Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các

trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 2.5.1.

Ưu điểm

- Đƣợc sự quan tâm, phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị tại địa phƣơng và sự ủng hộ về vật chất, nguồn lực con ngƣời,

cơ chế phối hợp thuận lợi với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn nơi trƣờng đóng là một lợi thế để các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao nhờ vậy mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trƣờng cũng đƣợc thực hiện.

- Cơ chế quản lý giáo dục các cấp trƣờng tiểu học hiện đang đƣợc sự quản lý trực tiếp của Phòng giáo dục và đào tạo trong các hoạt động về chuyên môn mà công tác chủ nhiệm lớp cũng là một trong các nội dung quản lí, giám sát của Phịng giáo dục với các nhà trƣờng. Chính vì thế, cơ chế phối hợp tổ chức thuận lợi là điều kiện giúp hiệu trƣởng thực hiện thành công công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trƣờng.

- Hoạt động dạy học của các trƣờng tiểu học luôn nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phƣơng, Hội cha mẹ học sinh và sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và các cơ quan ban ngành trong tỉnh.

- Phần lớn các giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng đều có năng lực và trình độ chun mơn vững, tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có tuổi đời trẻ, năng động, nhiệt tình với cơng việc. Hầu hết các đồng chí giáo viên chủ nhiệm nhà trên địa bàn thành phố nên cũng thuận lợi cho việc quản lý học sinh của lớp mình.

- Các tổ chun mơn cơ bản đã phát huy đƣợc thế mạnh của đội ngũ, tập trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới phƣơng pháp giáo dục đổi mới trong kiểm tra đánh giá.

- Bên cạnh đó, hầu hết các học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập và tu dƣỡng đạo đức, xác định đúng đắn động cơ học tập, có sự cố gắng phấn đấu vƣơn lên trong học tập.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các nhà trƣờng tiểu học tƣơng đối đầy đủ, đáp ứng về cơ bản việc thực hiện hoạt động dạy và học, phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp.

2.5.2. Hạn chế

- Trong quá trình phát triển thành phố Quy Nhơn, các nhà trƣờng tiểu học đã có sự chuyển đổi mơ hình, đội ngũ cán bộ giáo viên dần đƣợc bổ sung về số lƣợng nhƣng trình độ khơng đƣợc đồng đều, chất lƣợng chƣa ổn định.

- Hiệu trƣởng một số đơn vị chƣa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện chuyên môn tại đơn vị và chƣa tổ chức thƣờng xuyên các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm.

- Năng lực của giáo viên chủ nhiệm chƣa đồng đều, một số giáo viên lớn tuổi, chƣa thực hiện tốt việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, thiếu sự linh hoạt trong việc tổ chức tiết dạy theo hƣớng phát huy tính tích cực của học sinh.

- Việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm cịn mang tính chất đối phó, chƣa cụ thể.

- Vấn đề tổ chức bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp cho các giáo viên chủ nhiệm còn bị hạn chế.

- Trong công tác phối hợp với các lực lƣợng trong và ngồi nhà trƣờng chƣa đƣợc sát sao và cịn nhiều bất cập.

2.5.3. Nguyên nhân

- Trong các nhà trƣờng tiểu học ở thành phố Quy Nhơn, có rất nhiều đội ngũ giáo viên từ trƣờng khác chuyển sang, có những giáo viên đƣợc thuyên chuyển về theo nhu cầu hợp lý hóa gia đình, giáo viên mới ra trƣờng đƣợc phân cơng về trƣờng… Nhiều trƣờng, tập thể sƣ phạm chƣa có tiếng nói chung, các mối quan hệ đồng nghiệp rời rạc. Nề nếp chun mơn chƣa đƣợc duy trì đều đặn, thƣờng xuyên, việc tự học tự bồi dƣỡng cịn mang tính hình thức. Một số giáo viên mới ra trƣờng chƣa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng

làm công tác giáo viên chủ nhiệm nên trong công tác thực tế ở trƣờng nhiều thầy cơ cịn lúng túng.

đƣợc lồng ghép vào kế hoạch năm học và kế hoạch công tác chủ nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm cũng đƣợc xây dựng nhƣng kế hoạch tổ chức các hoạt động cụ thể thƣờng không cụ thể, chi tiết.

- Nhà trƣờng đã tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhƣng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc bồi dƣỡng còn nhiều hạn chế về thời lƣợng, nội dung và phƣơng pháp, cách thức tổ chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

- Hiệu trƣởng đã tổ chức kiểm tra, nắm tình hình cơng tác chủ nhiệm, nhƣng việc kiểm tra trực tiếp các hoạt động thực tế chƣa thƣờng xuyên, chủ yếu kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của giáo viên chủ nhiệm và các thành phần khác trong trƣờng. Ngồi ra, có nhiều giáo viên chủ nhiệm chƣa đầu tƣ nhiều vào hồ sơ dẫn đến hồ sơ sổ sách cịn mang tính đối phó, hồ sơ hoạt động ngồi giờ lên lớp một vài đồng chí chƣa điền ngày soạn, ngày giảng.

- Một số bộ phận phụ huynh học sinh còn thiếu quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em. Đặc biệt, trong thời gian qua, do tình hình dịch bệnh Covid-19 dẫn đến giáo viên cũng nhƣ học sinh không đƣợc đến học trực tiếp tại trƣờng mà phải học online ở nhà. Điều đó khiến cho nhà trƣờng cũng nhƣ giáo viên rất bị động, họ phải cố gắng thích nghi nhanh với những biến đổi đó. Chính vì thế, các giáo viên chủ nhiệm khơng có cơ hội đƣợc gặp trực tiếp học sinh nên sẽ không nắm đƣợc các thông tin cũng nhƣ tâm lý của mỗi học sinh mà khi muốn biết thì phải qua sự chia sẻ của cha mẹ học sinh thơng

tin. Điều đó cho thấy sự phối hợp với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng thiếu chặt chẽ nên sẽ ảnh hƣởng đến cơng tác quản lý và giáo dục cho học sinh vì thế việc lập kế hoạch vẫn cịn tính chất đối phó.

Tiểu kết chƣơng 2

Căn cứ vào nghiên cứu các cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng tiểu học. Trong chƣơng 2 của luận văn đã cho thấy các nội dung và kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tác giả đã tiến hành khảo sát tình hình thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, thực trạng chất lƣợng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm và quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm tại một số trƣờng tiểu học ở thành phố Quy Nhơn. Qua đó, đã đánh giá thực trạng, các yếu tố chủ quan và khách quan về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các trƣờng tiểu học tại thành phố Quy Nhơn. Nội dung nghiên cứu này chính là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để đề xuất ra các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên chủ nhiệm trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm để đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC

CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w