Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Các cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
huyện Đà Bắc
3.1.1 Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2003, ban hành theo Quyết định số 23/2003/L/CTN ngày 10/12/2003 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 163/1994/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
- Quyết định số 661/TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng;
- Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phịng hộ;
- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); - Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc sửa đổi một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ ,chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/ 11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành để hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phịng hộ, đặc dụng sau rà sốt quy hoạch lại 3 loại rừng theo chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số: 60/2010/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015; công văn số 2108/TTg-KTN ngày 17/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2015.
- Quyết định số: 676/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 04 năm 2007 của UBND tỉnh Hồ Bình V /v phê duyệt kết quả rà sốt quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Hồ Bình giai đoạn 2008-2015, và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số: 1953/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Hồ Bình, V/v phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Hồ Bình;
- Quyết định số: 2449/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Hồ Bình, V/v phê duyệt Dự án Rà soát quy hoạch đầu tư phát triển rừng sản xuất tỉnh Hồ Bình;
- Quyết định số: 2510/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Hồ Bình V/v phê duyệt Dự án rà soát quy hoạch đầu tư phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hồ Bình;
- Nghị quyết số 144/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015).
- Quyết định số: 1724/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Hồ Bình, về việc phân bổ nguồn vốn kết dự Dự án 5 triệu ha rừng tỉnh Hồ Bình;
- Quyết định số: 425/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Hồ Bình, về việc phê duyệt điều chỉnh nội bộ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hồ Bình.
- Quyết định số: 447/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Hồ Bình, về việc phê duyệt đề án Dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hồ Bình giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số: 804/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND huyện Đà Bắc về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất giai đoạn 2010 – 2015 huyện Đà Bắc - Tỉnh Hồ Bình.
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 huyện Đà Bắc. - Số liệu giải đoán ảnh vệ tinh Spot5.
- Số liệu diễn biến tài nguyên rừng của hạt kiểm lâm huyện Đà Bắc. - Rà sốt ngồi thực địa.
- Số liệu thống kê hàng năm của huyện.
- Căn cứ thực trạng sản xuất lâm nghiệp và đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc.
3.1.2. Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Đà Bắc quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Đà Bắc
3.1.2.1. Vị trí địa lý
Đà Bắc là huyện miền núi nằm phía tây bắc tỉnh Hịa Bình, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Hịa Bình khoảng 15 Km.
Tọa độ địa lý:
- Vĩ độ bắc: Từ 190 25' - 210 55' - Kinh độ đông: Từ 104055' - 105 018' Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương:
Phía Bắc giáp huyện Phù Yên - Sơn La và huyện Thanh Sơn - Phú Thọ. Phía Nam giáp Thành phố Hịa Bình, huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc Phía Đơng giáp Thành phố Hịa Bình.
Phía Tây giáp huyện Mai Châu – tỉnh Hịa Bình và huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La
3.1.2.2. Địa hình, địa thế
Nhìn chung, Đà Bắc có địa hình khá phức tạp, chia cắt nhiều bởi hệ thống khe suối, núi cao. Độ cao trung bình tuyệt đối trên 1000m như núi Ba Chi, núi Biều, Phu Canh... Độ dốc bình qn 300, có nhiều vực thẳm và suối sâu dẫn nước ra hồ Sơng Đà. Chính vì vậy giao thông đi lại, giao lưu bên ngoài cũng như trong các xã, các khu vực với nhau cịn rất khó khăn. Hướng nghiêng chính của địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.
3.1.2.3. Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu
Theo quan trắc của đài khí tượng thuỷ văn huyện Đà Bắc thì khí hậu của Đà Bắc trong vịng 5 năm trở lại đây có một số đặc điểm chính sau:
Là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khơng khí bình qn năm 23,20C, nhiệt độ bình quân cao nhất 350C vào tháng 6-7, thấp nhất 60C vào tháng 1 năm sau.
Độ ẩm không khí bình qn 85%, cao nhất 89% vào tháng 4, thấp nhất 80% vào tháng 1.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa bình quân 1.600 mm, chiếm 92% tổng lượng mưa cả năm.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa bình quân 135 mm, chiếm khoảng 8% tổng lượng mưa cả năm.
Sương mù thường xuyên xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió đơng và tây nam là chủ yếu, mùa đơng có gió bắc và đơng bắc xuất hiện từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 5 - 7 ngày có xuất hiện rét đậm rét hại.
b. Thuỷ văn
Huyện Đà Bắc có mạng lưới suối lớn như suối Nhạp chảy qua 2 xã Tân Pheo và Giáp Đắt; suối Chầm xã Tân Minh; suối Sổ xã Trung Thành. Một số hồ lớn như hồ Cang xã Đoàn Kết; hồ Nà Tàm xã Cao Sơn; hồ Cháu, hồ Cót, xã Tu Lý; hồ Mu Công ở Thị trấn Đà Bắc. Tuy nhiên do độ dốc lớn nên khả năng dự trữ và cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt bị hạn chế rất nhiều. Khi có mưa to thường xảy ra lũ cục bộ.
Những đặc điểm khí hậu thủy văn kể trên gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc, đặc biệt trong sản xuất Nông lâm nghiệp.
3.1.2.4. Địa chất, đất đai
Do điều kiện địa hình bị chia cắt phức tạp, núi non hiểm trở, độ dốc lớn, cấu thành địa chất phức tạp nên đất đai của huyện không thuần nhất. Nhìn chung đất của huyện Đà Bắc được hình thành trên các loại đá mẹ chính như Đá Vơi, Sa thạch, Phiến thạch:
- Nhóm đất Feralit màu nâu phát triển trên đá vơi có kết cấu hạt mịn, tầng dày trên 120 cm.
- Nhóm đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá sa thạch có kết cấu hạt thơ, tầng dày trên 80 cm.
- Nhóm đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá phiến thạch có kết cấu hạt mịn, tầng dày trên 130 cm.
- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước.
Đất lâm nghiệp chủ yếu gồm 2 loại chính là đất Feralit màu vàng nhạt và đất Feralit màu nâu, có tầng dày từ 80 - 130 cm, đất tốt phù hợp với các loại cây lâm nghiệp dài ngày.
3.1.2.5. Tài nguyên động, thực vật rừng a. Tài nguyên thực vật rừng
Những năm trước đây do công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được quan tâm, rừng bị tàn phá nghiêm trọng, kéo theo các loài thực vật cũng bị suy giảm đáng kể. Theo tài liệu điều tra về thực vật của khu bảo tồn Thiên nhiên Phu Canh và một số tài liệu của các chương trình dự án phịng hộ sơng Đà thì rừng tự nhiên huyện Đà Bắc thuộc kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới, thực vật rừng phong phú và đa dạng, có thể chia thành các kiểu phụ sau:
- Kiểu phụ rừng rậm thường xanh cao nguyên, phân bố ở độ cao từ 800m - 1000m, tập trung chủ yếu ở một số xã như xã Đoàn Kết, xã Đồng Chum, xã Đồng Ruộng, xã Tân Pheo... Thực vật rừng sinh trưởng phát triển tốt, còn nhiều lồi cây gỗ q như Pơ mu, chị chỉ, chò nâu, sến mật, giổi, de, lát, lim v.v... Rừng trung bình, trữ lượng gỗ từ 150 - 180 m3/ha.
- Kiểu phụ rừng thường xanh núi đất: Phân bổ ở độ cao dưới 800 m, có đặc điểm là rừng nguyên sinh đã bị khai thác chọn, tác động ở nhiều mức độ khác nhau; những cây gỗ quý đã bị khai thác kiệt, chỉ còn lại phần lớn những cây gỗ kém giá trị kinh tế như: Dẻ, ngát, ràng ràng, kháo, bứa, muồng, vàng anh v.v... Rừng chủ yếu là rừng nghèo, rừng phục hồi, trữ lượng gỗ 35 - 45 m3/ha.
- Kiểu phụ núi đá vơi: Núi đá hiểm trở, rừng có 2 tầng: Tầng trên chủ yếu cây sến, trai, nghiến, táu v.v.., tầng dưới chủ yếu hoắc quang, đinh
thối, sến mủ v.v... tập trung ở các xã Đồng Nghê, xã Suối Nánh, xã Đồng Ruộng, xã Trung Thành..
Thực vật rừng khá phong phú, riêng cây thân gỗ có khoảng 995 lồi, trong 180 họ, thuộc 3 ngành (Dương xỉ, hạt trần, hạt kín) và 2 lớp: Một lá mầm và 2 lá mầm.
b. Tài nguyên động vật rừng
Động vật rừng của Đà Bắc trước đây cũng tương đối phong phú, tuy nhiên đi đơi với việc các diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm và sự tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng, nên hiện nay động vật rừng trên địa bàn huyện giảm cả về chất lượng và số lượng. Qua các tài liệu nghiên cứu về động vật rừng có tại hạt Kiểm lâm và bằng phương pháp điều tra thu thập trong nhân dân thì động vật rừng có xương sống trong khu bảo tồn thiên nhiên và một số khu rừng tự nhiên tập trung tại các xã, đã xác định được 300 loài trong 88 họ và 25 bộ, số bộ, họ có nhiều lồi nhất là bộ gặm nhấm, bộ sẻ, bộ linh trưởng. Hiện nay một số loài động vật lớn như hổ, báo không thấy xuất hiên; các lồi gấu, khỉ số lượng cịn lại rất ít ở những khu rừng núi đá, những khu rừng cao xa hiểm trở.
3.1.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên a. Thuận lợi
Đà Bắc có vị trí thuận lợi về giao thơng thuỷ do nằm ven hồ sông Đà tạo điều kiện tốt cho giao lưu kinh tế hàng hố, bên cạnh đó huyện cịn có tiềm năng lớn về diện tích ni trồng thuỷ sản, đất đai thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
Là một trong những huyện có nguồn tài nguyên rừng còn nhiều trong tỉnh, tổ thành loài thực vật phong phú, là nơi còn lưu giữ được các nguồn gen thực vật quý hiếm, có giá trị cao về tài nguyên đa dạng sinh học.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng tích nhiệt hàng năm lớn, số giờ nắng trong năm nhiều, nền nhiệt độ tương đối ổn định, lượng mưa hàng năm cao, rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
b. Khó khăn
Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi, huyện cũng phải đối phó với những khó khăn do điều kiện tự nhiên mang lại, đó là tình trạng thiên tai, lũ lụt, tình trạng đói nghèo, vấn đề áp lực của phát triển kinh tế xã hội đối với đất đai.
Địa hình một số xã chia cắt mạnh, mưa lớn kéo dài, dễ gây ra sụt lở đất, lũ quét thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến tài sản của nhân dân. Đồng thời gây khó khăn nhất định trong cơng tác phát triển sản xuất lâm nghiệp.
3.1.3. Phân tích điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Đà Bắc phát triển lâm nghiệp huyện Đà Bắc
3.1.3.1. Dân số, dân tộc và lao động a. Dân số, dân tộc
Dân số của huyện là 52.402 người, trong đó nam: 26.629 người (chiếm 50,82%); nữ 25.773 người (chiếm 49,18%); Tỷ lệ tăng dân số là 1,04 % (tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vùng khá chênh lệch giữa các xã). Mật độ dân số bình quân 67,36 người/ km2, mật độ dân số phân bố không đồng đều; Thị trấn và các xã vùng thấp mật độ dân số cao, các xã vùng cao và xa mật độ dân số thấp.
Tồn huyện có 05 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Tày chiếm 40,57%; dân tộc Mường chiếm 34,03%; dân tộc Dao chiếm 12,8%; còn lại là các dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 12,6% [15].
b. Lao động:
Theo số liệu thống kê đến tháng 12 năm 2010. Tổng số lao động trên địa bàn toàn huyện là 25.634 lao động, chiếm 48,9 % dân số, trong đó lao động nông lâm
nghiệp là 23.071 lao động chiếm 90,0%; lao động công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và lao động thuộc các ngành, lĩnh vực khác là 2.563 lao động chiếm 10,0%.
3.1.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc a. Tăng trưởng kinh tế
* Ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, vững chắc, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực. Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 54% tổng giá trị sản phẩm của huyện [15].
- Trồng trọt:
+ Trình độ thâm canh tăng vụ trong huyện được đẩy mạnh và nâng cao, hệ số sử dụng đất đạt 2,5 lần/năm. Trong sản xuất, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được chú trọng, nhiều giống mới được áp dụng vào sản xuất nơng lâm nghiệp, diện tích gieo trồng hàng năm 10.683 ha tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 đạt 31.505 tấn.
+ Sản xuất lâm nghiệp có chuyển biến khá, Cơng tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực, trồng rừng mới 1.300 ha/năm