Hầu hết các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện hiện nay trang thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất lạc hậu. Để sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường về chất lượng, về mỹ thuật, về giá thành thì từ 2011-2015 cần khuyến khích 03 cơ sở sản xuất mây tre đan xuất khẩu, mua sắm trang thiết bị hiện đại, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh. Sắp xếp lại 42 xưởng xẻ và chế biến mộc gia dụng theo hướng tập trung thành cụm công nghiệp, làng nghề thủ công nghiệp, hỗ trợ các cơ sở nâng cấp cả về quy mô và công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đóng cửa các cơ sở không chấp hành đúng các quy định của Nhà nước, địa phương, không đảm bảo về mặt môi trường.
Quy hoạch và phát triển công nghiệp chế biến và thương mại gắn với rà soát và xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Cần có kế hoạch thay thế các diện tích rừng trồng có năng suất thấp. Chú ý quy hoạch phát triển các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản quy mô nhỏ và các trang trại lâm nghiệp.
Phương châm là tổ chức mạng lưới chế biến lâm sản cho phù hợp với yêu cầu thị trường hiện nay là sử dụng gỗ rừng trồng là chính, kết hợp với chế biến lâm sản phụ, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng phục vụ nhu cầu trong nước gồm Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình, nhà máy giấy Hoà Bình, nhà máy giấy Thuận Phát, các cơ sở sản xuất gỗ dân dụng và nhà máy chế biến ván nhân tạo (MDF) sẽ xây dựng tại huyện Cao Phong, chú trọng đến xuất khẩu, nhất là chế biến mây, tre đan, hàng mỹ nghệ.
Cần lưu ý đến vấn đề mặt bằng sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển của chế biến lâm sản trên cơ sở phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, trước hết là chế biến thủ công, nhất là thủ công truyền thống; từng bước áp
dụng các công nghệ chế biến tiên tiến hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
Quy hoạch lại các cơ sở kinh doanh nguyên liệu và vật liệu xây dựng, đảm bảo thuận tiện cho việc nhập và xuất lâm sản nhưng không ảnh hưởng đến giao thông, trật tự an toàn xã hội.