Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHCSXH thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 59)

Chương 3 KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng ủy thác của NHCSXH thông qua các tổ

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHCSXH thành phố Sông Công

Về tổ chức biên chế tại NHCSXH thành phố Sông Cơng hiện nay có 7 cán bộ, đã đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại và từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh về chuyên môn đảm bảo phục vụ tốt cơng tác hiện đại hóa của ngành. Cán bộ có trình độ thạc sỹ 01/7, chiếm tỷ lệ 14,2%, đại học là 6/7 người, chiếm tỷ lệ 85,7% trong tổng số lao động biên chế. Cán bộ có độ tuổi dưới 35 có 03 người, chiếm tỷ lệ 42,9% trong tổng số lao động biên chế, cán bộ từ 35- 45 tuổi có 03 người, chiếm tỷ lệ 42,9%, cán bộ từ 50 tuổi trở lên có 01 người, chiếm tỷ lệ 14,2%. Biên chế bộ máy hoạt động của NHCSXH thành phố Sơng Cơng (Hình 4) đến cuối năm 2020 có 7 người; trong đó:

Ban Giám đốc gồm 02 người: Giám đốc, Phó Giám đốc.

Các Tổ nghiệp vụ gồm: Tổ Kế toán, ngân quỹ: 03 người; Tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: 02 người

Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức NHCSXH thành phố Sông Công

Ngoài ra nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tượng vay vốn, hiện nay tồn thành phố có 10/10 điểm giao dịch tại các xã, phường và 166 tổ vay vốn tại các xóm, tổ dân phố. NHCSXH đã thực hiện phương thức ủy thác cho vay từng phần thông qua 04 tổ chức chính trị -xã hội: Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên đã phối hợp được với các tổ chức này trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi.

3.1.4. Tình hình ủy thác cho vay thơng qua các tổ chức chính trị- xã hội

Các tổ chức Đồn thể chính trị - xã hội có vai trị rất quan trọng, họ là những tổ chức chịu trách nhiệm với các tổ chức, chương trình tín dụng về hộ vay vốn (và cũng là người đảm bảo quyền lợi cho các hộ vay vốn). Các Đoàn thể xã hội xem xét điều kiện vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thu hồi vốn vay, thu hồi lãi suất…

Việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức Hội đoàn thể có ý nghĩa quan trọng thể hiện ở những điểm sau:

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội, tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách an tồn, hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

- Xã hội hóa, cơng khai hóa hoạt động tín dụng chính sách nói chung và Giám đốc

Phó Giám đốc

Tổ kế hoạch nghiệp vụ

hoạt động của NHCSXH nói riêng, để nhân dân cùng tham gia giám sát và thực hiện, nhằm đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng; đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn thể.

- Củng cố hoạt động của tổ chức Hội, đồn thể. Thơng qua hoạt động ủy thác của NHCSXH, các tổ chức Hội, đồn thể có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên làm cho sinh hoạt Hội, đồn thể có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác.

- Giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an tồn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

Việc ủy thác cho vay được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hạn chế việc tăng quy mô bộ máy tổ chức của NHCSXH, đồng thời tận dụng bộ máy vốn có của các tổ chức nhận ủy thác, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước hàng năm để nuôi bộ máy NHCSXH. Hiện nay, NHCSXH đã ký văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị - xã hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Mỗi tổ chức chính trị - xã hội đều tổ chức thực hiện ở cả 4 cấp hội: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. NHCSXH uỷ thác 6 công đoạn công việc cho tổ chức chính trị - xã hội (ở cả 4 cấp) gồm:

- Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét cơng khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH

(mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH.

- Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát q trình sử

dụng vốn vay, đơn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích, … để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

- Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký

với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau: Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận; Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến Điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu). Định kỳ hàng năm (vào đầu tháng 12), phối hợp cùng NHCSXH thành phố tiến hành đánh giá hoạt động của từng Tổ để xếp loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, khơng cịn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay (theo mẫu số 06/TD); kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV (theo mẫu 16/TD) và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát q trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tun truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Nội dung 13 chương trình tín dụng Ngân hàng đang ủy thác với các tổ chức Chính trị xã hội gồm:

* Cho vay hộ nghèo

Đối tượng vay vốn: là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ. Phương thức cho vay: Ủy thác qua các tổ chức Hội. Mức cho vay tối đa: không quá 100 triệu đồng

* Cho vay hộ cận nghèo

Đối tượng vay vốn: là những hộ thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ. Mức cho vay tối đa: không quá 100 triệu đồng. Phương thức cho vay: Ủy thác qua các tổ chức Hội.

* Cho vay hộ mới thoát nghèo

Đối tượng vay vốn: Hộ mới thoát nghèo theo quy định tại Quyết định 28/2015/QĐ - TTg ngày 21 tháng 7 năm 2015, là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà sốt hàng năm có thu nhập bình qn đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.

Đối tượng được vay vốn: HSSV đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam theo Quyết định 157/2007/QĐ - TTg ngày 27/9/2007; Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ; Lao động nơng thơn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Phương thức cho vay: Áp dụng đối với cho vay HSSV thông qua hộ gia đình; cho vay trực tiếp áp dụng đối với HSSV mồ côi. Mức cho vay: 2.500.000đ/ tháng/sinh viên. Thời hạn cho vay tối đa: Thời hạn phát tiền vay + 12 tháng và thời gian trả nợ

* Cho vay giải quyết việc làm theo Quyết định 71/2005/QĐ - TTg và Quyết định 15/2008/QĐ - TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng được vay vốn bao gồm: Hộ gia đình (trong đó ưu tiên người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp) ; Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh).

Phương thức cho vay: áp dụng phương thức cho vay ủy thác hoặc trực tiếp tùy thuộc vào đối tượng vay vốn là cơ sở sản xuất kinh doanh hay hộ gia đình hoặc tùy thuộc vào nguồn vốn cho vay do cơ quan nào quản lý.

sản xuất kinh doanh là 500 triệu đồng/tổ chức. Thời hạn cho vay tối đa: 10 năm. * Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi theo văn bản số 1030/NHCS-KH ngày 21/4/2008.

Đối tượng được vay vốn: Vợ (chồng), con của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh); vợ (chồng), con thương binh; con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương kháng chiến, con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945.

Phương thức cho vay: Ủy thác qua tổ chức Hội. Mức cho vay tối đa: Tổng chi phí theo hợp đồng tuyển dụng lao động 30 triệu đồng/01 lao động đi lao động ở nước ngoài. Thời hạn cho vay tối đa: Bằng thời gian lao động ở nước ngoài

* Cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định 63/2012/QĐ- TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng vay vốn: Người lao động bị thu hồi đất bao gồm:

Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nơng nghiệp thu hồi.

Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở.

Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được vay vốn theo các chương trình sau: Cho vay đi làm việc có hợp đồng ở nước ngồi; Hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, trung cấp, cao đẳng; Cho vay theo chính sách tín dụng HSSV có hồn cảnh khó khăn.

Phương thức cho vay: Uỷ thác qua tổ chức Hội. Mức cho vay tối đa: Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện vay vốn theo chương

trình nào thì thực hiện theo hướng dẫn của chương trình đó. * Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Đối tượng được vay vốn: các hộ gia đình ở nơng thơn (kể cả hộ nghèo và hộ không nghèo).

Phương thức cho vay: Uỷ thác qua các tổ chức Hội. Mức cho vay tối đa: 20.000.000 đồng/cơng trình.

* Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn

Đối tượng được vay vốn: các hộ không thuộc diện hộ nghèo thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại các xã thuộc vùng khó khăn theo danh mục trong Quyết định 30/2007/TTg ngày 5/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Phương thức cho vay: Mức tối đa là 100 triệu đồng cho vay theo phương thức ủy thác; Hộ vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng: NHCSXH trực tiếp cho vay và hộ vay phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Mức cho vay tối đa: Đến 100 triệu đồng.

Mức cho vay từ trên 30- 100 triệu đồng do Giám đốc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh phê duyệt. Mức dư nợ của loại cho vay này không được vượt quá 3% dư nợ cho vay Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó.

* Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

Đối tượng vay vốn: Thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn.

Phương thức cho vay: Đối với thương nhân là cá nhân, thực hiện phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức Hội; đối với thương nhân là tổ chức kinh tế, thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện.

Mức cho vay: Đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế theo quy định của cơ quan thuế: Mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng. Đối với thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật: mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế: mức cho vay tối đa 500

triệu đồng.

* Cho vay Hộ nghèo về nhà ở

Đối tượng vay vốn: Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Mức cho vay tối đa: 100 triệu đồng/hộ.

* Cho vay Hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo

Đối tượng vay vốn: Hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống tại xã khu vực III, thôn bản đặc biệt khó khăn. Mức cho vay tối đa: 100 triệu đồng/hộ.

* Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi

Đối tượng vay vốn: Hộ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo và hộ người kinh nghèo đang sống tại các xã khó khăn (khu vực II và III). Mức cho vay tối đa: Đối với trồng rừng 15 triệu đồng/ ha; chăn nuôi 50 triệu đồng/hộ

Một phần của tài liệu Ủy thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)