Những tồn tại và khó khăn

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 84)

Chương 3 KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.2. Những tồn tại và khó khăn

- Ở một số nơi do chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức Hội, Đồn thể nhận ủy thác trong công tác xử lý thu hồi dứt điểm nợ quá hạn, nợ tồn đọng; công tác tham mưu đưa ra các giải pháp xử lý nợ, thu hồi chưa hiệu quả.

- Một số hộ vay bỏ đi khỏi địa phương nên việc đôn đốc thu hồi những khoản nợ này gặp khơng ít khó khăn; khi đến hạn trả nợ không áp dụng được các biện pháp nghiệp vụ như gia hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro…dẫn đến áp lực phát sinh nợ quá hạn.

- Công tác kiểm tra, giám sát của một số tổ chức Hội nhận ủy thác cấp xã tuy đã được quan tâm, nhưng kết quả kiểm tra còn thấp, đặc biệt là việc kiểm tra sử dụng vốn vay của 100% các món vay trong vịng 30 ngày kể từ ngày NHCSXH giải ngân cho hộ vay của các tổ chức Hội cấp xã chưa đạt yêu cầu, chủ yếu Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện.

- Một số Tổ TK&VV chưa chủ động nắm bắt thông tin, chưa kịp thời đôn đốc tổ viên trả nợ đến hạn theo phân kỳ và nợ đến hạn cuối kỳ. Tỷ lệ gia nợ hạn cuối kỳ còn cao.

- Việc thực hiện hợp đồng ủy thác ở một số nơi chưa thực hiện tốt, còn một số trường hợp nợ trong hạn có lãi tồn cao chưa thu được; vẫn cịn tình trạng vay ké.

- Sự phối hợp giữa NHCSXH với tổ chức Hội có nơi, có lúc chưa được thường xuyên như việc trao đổi thông tin về kết quả thực hiện cũng như những tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện để cùng nhau xử lý kịp thời. Một số Hội cấp cơ sở còn chưa phát huy tốt vai trò tham mưu cho chính quyền địa phương trong cơng tác triển khai cơng tác hoạt động tín dụng chính sách, xử lý nợ quá hạn, nhất là thu hồi nợ của các hộ vay vốn cố tình chây ì chưa hiệu quả.

- Một số tổ chức Hội cấp xã chưa sâu sát, chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát; chất lượng các cuộc kiểm tra không cao, nhất là kiểm tra đối với hoạt động của Tổ TK&VV, việc sử dụng vốn của hộ vay; chưa bố trí cán bộ giám sát hoạt động giao dịch tại điểm giao dịch; việc tuyên truyền chính sách, chế độ, giải thích, giáo dục ý thức trả nợ, trả lãi, sử dụng vốn hiệu quả cho hộ vay còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)