Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Sơng Cơng

Thành phố Sơng Cơng nằm ở phía Bắc của Thủ đơ Hà Nội, có 10 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 3 xã với diện tích tự nhiên là 9837,07 ha. Dân số năm 2019 là 201.218 người. Phía Đơng giáp huyện Phú Bình và thị xã Phổ n; Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên; Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên; Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên. Thành phố Sông Công là đô thị công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Với vị trí cách thủ đô Hà Nội 65 km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, thành phố Sông Cơng là cửa ngõ phía Nam tỉnh Thái Ngun, đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế và có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng chung cho toàn vùng, đặc biệt là của tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng thủ đơ Hà Nội.

Hình 2.2. Cấu trúc chiến lược phát triển vùng 2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

* Về kinh tế: Các ngành kinh tế chủ yếu của thành phố trong những năm

qua liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2017 - 2019 là 17,5%, trong đó: ngành cơng nghiệp xây dựng tăng trưởng 18%, thương mại dịch vụ tăng trưởng 20%, ngành nông lâm nghiệp thủy sản tăng trưởng 5%. Cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, cơ cấu các ngành kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2017, tỷ trọng công nghiệp xây dựng 76,4%; thương mại dịch vụ 16,6%; nông lâm nghiệp thủy sản 7%. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng 75%; thương mại, dịch vụ 20%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 5%.

- Về hoạt động văn hóa thể thao: Cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai rộng khắp ở tất cả các cơ quan, đơn

vị và các xã, phường. Trên 85% xóm, tổ dân phố được cơng nhận là văn hóa; trên 92% các hộ gia đình được cơng nhận là gia đình văn hóa.

thành phố hiện đạt 28/32 trường chiếm 84,3%.

- Về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên rõ rệt; 100% xã, phường đạt tiêu chí Quốc gia về y tế. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 98%.

- Công tác giảm nghèo, giải quyết việc: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố giai đoạn 2016 - 2020 thành phố đã thường xuyên quan tâm thực hiện tốt và hiệu quả các giải pháp để thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Tình hình hoạt động tín dụng nơng thơn và ủy thác tín dụng của NHCSXH thành phố Sông Công.

- Đánh giá thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng Ngân hàng chính sách thơng qua Hội LHPN thành phố Sơng Cơng giai đoạn 2018-2020.

- Phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng nhận ủy thác tín dụng qua Hội LHPN thành phố Sông Công.

- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội đến năm 2026.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được khai thác từ báo cáo của NHCSXH thành phố Sông Công qua các năm 2018, 2019, 2020.

- Đối với thông tin của tổ chức nhận ủy thác:

+ Thông tin về địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kết quả hoạt động kinh tế- xã hội…

+ Thông tin về tổ chức Hội: Nhiệm vụ chức năng; tình hình hoạt động ủy thác tín dụng qua các năm.

* Đối với thông tin của tổ chức ủy thác: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng; Chính sách ủy thác, mối quan hệ giữa tổ chức ủy thác và Ngân hàng...

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: Nhu cầu vay vốn của hộ vay; thực trạng vay vốn của hộ, mức vay, hình thức vay…; Thực trạng về mức sống và thu nhập của hộ vay, những hiểu biết về các tổ chức tín dụng, kết quả hoạt động sản xuất của hộ vay khi sử dụng vốn vay ra sao, hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng của người dân như thế nào, thu nhập và cơ cấu thu nhập, tình hình nhà ở, sự thay đổi phương tiện sản xuất và sinh hoạt; lợi nhuận/vốn…

Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu.

Phương pháp xác định mẫu điều tra: Lấy mẫu là quá trình chọn đủ đại diện từ tổng thể. Bằng cách nghiên cứu mẫu, nhà nghiên cứu thu được kết quả và kết luận suy rộng cho tổng thể. Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó số mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số câu hỏi. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố. Cơng thức tính mẫu: n= 5*m.

Trong đó: n: Quy mơ mẫu; m: số lượng câu hỏi mẫu là một phần của tổng thể, cho phép sai số trong khoảng xác định được.

Thường thì khơng thể nghiên cứu tồn bộ tổng thể vì chi phí tốn kém, hạn chế về thời gian và nhân lực. Vậy, quy mô mẫu tối thiểu để tiến hành điều tra về hoạt động nhận ủy thác của Hội LHPN thành phố Sông Công là: n= 5* 15 câu hỏi mẫu = 75 phiếu.

Về cách thức thu thập: Số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau như: Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin.

2.3.2. Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

2.3.2.1. Phương pháp luận

Xuất phát từ quan điểm sự vật hiện tượng luôn vận động và phát triển, các hiện tượng, các q trình hoạt động của các sự vật đều có liên quan đến nhau và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phép duy vật biện chứng cho phép xem xét, phân tích đánh giá cơng tác nhận ủy thác tín dụng của Hội phụ nữ tại NHCSXH thành phố Sông Công trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và trong mối quan hệ với các hoạt động khác.

2.3.2.2. Phương pháp thống kê

Trên cơ sở tổng hợp thông tin thứ cấp là các bài báo, báo cáo tổng kết, sơ kết của thành phố Sơng Cơng, các số liệu có liên quan; Thơng tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị. Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện luận văn. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính tốn để đánh giá cơng tác nhận ủy thác tín dụng của hội phụ nữ tại NHCSXH thành phố Sông Công. Đồng thời trên cơ sở số liệu điều tra, phân tích giữa lý luận và thực tiễn, thông qua việc sử dụng số bình quân, phần trăm đối với từng ý kiến, quan điểm, tiến hành phân tích theo từng góc độ hướng tới, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu hướng, đánh giá, quan điểm đối với từng vấn đề được đưa ra. Các số liệu thu thập được từ bảng hỏi đã được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

2.3.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau. Phương

pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

2.3.2.4. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ quản lý các phịng ban có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn thuộc UBND xã, phường... nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.

2.3.2.5. Phương pháp SWOT:

Phương pháp định tính, thơng qua các cuộc phỏng vấn sâu để xác định vấn đề của hiện tượng nghiên cứu, các nguyên nhân và thăm dị tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề, phân tích SWOT dựa trên sự phân tích thực trạng chương trình cho vay ủy thác, các thế mạnh cần phát huy, các yếu điểm cần khắc phục từ đó phân tích cơ hội, thách thức để đạt được mục tiêu đặt ra.

2.3.3. Một số phương pháp khác

Ngồi ra, tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như: Nghiên cứu phân tích thể chế (những nghiên cứu này cho phép đánh giá các thể chế trong ngành hàng, đặc biệt là sự phức tạp trong quan hệ giao dịch, quan hệ sản xuất, trao đổi thông tin, quản lý trong sản xuất), phân tích chính sách.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá kết quả hoạt động ủy thác tín dụng thác tín dụng

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phải đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của các ngành tài chính, ngân hàng và nơng nghiệp.

- Nhóm chỉ tiêu nêu lên tình hình cơ bản và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Sơng Cơng gồm: Quá trình hình thành và phát triển NHCSXH thành phố Sơng Cơng; Phương thức ủy thác tín dụng thơng qua tổ chức chính trị; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHCSXH

thành phố Sơng Cơng; Tình hình ủy thác cho vay thơng qua các tổ chức chính trị- xã hội; Quy chế hoạt động tín dụng- tiết kiệm của NHCSXH; Nguồn vốn huy động cho hoạt động tín dụng; Tổng hợp tình hình dư nợ qua các năm. Số liệu được thu thập thông qua các báo cáo qua 3 năm 2018- 2020 của NHCSXH.

- Nhóm chỉ tiêu về tình hình chung của Hội Phụ nữ thành phố Sơng Cơng, tỉnh Thái Ngun gồm: Tình hình nhân lực của Hội và số Tổ TK&VV. Số liệu được thu thập thông qua các báo cáo qua 3 năm 2018- 2020 của Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên và thành phố Sơng Cơng.

- Nhóm chỉ tiêu về thực trạng ủy thác tín dụng của hội phụ nữ thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên gồm: Hoạt động nhận ủy thác tín dụng của NHCSXH thành phố Sông Công cho Hội LHPN; Hoa hồng trả cho Tổ TK&VV; Phí ủy thác trả cho tổ chức chính trị- xã hội; Tình hình dư nợ, nợ xấu; kiểm tra, hỗ trợ hoạt động vốn ủy thác qua Hội LHPN qua 3 năm gần đây. Số liệu được thu thập thông qua báo cáo 3 năm 2018- 2020 của Hội LHPN thành phố Sông Công và của NHCSXH Sơng Cơng.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng về hoạt động cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ thông qua Hội phụ nữ thành phố Sông Công gồm: Đặc điểm kinh tế, xã hội của Hộ tham gia tín dụng; Tình hình nhà ở của các hộ điều tra; Tình hình dư nợ cho vay theo chương trình vay các hộ điều tra. Số liệu được thu thập thông qua báo cáo năm 2018 - 2020 của Hội LHPN thành phố Sông Công và của NHCSXH Sơng Cơng.

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của người dân gồm: Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay; Nhận thức người dân; Đánh giá của người dân về tín dụng của NHCSXH; Đánh giá của người dân về thời gian vay, lượng vốn vay, lãi suất vay. Số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn các hộ tham gia tín dụng thơng qua Hội LHPN thành phố Sông Công năm 2021.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng ủy thác của NHCSXH thơng qua các tổ chức chính trị xã hội tổ chức chính trị xã hội

3.1.1. Q trình hình thành và phát triển NHCSXH thành phố Sông Công

Chi nhánh NHCSXH Tỉnh Thái Nguyên ra đời theo Quyết định số 41/QĐ -HĐQT ngày 14 tháng 01 năm 2003. Theo đề nghị của Thường trực HĐQT NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Sơng Cơng chính thức được thành lập theo Quyết định số 766-QĐ/HĐQT ngày 07 tháng 7 năm 2003, trên cơ sở nhận bàn giao từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Sông Cơng.

Phịng giao dịch NHCSXH thành phố Sơng Cơng có trụ sở chính đặt tại Tổ dân phố 1, phường Mỏ Chè và có điểm giao dịch của NHCSXH được mở rộng đến các xã, phường. Từ khi thành lập đến nay NHCSXH thành phố Sông Công đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, của cơ quan cấp trên và được sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các đồn thể chính trị xã hội trên địa bàn thành phố, vì vậy NHCSXH thành phố ln phục vụ có hiệu quả các đối tượng chính sách trong thành phố Sơng Cơng.

3.1.2. Phương thức ủy thác tín dụng thơng qua tổ chức chính trị

Hộ vay vốn Tổ TK&VV NHCSXH Tổ chức CTXH UBND Phường/xã

Hình 2.3: Sơ đồ phương thức cho vay vốn ủy thác qua tổ chức CT-XH

Thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội. Việc bình xét đối tượng, số tiền, thời hạn cho vay do tổ vay vốn và các tổ chức hội cấp xã đảm nhận. NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc giải ngân, thu lãi, thu nợ gốc tại điểm giao dịch tại xã/phường đối với những xã/phường có điểm giao dịch. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH ủy thác cho tổ vay vốn.

Hoạt động ủy thác vốn vay của hội đoàn thể và Ban giảm nghèo được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên toàn thành phố, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nhiên cán bộ theo dõi, quản lý nguồn vốn của Hội, đặc biệt là các tổ TK&VV chủ yếu là làm bằng sự nhiệt tình, kinh nghiệm thực tế, khơng có nghiệp vụ chun mơn là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nhận ủy thác.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHCSXH thành phố Sông Công

Về tổ chức biên chế tại NHCSXH thành phố Sơng Cơng hiện nay có 7 cán bộ, đã đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại và từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh về chuyên môn đảm bảo phục vụ tốt cơng tác hiện đại hóa của ngành. Cán bộ có trình độ thạc sỹ 01/7, chiếm tỷ lệ 14,2%, đại học là 6/7 người, chiếm tỷ lệ 85,7% trong tổng số lao động biên chế. Cán bộ có độ tuổi dưới 35 có 03 người, chiếm tỷ lệ 42,9% trong tổng số lao động biên chế, cán bộ từ 35- 45 tuổi có 03 người, chiếm tỷ lệ 42,9%, cán bộ từ 50 tuổi trở lên có 01 người, chiếm tỷ lệ 14,2%. Biên chế bộ máy hoạt động của NHCSXH thành phố Sơng Cơng (Hình 4) đến cuối năm 2020 có 7 người; trong đó:

Ban Giám đốc gồm 02 người: Giám đốc, Phó Giám đốc.

Các Tổ nghiệp vụ gồm: Tổ Kế toán, ngân quỹ: 03 người; Tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: 02 người

Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức NHCSXH thành phố Sơng Cơng

Ngồi ra nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tượng vay vốn, hiện nay toàn

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)