8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ con ngƣời: giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội.
Quản lý GD chính là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có ý thức của chủ thể lên đối tƣợng QL theo những quy luật khách quan nhằm đƣa những hoạt động sƣ phạm của hệ thống GD đạt tới những kết quả mong
muốn. QLGD là một dạng QL chuyên biệt, thông qua đó chủ thể QL tác động vào khách thể QL nhằm thực hiện một mục tiêu QLGD nhất định.
1.2.5. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học
Bộ máy QL trong trƣờng tiểu học gồm: Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng và các đoàn thể. Hiệu trƣởng chính là ngƣời phụ trách cao nhất, đại diện thay mặt cho nhà trƣờng, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, nhân dân và cơ quan QL cấp trên trực tiếp mọi hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng.
Việc QL con ngƣời trong tập thể học sinh trong nhà trƣờng không chỉ có GVCN lớp mà còn có các lực lƣợng khác trong nhà trƣờng nhƣ: Ban giám hiệu, Đoàn TNCS HCM, GV bộ môn… nhƣng GVCN lớp lại là ngƣời chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của tập thể lớp và mọi hành vi của mỗi HS trong lớp mình phụ trách. Quản lý tốt HS thì điều đó có nghĩa là ngƣời GVCN lớp phải có những biện pháp tích cực nhất, phù hợp nhất để tác động đến tƣ tƣởng của mỗi HS trong lớp. Có thể gián tiếp thông qua đội ngũ cán sự lớp và mọi hoạt động của tập thể, có thể trực tiếp giữa GVCN lớp và mỗi thành viên trong tập thể nhằm hình thành ở HS những hành vi đạo đức tốt.
Tóm lại, quản lý công tác chủ nhiệm lớp chính là quá trình tổ chức hoạt động có mục đích, theo kế hoạch của lãnh đạo nhà trƣờng và ban lãnh đạo sẽ chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện tổ chức các nội dung nhiệm vụ giáo dục và quản lý các hoạt động giáo dục của GVCN.
1.3. Công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng tiểu học
1.3.1. Mục tiêu của công tác chủ nhiệm lớp
Mục tiêu của công tác CNL là xây dựng tập thể học sinh thành môi trƣờng giáo dục và phát triển toàn diện: Khỏe mạnh về thể lực và tinh thần; sống lành mạnh và tự tin; yêu sự học suốt đời; đƣợc trang bị đầy đủ kỹ năng, phƣơng pháp và ý chí làm chủ tri thức mới; trân trọng các giá trị truyền thống và đón nhận các giá trị thời đại.
1.3.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
1.3.2.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời đại diện, thay mặt hiệu trƣởng, hội đồng nhà trƣờng và CMHS QL và chịu trách nhiệm về chất lƣợng GD toàn diện HS lớp mình chủ nhiệm, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trƣơng, kế hoạch của nhà trƣờng tới lớp. GVCN sẽ có trách nhiệm truyền đạt tới HS của lớp mình tất cả những yêu cầu, kế hoạch GD của nhà trƣờng tới tập thể và từng HS của lớp chủ nhiệm. Ngoài ra, GVCN phải có khả năng xây dựng những chủ trƣơng, kế hoạch đào tạo của nhà trƣờng thành chƣơng trình hành động của tập thể và của mỗi HS. Mỗi GVCN còn là một thành viên tham mƣu của hiệu trƣởng, có trách nhiệm phản ánh đầy đủ các thông tin về lớp chủ nhiệm cũng nhƣ từng thành viên trong tập thể lớp, đề xuất các giải pháp giáo dục HS, giúp cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trƣờng đƣa ra các định hƣớng, giải pháp quản lý, giáo dục HS sao cho đạt đƣợc hiệu quả nhất.
Đối với HS, GVCN là ngƣời gần gũi nhất, ngƣời lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động trong phạm vi lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm còn là ngƣời tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của từng HS của lớp phản ảnh với hiệu trƣởng, với các tổ chức trong nhà trƣờng và với các GVBM. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt HS của lớp với tƣ cách là đại diện cho lớp. Vì vậy, GVCN sẽ là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trong nhà trƣờng, giữa giáo viên bộ môn với tập thể HS của lớp chủ nhiệm.
Ngoài ra, GVCN cũng là ngƣời cố vấn cho công tác đội ở lớp chủ nhiệm, giữ vai trò là ngƣời cố vấn cho ban chỉ huy chi đội của lớp chủ nhiệm. GVCN có thể tƣ vấn cho đội ngũ này về lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của từng tổ chức, đồng thời kết hợp với các hoạt động giáo dục trong kế hoạch của lớp sẽ đem lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, việc quan hệ với các lực lƣợng giáo dục khác trong và ngoài nhà trƣờng thì GVCN là nhân vật quan trọng không thể thiếu để hình thành, phát triển nhân cách HS và là cầu nối giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội. GVCN vừa đƣa những định hƣớng, mục tiêu phát triển, giáo dục HS vừa phải tổ chức phối hợp với các lực lƣợng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, mục tiêu của nhà trƣờng và làm sao để giáo dục học sinh đƣợc hiệu quả. Họ cũng là ngƣời triển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng đến với gia đình, cha mẹ học sinh, đồng thời cũng là ngƣời tiếp cận các thông tin phản hồi từ học sinh, gia đình HS, các dƣ luận xã hội về HS trở lại với nhà trƣờng để giúp lãnh đạo nhà trƣờng có giải pháp quản lý, phối hợp hiệu quả, đồng thời tạo lập mối liên hệ thông tin đa chiều giữa nhà trƣờng - gia đình học sinh - xã hội.
1.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
- Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp: Giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng quản lý (ngƣời quản lý có chức năng tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu) khi là đại diện cho hiệu trƣởng, Hội đồng nhà trƣờng thực hiện các chủ trƣơng, kế hoạch chung của trƣờng, nhƣng là ngƣời lãnh đạo (ngƣời lãnh
đạo có chức năng định hƣớng ra đƣờng hƣớng, chiến lƣợc và phƣơng pháp hoạt động, đồng thời tác động, ảnh hƣởng, động viên ngƣời bị lãnh đạo thực hiện mục đích chung) khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triển của HS trong lớp chủ nhiệm với tƣ cách là ngƣời đứng đầu và phụ trách lớp, với mong muốn đƣa tập thể lớp phát triển, vững mạnh hơn.
Nhƣ vậy, chức năng của GVCN lớp là lãnh đạo tổ chức, quản lý, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo dục của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển và môi trƣờng học tập thân thiện [7].
- Nhiệm vụ của GVCN lớp đƣợc quy định trong Thông tƣ 28/2020 về Điều lệ trƣờng tiểu học:
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một giáo viên:
+ Thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch GD của nhà trƣờng. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch GD; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhƣ: nội dung, phƣơng pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá HS và chất lƣợng, hiệu quả GD từng HS của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chƣơng trình GD, phù hợp với đối tƣợng HS và điều kiện cụ thể của nhà trƣờng.
+ Tham gia xây dựng kế hoạch GD của tổ chuyên môn và nhà trƣờng; thƣờng xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá HS theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ HS và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gƣơng mẫu trƣớc HS; thƣơng yêu, đối xử công bằng và tôn trọng HS; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của HS.
+ Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV; tự học, tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trƣờng thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
+ Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trƣờng trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.
+ Tham gia kiểm định chất lƣợng giáo dục.
+ Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phƣơng.
+ Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình HS, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
+ Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trƣờng khi đƣợc hiệu trƣởng phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trƣởng.
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ giáo viên, giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Chủ động nắm bắt thông tin từng HS của lớp đƣợc phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS.
+ Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và đƣợc hiệu trƣởng phê duyệt.
+ Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc ngƣời giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của HS lớp mình chủ nhiệm. Tổng hợp nhận xét, đánh giá HS cuối kỳ I và cuối năm học, đồng thời hƣớng dẫn HS bình bầu và đề nghị khen thƣởng. Lập danh sách HS đề nghị ở lại lớp. Hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.
+ Báo cáo thƣờng kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trƣởng. - Yêu cầu năng lực đối với GVCN lớp đƣợc quy định theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên [9]:
+ Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo. Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. + Thực hiện xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đƣờng.
+ Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội trong dạy học, GD đạo đức, lối sống cho HS.
+ Sử dụng đƣợc ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
1.3.3. Nội dung công tác chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện rất nhiều công việc, đó là công việc bận rộn, vừa khó, vừa đơn giản và mất nhiều thời gian, sức lực của giáo viên. Tùy theo quan niệm từng ngƣời và trách nhiệm và sự tâm huyết nghề nghiệp mà những ngƣời GVCN sẽ thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Ngoài nhiệm vụ giáo viên [12], công tác chủ nhiệm sẽ đƣợc thực hiện theo các nội dung:
1.3.3.1. Tìm hiểu thông tin cơ bản của học sinh
Khi nhận lớp chủ nhiệm, GVCN sẽ cần phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm HS về các mặt học lực, đạo đức, sức khỏe, tâm sinh lý HS… dự báo và diễn biến trong quá trình học tập, rèn luyện của HS, đặc biệt quan tâm đến những HS là con thƣơng binh, học sinh nghèo vƣợt khó, những trẻ có khuyết tật… Nội dung mà GVCN cần phải tìm hiểu là:
- Họ và tên HS, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo, địa chỉ, hộ khẩu thƣờng trú. giáo, địa chỉ, hộ khẩu thƣờng trú.
- Họ tên, nghề nghiệp và địa chỉ của cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ (nếu có).
- Kết quả học lực và hạnh kiểm năm học trƣớc, năng khiếu đặc biệt: văn nghệ, báo chí, thể thao, văn, toán, ngoại ngữ…
- Tình trạng sức khỏe: có bệnh mãn tính, truyền nhiễm không…
Giáo viên chủ nhiệm khi nắm đƣợc cụ thể các thông tin chi tiết của học sinh, đặc biệt là tâm sinh lý của HS thì GVCN sẽ có các giải pháp cụ thể cho từng HS và sẽ giải quyết và sẽ có những tác động kịp thời tới những HS đó.
1.3.3.2. Lập kế hoạch năm học
Căn cứ kế hoạch, chỉ tiêu năm học của nhà trƣờng, GVCN hƣớng dẫn lớp xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu phấn đấu cho từng tháng, từng học kỳ, toàn năm học của lớp, cùng nhau bàn bạc biện pháp thực hiện. Đó là chƣơng trình hoạt động của GVCN đƣợc xây dựng một cách có hệ thống về những công việc dự định làm gì trong một năm học với cách thức và trình tự làm nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch đƣợc xây dựng theo các nội dung hoạt động giáo dục, văn nghệ, lao động… đƣợc xây dựng theo tuần, tháng, học kỳ và theo năm học.
Xây dựng kế hoạch nhằm để đảm bảo cho các hoạt động GD diễn ra đúng theo mục tiêu ban đầu, để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất. Lập kế hoạch cũng giúp cho GVCN và HS luôn có hƣớng phấn đấu và có các chƣơng trình hoạt động đƣợc thực hiện thống nhất, nhằm làm giảm bớt những áp lực cho HS và GVCN. Bản kế hoạch sẽ là công cụ cho việc kiểm tra, đánh giá các kết quả đã làm đƣợc và từ đó GVCN có thể rút ra những kinh nghiệm và có đƣợc sự hƣớng dẫn của hiệu trƣởng và các đồng nghiệp và đoàn thể khác.
1.3.3.3. Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp và xây dựng tập thể học sinh lớp tự quản
Để xây dựng một đội ngũ tự quản của lớp mình chủ nhiệm, GVCN sẽ chọn ra những thành viên tích cực - đó là cánh tay phải đắc lực trong công tác quản lý lớp, đó là việc tổ chức và lãnh đạo tập thể. GVCN sẽ xây dựng theo hƣớng tự quản, tích cực động viên phát huy các năng lực, vai trò của HS trong việc tƣ vấn, hƣớng dẫn, khích lệ cho HS lựa chọn, bầu ra những thành viên tích cực, năng động. Từ đó GVCN giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội ngũ cán bộ lớp và hƣớng dẫn chi tiết cách thực hiện những nhiệm vụ đó nhƣ thế nào cho đúng và cho dễ dàng khi thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ lớp. Nội dung để hình thành tổ chức lớp là:
- Dự kiến và tiến hành bầu ban cán sự lớp gồm lớp trƣởng và lớp phó phụ trách: học tập, lao động, kỷ luật, văn thể mỹ.
- Chọn cán sự bộ môn, sau khi tham khảo ý kiến của GVBM.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp và thƣờng xuyên theo dõi,