Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa là sự tiếp nối của các biện pháp đang thực hiện, triển khai với những biện pháp đang đƣợc đề xuất. Các biện pháp có tính kề thừa sẽ đảm bảo đƣợc tính khách quan và có cơ sở thực tiễn các biện pháp đang thực hiện để nối tiếp và điều chỉnh cho đúng và phù hợp hơn. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, ngƣời nghiên cứu phải nắm chắc ƣu điểm và hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, để từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý mới trên cơ sở phát huy các ƣu điểm, khắc phục các hạn chế.

Khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo viên chủ nhiệm lớp trong môi trƣờng giáo dục hiện đại, sẽ phải kế thừa các mặt ƣu điểm của các biện pháp cũ, đồng thời bổ sung các nội dung mới với các nội dung hiệu quả hơn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Khoa học quản lý là vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, để đạt đƣợc hiệu quả quản lý một nội dung công việc bất kỳ trong cơ sở giáo dục đều cần đến sự vận hành của một hệ thống. Các biện pháp đặt ra đều phải đảm bảo tính đồng bộ tức là cùng hƣớng đến một mục đích là nâng cao hiệu quả quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp trong nhà trƣờng tiểu học. Các biện pháp ấy phải hƣớng vào việc tổ chức, điều hành các bộ phận có liên quan trong nhà trƣờng tiến hành công tác quản lý, trƣớc khi tổ chức và trong suốt q trình thực hiện nhiệm vụ cơng tác chủ nhiệm lớp của ngƣời GVCN. Sự đồng bộ của các biện pháp quản lý đƣợc xem xét chủ yếu là sự cân đối hài hịa và hợp

lí của các biện pháp u cầu cần thực hiện đối với thực tiễn của nhà trƣờng. Các biện pháp đề xuất cần hƣớng đến sự huy động tối đa khả năng của các khâu, các bộ phận, điều kiện của nhà trƣờng trong q trình quản lý cơng tác chủ nhiệm lớp.

Đây là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Trong quá trình quản lý của hiệu trƣởng nhằm nâng cao kỹ năng cho các GVCN lớp, khi thực hiện đồng bộ các biện pháp thì sẽ phát huy đƣợc các thế mạnh của từng biện pháp đó. Việc nâng cao chất lƣợng chủ nhiệm lớp ở nhà trƣờng không chỉ tổ chức bồi dƣỡng ho GV mà cần phải có mơi trƣờng để GVCN đƣợc vận dụng các kỹ năng đó và phải tạo điều kiện giúp đỡ họ.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và khả thi

Trong quá trình lựa chọn các biện pháp quản lý, cần phải tính đến tính phù hợp và khả thi của nó trên cơ sở ít tốn kém mà hiệu quả cao về tài chính. Phải kể đến các yếu tố bên ngồi chi phối q trình quản lý để đạt hiệu quả tối ƣu.

Các biện pháp đề xuất phải có tính khả thi, phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành GD&ĐT, phù hợp với đặc điểm của loại hình trƣờng THPT, phù hợp với trình độ, năng lực của đội ngũ và với điều kiện hiện có. Chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng phụ thuộc vào tính khả thi của các biện pháp. Đồng thời, các biện pháp đƣa ra phải có sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phƣơng, của cha mẹ học sinh, của toàn thể đội ngũ, các tổ chức đồn thể trong nhà trƣờng. Có nhƣ vậy mới huy động, khai thác đƣợc các nguồn lực thực hiện mục tiêu đề ra.

Các nội dung và biện pháp đƣa ra phải có thực tiễn cao, có khả năng áp dụng vào từng hoạt động của nhà trƣờng trong quá trình thực hiện cơng tác quản lý. Để thực hiện đƣợc điều đó, ngƣời nghiên cứu phải xây dựng các biện pháp kỹ lƣỡng và đƣợc khảo nghiệm một cách khách quan, có cơ sở khoa học và theo quy trình cụ thể để có thể phù hợp với từng trƣờng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trong quản lý cơng tác chủ nhiệm lớp, cần thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đƣợc xác định dựa trên nhiều phƣơng diện nhƣ là: điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng, cơ sở vật chất, đối tƣợng giáo dục, đội ngũ GVCN lớp… Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính thực tiễn trong quản lí hoạt động chủ nhiệm còn đƣợc xét trên phƣơng diện xem có phù hợp với thực tiễn của chƣơng trình giáo dục phổ thơng hiện nay khơng, vì hiện nay chƣơng trình giáo dục phổ thơng đang dần đƣợc thay đổi theo hƣớng phát triển ngƣời học theo các năng lực của cá nhân. Chính vì vậy, hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động chủ nhiệm lớp nói riêng trong nhà trƣờng phải đúng theo định hƣớng phát triển năng lực. Để có thể thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới này, đòi hỏi các giáo viên chủ nhiệm cần phải có các năng lực và kỹ năng tốt.

Chính vì thế, khi đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong môi trƣờng giáo dục hiện đại phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

3.1.5. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống, tồn diện

Khi đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong môi trƣờng giáo dục hiện nay, thì sự phát triển đƣợc xem là một nguyên tắc đảm bảo hệ thống, toàn diện về phƣơng pháp luận để nhận thức q trình quản lý. Cần phải dựa trên tính kế thừa các giá trị, các yếu tố có tính tích cực ở q khứ lẫn hiện tại, đó là q trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc lập kế hoạch công tác cũng nhƣ quản lý đội ngũ giáo viên.

Để đảm bảo đƣợc tính hệ thống và tồn diện, đòi hỏi chúng ta phải đánh giá đúng thực chất về thực trạng trình độ và năng lực của đội ngũ nhà giáo, tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên, để nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w