Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng công tác CNL ở một số trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Khảo sát thực trạng quản lý công tác CNL ở các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

- 50 GVCN, 30 CBQL của 15 trƣờng tiểu học của các trƣờng: Nhơn Bình 1, Đống Đa, Trần Quốc Toản, Hồng Quốc Việt, Trần Quốc Tuấn, Trần Hƣng Đạo, Hải Cảng, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Phú, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Quang Trung, Nhơn Lý trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Thời gian khảo sát: 12/2021.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu điều tra, khảo sát online và phỏng vấn dành cho 2 đối tƣợng CBQL và GVCN một số trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

phịng GD&ĐT và một số trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu

Mục đích này nhằm xử lý, phân tích các dữ liệu đƣợc thu thập từ phiếu khảo sát và tính tỷ lệ phần trăm rồi đƣa ra các nhận xét, đánh giá. Sau khi thống kê kết quả từ các phiếu điều tra, tác giả thu thập thông tin bảng khảo sát và sử dụng phần mềm Excel để thực hiện phân tích và xử lý dữ liệu cũng nhƣ xác định mức độ từ các phiếu thu đƣợc. Đề tài tiến hành tổng hợp và xử lý thống kê dữ liệu từ các phiếu khảo sát thu về qua sự hỗ trợ từ phần mềm Excel (biểu đồ).

Quy ƣớc: Về nhóm có 3 mức độ

Rất khả thi/rất cần thiết/thƣờng xuyên/nhiều/tốt. Khả thi/cần thiết/thỉnh thoảng/ít/bình thƣờng.

Khơng khả thi/khơng cần thiết/khơng thực hiện/khơng/chƣa tốt.

2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục vàđào tạo ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đào tạo ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Quy Nhơn là một thành phố lớn ven biển vùng Duyên hải Nam Trung

Bộ

Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và

du lịch của tỉnh Bình Định. Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về

cảnh quan địa lý, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm cơng nghiệp, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.

Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khơ từ tháng 3-9, mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 280C. Ngoài ra, Quy Nhơn đƣợc biết đến nhƣ một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: về tài ngun đất có bán đảo Phƣơng Mai với diện tích 100km2, đầm Thị

Nại 50km2 (trong đó: Quy Nhơn 30km2, huyện Tuy Phƣớc 20km2), có trên 30.000ha rừng. Khống sản quặng Titan thuộc xã Nhơn Lý), đá Granit thuộc phƣờng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, có ngƣ trƣờng rộng, đa lồi và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào. Nguồn nƣớc ngầm với trữ lƣợng khá lớn dọc theo lƣu vực sông Hà Thanh và bán đảo Phƣơng Mai bảo đảm cung cấp nƣớc sạch cho thành phố.

2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngƣ nghiệp trong GDP. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2014 đạt: 5,5% - 47,6% - 46,9%. Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 918,4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 608 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2018 là 6.052 USD/ngƣời.

Theo quyết định 1672/QĐ-TTg 2018 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phát triển của thành phố là phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, là trung tâm vùng duyên hải miền Trung. Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia theo định hƣớng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển tạo sức lan toả đến hệ thống đơ thị tồn tỉnh Bình Định và vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, cịn rất nhiều việc phải làm. Vì vậy, chính quyền và nhân dân cần có sự chung tay góp sức xây dựng vì mục tiêu chung.

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục và đào đào tạo ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

- Quy mơ phát triển trƣờng lớp: Hiện nay, ngành giáo dục thành phố hiện có 25 trƣờng tiểu học, 02 trƣờng TH&THCS, 01 trƣờng 03 cấp học là trƣờng Ischool (trong đó có 15 trƣờng đạt chuẩn quốc gia và 10 trƣờng đƣợc công nhận kiểm định chất lƣợng giáo dục), tổ chức giảng dạy học tập tại 44 điểm trƣờng với 24.766 HS ở 677 lớp; đã huy động 100% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1; Tổ chức học 2 buổi/ngày ở 28 trƣờng với 425 lớp (62,8%) và

14.955 học sinh (60,4%), trong đó có 7.922 HS học bán trú ở 23 trƣờng (82,1%) trên số học sinh học 2 buổi/ngày. Các trƣờng tiểu học tổ chức dạy tiếng Anh cho tất cả 14.630 HS từ lớp 3 đến lớp 5 (100%), dạy môn Tin học cho 11.280 HS từ lớp 3 đến lớp 5 (82,7%). Ngồi ra có 27/28 trƣờng tổ chức dạy tự chọn tiếng Anh cho HS 137 lớp 1 với số HS 4812 (97,2%), dạy làm quen tiếng Anh lớp 2 với 4920 HS (94,93%) [26].

- Chất lƣợng đào tạo: Ngành giáo dục đã tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lý HS; tiếp tục thực hiện mơ hình trƣờng tiểu học mới; đổi mới đồng bộ phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp học và kiểm tra, đánh giá theo hƣớng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh; tăng cƣờng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn; duy trì, củng cố và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, thực hiện công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục đảm bảo chất lƣợng trƣờng đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lƣợng; nâng cao chất lƣợng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú; tổ chức các chuyên đề về an tồn giao thơng ở tất cả các trƣờng. Các trƣờng chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hƣớng phát triển năng lực HS thông qua việc tăng cƣờng các hoạt động vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng, thời gian và điều kiện dạy học của địa phƣơng.

- Đội ngũ cán bộ quản lý: Phòng GD&ĐT đã triển khai thực hiện các quy định của Bộ GD&ĐT về chuẩn nghề nghiệp và chuẩn hiệu trƣởng, cử đối tƣợng tham dự các đợt bồi dƣỡng CBQL và giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong tình hình mới.

danh, vị trí việc làm viên chức ngành GD; động viên CBQL và GV tham dự các lớp bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; triển khai các nội dung liên quan đến điều kiện, nội dung, hình thức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Chỉ đạo các cơ sở GD xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho đội ngũ nhà giáo, khuyến khích sự sáng tạo và đề cao trách nhiệm của giáo viên và cán bộ QLGD. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý theo hƣớng tăng cƣờng phân cấp, thực hiện quyền tự chủ của nhà trƣờng trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Kịp thời tham mƣu Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn trong công tác bổ nhiệm CBQL đảm bảo cho hoạt động ở các đơn vị; kiểm tra công tác quản lý tài chính, QL điều hành, chấp hành kỷ luật cơng vụ tại một số đơn vị trƣờng học. Về chất lƣợng đội ngũ tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn 93,74% [26].

2.3. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng tiểu học trên địabàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trị của giáo viên chủ nhiệm trong cơng tác chủ nhiệm lớp

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL và GVCN ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, đề tài đã tiến hành khảo sát 30 CBQL và 50 GVCN tại các trƣờng tiểu học và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Kết quả khảo sát ở 30 CBQL và 50 GVCN cho thấy, GVCN ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có sự đánh giá đúng vai trị của ngƣời GVCN lớp trong quá trình quản lý HS. Hầu hết các CBQL các trƣờng tiểu học đều đánh giá vai trò của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp là quan trọng với 96,7% ý kiến, chỉ với 3,3% ý kiến cho rằng ít quan trọng; cịn theo ý kiến của GVCN cũng chiếm 94% cho rằng vai trò của họ là quan trọng, chỉ có 6% cho rằng ít quan trọng và khơng có ý kiến nào của CBQL cũng nhƣ GVCN ở mức không quan trọng.

Từ những số liệu trên cho thấy, công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng trong các trƣờng tiểu học và giáo viên chủ nhiệm cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng, đó là tấm gƣơng phản chiếu tới HS, là hình mẫu cho HS làm theo. Đội ngũ GVCN không những là cầu nối giữa nhà trƣờng và phụ huynh học sinh trong các hoạt động mà mọi kế hoạch của nhà trƣờng đƣợc thực hiện tốt hay không cũng từ việc triển khai của ngƣời giáo viên chủ nhiệm tới HS và phụ huynh. GVCN lớp là ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trƣởng đối với lớp và các thành viên trong lớp; là ngƣời vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các HS; họ cũng phải biết phối hợp với các GVBM, chỉ huy quản lý HS trong lớp học tập, lao động, công tác và là ngƣời phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trƣờng nhƣ là Đội thiếu niên, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học, giáo dục HS trong lớp phụ trách.

Nhƣng trên thực tế, GVCN vừa đóng vai trị quản lý hành chính Nhà nƣớc, vừa đóng vai trị ngƣời thầy giáo, đồng thời cịn đóng vai trị ngƣời đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. GVCN cũng là ngƣời chủ chốt của nhà trƣờng làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS lớp mình chủ nhiệm. Nhƣng vẫn có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ GVCN lớp chƣa tƣơng xứng với tầm quan trọng của chức vụ này, chƣa đúng với các văn bản luật cũng nhƣ các văn bản quản lý giáo dục quy định và thậm chí có

cả những phƣơng pháp giáo dục lỗi thời. Đơi khi vẫn cịn tồn tại việc GVCN lớp nóng nảy, thơ bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng đối với học sinh và cũng có những GVCN lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã đƣợc giao.

Nhƣ vậy, kết quả khảo sát đã cho thấy, nhận thức hầu hết của CBQL, GVCN là có sự tƣơng đồng với nhau, đều thấy rõ đƣợc vai trị của GVCN trong cơng tác chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục của nhà trƣờng. Về chất lƣợng đội ngũ của các trƣờng tiểu học ở thành phố Quy Nhơn thì tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn 93,74%.

2.3.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng cơng tác chủ nhiệm ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tác giả đã tiến hành khảo sát 30 CBQL và 50 GVCN tại các trƣờng tiểu học và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp

TT Nội dung

1 Tìm hiểu thơng tin cơ bản của học sinh

2 Lập kế hoạch năm học

3 Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp và xây

dựng tập thể học sinh lớp tự quản

4 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt

động giáo dục cho học sinh

5 Phối hợp với các lực lƣợng giáo dục

trong và ngoài nhà trƣờng

6 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục

Nhìn vào kết quả khảo sát ở bảng 2.1 ta thấy, mức đánh giá tỷ lệ % giữa CBQL và GVCN ở các nội dung trong công tác chủ nhiệm lớp đƣợc đánh giá khác nhau nhƣng tỉ lệ không chênh nhau nhiều:

Nội dung “Tìm hiểu thơng tin cơ bản của học sinh” đƣợc các CBQL đánh giá ở mức cao nhất là tốt với 63,3%, mức bình thƣờng là 26,7% và vẫn cịn một số CBQL cho rằng chƣa tốt chiếm 10%; đối với đội ngũ GVCN thì cũng đánh giá cao ở mức tốt với 90% ý kiến, mức bình thƣờng là 10% và khơng có ý kiến nào đánh giá ở mức chƣa tốt. Điều đó cho thấy, GVCN lớp ở trƣờng tiểu học phải là ngƣời nắm vững đối tƣợng học sinh của lớp mình phụ trách. GVCN phải nghiên cứu trích yếu lý lịch học sinh, hồn cảnh của từng em, đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn nơi học sinh đó cƣ trú và đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh xem có những điểm nổi bật về tính cách nhƣ thế nào, có năng khiếu gì và có những hạn chế gì… Trên thực tế, việc tìm hiểu học sinh và lớp chủ nhiệm cũng hết sức đa dạng, GVCN sử dụng phƣơng pháp trị chuyện hoặc phiếu khai những thơng tin cơ bản về gia đình học sinh. Việc làm thế nào để hiểu đầy đủ, chính xác về học sinh và các yếu tố ảnh hƣởng đến học tập và phát triển nhân cách học sinh cũng đang còn là vấn đề cần đƣợc nâng cao năng lực cho GVCN.

Nội dung “Lập kế hoạch năm học”, theo ý kiến của đội ngũ CBQL đánh giá cao nhất ở mức độ tốt với 83,3%, mức độ bình thƣờng là 10% và mức chƣa tốt 6,7%; đội ngũ GVCN cũng đánh giá cao ở mức 78% và mức bình thƣờng là 22%, khơng có đánh giá nào ở mức chƣa tốt. Việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trƣờng tiểu học đã thực hiện tốt theo đánh giá của CBQL và GVCN. Nhƣng trên thực tế, GVCN còn xây dựng kế hoạch năm học vẫn cịn mang tính hình thức, hoặc duy ý chí, chƣa theo quy trình khoa học, có tính đến các yếu tố mục tiêu, điều kiện… nên tính khả thi và hiệu quả cịn hạn chế. Do đó, theo nhu cầu từ thực tế của GVCN, GVBM và các nhà quản lý giáo dục là cần trang bị năng lực, kĩ năng xây dựng các loại kế hoạch cho GVCN.

Tiếp theo đó là nội dung “tổ chức đội ngũ cán bộ lớp và xây dựng tập thể học sinh lớp tự quản”: Với nội dung này, cả đội ngũ CBQL và GVCN đều đánh giá cao ở mức tốt với 90% của CBQL và 76% ý kiến của GVCN, mức bình thƣờng đƣợc đánh giá là 10% của CBQL và 24% của GVCN, cả 2 đội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w