội:
Tăng cường tiềm lực tài chính thơng qua việc tận dụng các nguồn lực tiết kiệm của dân chúng trong nơng thơn, đa dạng hóa các hình thức huy động
tiền gửi, tăng cường các biện pháp PR và truyền thông tới khách hàng tiềm năng (W1, W2 kết hợp với O1, O3, O4).
Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực về lượng và chất, cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thông qua đào tạo, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại - đặc biệt công nghệ 4.0 (W1, W4, W5 kết hợp với O1, O4).
Chiến lược ST (Strengths - Threats): Xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro.
Tận dụng sự hiểu biết sâu sắc và gần gũi khách hàng từ đó tăng cường sức cạnh tranh, tăng thu lãi và phi lãi, tiến dần tới đảm bảo tự chủ về tài chính (S1, S2, S5 kết hợp với T2, T5).
Cần nghiên cứu các chính sách về thời hạn, kỳ hạn, lãi suất hợp lý, trợ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển chống lại tác động tiêu cực của hội nhập (S3,S4,S5 kết hợp với T2,T5).
NHCSXH cần vận động hành lang đối với các cơ quan chức năng để điều chỉnh các quy định pháp luật cho phù hợp với hoạt động (S1, S2 kết hợp với T4, T5).
Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ mơi trường bên ngồi.
Trong tình huống tiềm lực bên trong yếu kém, điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, NHCSXH cần có chiến lược sáng suốt để giảm thiểu cả hai vấn đề này. NHCSXH cần liên kết với các tổ chức, liên doanh, chia sẻ thị phần, tận dụng khả năng chuyển giao cơng nghệ… Bên cạnh đó, NHCSXH cần giảm thiểu chi phí hành chính, có chính sách quản trị rủi ro tốt để chờ thời cơ để xoay chuyển tình hình (W1, W2, W4 kết hợp với T2, T3, T4, T5).