Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận tân bình (Trang 40 - 42)

1.3 Kinh nghiệm đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất (đăng ký bất động

1.3.4 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái lan là một nƣớc theo nền quân chủ lập hiến. Đứng đầu là vua, có chính phủ Hồng Gia và Nghị viện. Đất nƣớc Thái Lan đƣợc chia thành 76 tỉnh và 794 huyện. Mỗi tỉnh đƣợc chỉ định một Tỉnh trƣởng (Thống đốc). Thái lan lấy ngày 5 tháng 12 hàng năm (ngày sinh của vua Bhumibol Adulyade) làm ngày Quốc Khánh.

Đất đai ở Thái Lan đƣợc chia làm 04 loại chính: + Đất rừng;

+ Đất đai Nhà nƣớc hay Bất động sản của Chính phủ; + Đất của Cơ quan hành chính và các xí nghiệp Nhà nƣớc; + Đất cơng cộng.

Chức năng và nhiệm vụ của cục Quản lý đất đai Thái Lan.

Cục quản lý đất đai Thái Lan trực thuộc Bộ Nội vụ Thái Lan có các chức năng và nhiệm vụ sau:

+ Thực hiện đăng ký bất động sản kể cả việc chia nhỏ; + Cấp Giấy chứng nhận;

+ Đo đạc, kiểm tra và bảo vệ đất đai của Nhà nƣớc;\

+ Thanh tra, giám sát cấp giấy phép đất làm thƣơng mại, chia đất và khu chung cƣ;

+ Xây dựng các điểm khống chế để lập bản đồ địa chính bằng ảnh và bản đồ đo mặt đất sử dụng cho việc cấp giấy sở hữu đất.

+ Định giá đất và nhà ở để thu lệ phí, thuế và thu hồi đất cho Nhà nƣớc; + Giao đất làm kế sống cho ngƣời dân;

+ Làm thƣ ký trong Ủy ban Giao đất quốc gia; + Cấp giấy phép đo đạc và lập Văn phòng đo đạc;

+ Thực hiện các chức năng khác theo quy định của Bộ Luật đất đai, các luật có liên quan khác cũng nhƣ các chính sách và quyết định của Chính phủ.

Cục quản lý đất đai Thái Lan có các Văn phịng đất đai cấp tỉnh và chi nhánh của nó ở 75 tỉnh và một Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện và chi nhánh của nó là 794 huyện. Trụ sở chính của Cục quản lý đất đai đóng tại Bangkok. Cục quản lý đất đai có 12423 cán bộ khơng thể công nhận hợp đồng theo mùa vụ.

Việc quản lý đất đai của Cục quản lý đất đai Thái Lan chia thành 02 khu vực: trung ƣơng và địa phƣơng. Ở trung ƣơng có 25 bộ phận kể cả Văn phòng đăng ký đất đai ở Bangkok và 15 chi nhánh của nó. Quản lý đất đai ở địa phƣơng bao gồm 75 Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh và 223 Văn phòng chi nhánh cấp tỉnh; 794 Văn phòng Đất đai cấp huyện và 81 Văn phịng chi nhánh cấp huyện.

Năm 1984 Chính phủ Thái Lan bắt đầu thực hiện chƣơng trình cấp Giấy chứng nhận đất đai cho nhân dân. Mục tiêu của chƣơng trình là thực hiện việc cấp giấy sở hữu đất cho 13 triệu thửa đất chƣa có giấy chứng nhận trong vịng 20 năm chia làm 4 giai đoạn. Năm 1985 Chính phủ Thái Lan đã thực hiện đƣợc chƣơng trình với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB) và Cơ quan viện trợ phát triển Ôtrâylia (AuAID).

Trong thời gian từ 1984-2004 ở Thái Lan, ngoài việc đo đạc, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận cá biệt cho ngƣời sử dụng đất, đã tiến hành thực hiện các dự án cấp giấy chứng nhận đất đai và đổi giấy chứng nhận theo hệ tọa độ thống nhất trên toàn quốc. Giấy chứng nhận sở hữu đất cấp theo từng thửa đất. Giấy chứng nhận có 02 bản giống nhau, 01 bản giao cho chủ sở hữu, còn 01 bản lƣu giữ ở Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh hoặc chi nhánh của nó. Giấy chứng nhận đất đai do giám đốc Trung tâm xác minh đất đai thuộc Phòng tƣ liệu ký. Sau khi chƣơng trình kết thúc dự kiến sẽ cấp đƣợc 80% số thửa đất. Việc cấp giấy chứng nhận cho các thửa còn lại, chia gộp thửa sẽ đƣợc giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh đảm nhiệm.

Hệ thống đăng ký đất đai ở Thái Lan dựa trên nguyên lý chi phí ít, thuận tiện và nhanh chóng. Đăng ký đất đai đƣợc thực hiện theo qui định của một số điều Luật mô tả trong Bộ Luật đất đai. Nếu các điều luật hoặc hợp đồng không qui định cần phải đăng ký thì các Văn phịng đăng ký đất đai khơng phải đăng ký.

Giấy chứng nhận về đất đai ở Thái Lan có tƣơng đối nhiều loại (08 loại), mỗi loại cấp cho từng loại đất khác nhau. Hiện nay, cục Quản lý đất đai Thái Lan đang tiến hành chuyển đổi một số loại giấy chứng nhận sang giấy chứng nhận sở hữu đất (NS4). Văn phòng đất đai đƣợc tổ chức ở tất cả các nơi, rất tiện cho ngƣời muốn đăng ký các giao dịch về đất. Việc tổ chức các văn phòng đăng ký đất đai chủ yếu phục vụ cho đăng ký, thu thuế và thu lệ phí, nơi nào có nhiều cuộc giao dịch về đất thì mở thêm các chi nhánh. Đăng ký giao dịch về đất đai là bắt buộc. Tất cả các loại thuế về đất đều đƣợc Văn phòng đất đai tiếp thu về Cục quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận tân bình (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)