phát triển lâm nghiệp huyện Đà Bắc
3.1.3.1. Dân số, dân tộc và lao động a. Dân số, dân tộc
Dân số của huyện là 52.402 người, trong đó nam: 26.629 người (chiếm 50,82%); nữ 25.773 người (chiếm 49,18%); Tỷ lệ tăng dân số là 1,04 % (tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vùng khá chênh lệch giữa các xã). Mật độ dân số bình quân 67,36 người/ km2, mật độ dân số phân bố không đồng đều; Thị trấn và các xã vùng thấp mật độ dân số cao, các xã vùng cao và xa mật độ dân số thấp.
Toàn huyện có 05 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Tày chiếm 40,57%; dân tộc Mường chiếm 34,03%; dân tộc Dao chiếm 12,8%; còn lại là các dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 12,6% [15].
b. Lao động:
Theo số liệu thống kê đến tháng 12 năm 2010. Tổng số lao động trên địa bàn toàn huyện là 25.634 lao động, chiếm 48,9 % dân số, trong đó lao động nông lâm
nghiệp là 23.071 lao động chiếm 90,0%; lao động công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và lao động thuộc các ngành, lĩnh vực khác là 2.563 lao động chiếm 10,0%.
3.1.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc a. Tăng trưởng kinh tế
* Ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, vững chắc, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực. Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 54% tổng giá trị sản phẩm của huyện [15].
- Trồng trọt:
+ Trình độ thâm canh tăng vụ trong huyện được đẩy mạnh và nâng cao, hệ số sử dụng đất đạt 2,5 lần/năm. Trong sản xuất, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được chú trọng, nhiều giống mới được áp dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp, diện tích gieo trồng hàng năm 10.683 ha tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 đạt 31.505 tấn.
+ Sản xuất lâm nghiệp có chuyển biến khá, Công tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực, trồng rừng mới 1.300 ha/năm nạn phá rừng làm nương rẫy, tình hình khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép đã được hạn chế. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, đã hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh cây công nghiệp mía, dong riềng, chè tại các xã Cao Sơn, xã Mường Tuổng, thị trấn Đà Bắc, xã Vây Nưa và xã Yên Hoà.
- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao, tổng đàn trâu 8.976 con, bò có khoảng 8.468 con, đàn lợn 22.228 con, gia cầm 178 triệu con.
- Thuỷ sản: Do nằm trong vùng hồ sông Đà nên nuôi trồng thuỷ sản trở thành một nghề có thu nhập ổn định đối với nhiều hộ gia đình, diện tích nuôi trồng thuỷ sản 75,1 ha, sản lượng ước đạt 129 tấn.
* Công nghiệp, xây dựng phát triển đúng hướng, có tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 14 %/năm, sản phẩm đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 12% tổng giá trị sản phẩm của huyện [15].
* Dịch vụ có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng đạt 11 %/năm, hệ thống thương mại phục vụ nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được đảm bảo. Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng dịch vụ chiếm 34% tổng giá trị sản phẩm của huyện [15].
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Là huyện miền núi kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, nhưng mấy năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến tích cực, xuất hiện những mô hình tốt tạo đà tiếp tục đổi mới và phát triển đồng loạt các ngành nghề trong huyện. Theo số liệu báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của UBND huyện Đà Bắc [28]: Kinh tế tăng trưởng khá ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong huyện bình quân năm đạt 12,3%. Thu nhập bình quân 7,68 triệu đồng/người /năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông lâm nghiệp thuỷ sản. Các ngành, các lĩnh vực sản xuất đều phát triển.
3.1.3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng a. Giao thông
Hệ thống đường bộ có gần 80 km đường tỉnh lộ 433 đã được trải nhựa, đi qua 09 xã và 1 thị trấn, chạy dọc huyện từ xã Đồng Nghê qua các xã Suối Nánh, xã Mường Chiềng, xã Giáp Đắt, xã Tân Pheo, xã Tân Minh, xã Cao Sơn, xã Tu Lý, thị trấn Đà Bắc và xã Toàn Sơn. Ngoài ra còn có hệ thống đường liên xã như Tân Minh đi xã Đoàn Kết, xã Trung Thành, xã Đồng Ruộng; tuyến đường liên xã Hiền Lương đi xã Tiền Phong và các đường liên thôn, đường dân sinh được nâng cấp và mở mới thường xuyên thông qua các
chương trình dự án như dự án 135, dự án giảm nghèo huyện, dự án ổn định dân cư và phát triển kinh tế vùng hồ sông Đà, song hệ thống đường này vẫn thường xuyên bị sạt lở do mưa lũ nên việc đi lại của nhân dân trong vùng còn khó khăn, tất cả các xã còn lại đều có đường đi đến trung tâm xã. Huyện còn có gần 62 km đường thuỷ trên sông Đà thuận lợi cho giao thông đường thuỷ.
Với hệ thống mạng lưới đường giao thông như trên có thuận lợi cho việc đi lại giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc, phục vụ tốt cho các hoạt động thông thương của người dân trong huyện.
b. Thuỷ lợi
Trên địa bàn huyện có nhiều hồ chứa nước, phai đập và trạm thủy lợi nhưng nhìn chung, hệ thống các công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động gieo trồng chăm sóc đối với cây trồng, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất cũng như cấp nước sinh hoạt. Phần lớn diện tích canh tác phải dựa vào nguồn nước mưa. Bên cạnh đó chất lượng các công trình thủy lợi hiện tại đã bị xuống cấp cần được tu bổ lại, do đó việc mở rộng canh tác, thâm canh và tăng năng suất cây trồng nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
c. Điện, nước sinh hoạt:
- Mạng luới điện: Trên địa bàn huyện có tuyến đường dây tải điện 35 kw, có trạm biến áp trung gian, tuyến đường dây 10 kw, trạm biến áp 10/04 kv... đi qua, ngoài ra còn có một số công trình thủy điện nhỏ và một số hộ gia đình sử dụng máy thủy điện nhỏ, tỷ lệ hộ được dùng điện lưới 96,8%.
- Nước sinh hoạt: Các xã trong những năm qua đã được chương trình 135, giảm nghèo, dự án ổn định dân cư và phát triển kinh tế vùng hồ sông Đà v.v.. đầu tư xây dựng một số bể nước, đường ống dẫn nước phục vụ sinh hoạt nên phần nào đã cải thiện được nhu cầu sử dụng nước. Số hộ được dùng nước hợp vệ sinh ước tính khoảng trên 91,43%.
d. Y tế
Huyện Đà Bắc có 1 bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám đa khoa và 20 xã, Thị trấn đều có trạm y tế. Đội ngũ cán bộ y tế của huyện khá đông đảo với 320 người, trong đó có 35 bác sỹ, 87 y sỹ, 16 kỹ thuật viên trung cấp, 107 y tá, 15 nữ hộ sinh, 3 xét nghiệm viên, 3 hộ lý và 25 dược sỹ, dược tá. Ngoài ra, ở các khu dân cư đều có cán bộ y tế thôn bản hoạt động với 204 người.
Tuy nhiên trang thiết bị còn thiếu thốn, giường bệnh thiếu, thuốc chữa bệnh không đủ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế còn nhiều hạn chế nên kết quả khám chữa bệnh còn thấp
e. Giáo dục
- Toàn huyện có 20 trường mầm non, 17 trường tiểu học với 385 lớp, 13 trường trung học cơ sở với 120 lớp, 2 trường trung học phổ thông với 35 lớp học.
- Đội ngũ giáo viên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu với 365 giáo viên mầm non, 4052 giáo viên tiểu học, 378 giáo viên trung học cơ sở và 124 giáo viên trung học phổ thông.
Nhìn chung cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đã được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập.
f. Thông tin văn hoá, thể dục - thể thao
Tất cả các xã trong huyện đều có điểm bưu điện văn hoá xã, một số xã đã có điểm truy cập internet và phủ sóng điện thoại di động.
Hiện nay 100% số xã đã được xem truyền hình, thông tin báo chí được đưa về tới các xã, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật các thông tin về kinh tế, xã hội, kỹ thuật mới trong sản xuất, việc tuyên truyền các chủ trương chính sách và pháp luật của nhà nước tới cộng đồng người dân.
Hoạt động văn hoá - thông tin tuyên truyền, thể dục - thể thao trên địa bàn huyện ngày càng được củng cố và từng bước nâng cao chất lượng.
g. Quốc phòng - An ninh
Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan Quân sự, Công an huyện và các đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Hoàn thành tốt nội dung diễn tập phòng thủ khu vực huyện, thực hiện tốt công tác báo động, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng đối phó với thiên tai. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện tiếp tục được giữ vững và ổn định.
3.1.3.4. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và áp lực đối với sử dụng đất đai
Với diện tích đất tự nhiên 77.796,07 ha, xét về mặt diện tích cũng như các chỉ tiêu bình quân về đất đai thì huyện Đà Bắc là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hoà Bình song việc sử dụng đất ở đây vấn còn tồn tại một số vấn đề: Chưa tập trung khai thác hết tiềm năng của đất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động để phát triển kinh tế. Đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và nhân rộng các mô hình điển hình còn hạn chế. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý và tổ chức sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chưa thích đáng.
Công nghiệp phát triển chưa cao, công nghệ và máy móc còn lạc hậu. Công tác quy hoạch, quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi …mức đầu tư thực tế còn thấp.
Dân cư phân bố rải rác ở các xã do đó việc giao đất dùng vào mục đích ở và các công trình phục vụ đời sống của người dân tại các khu vực này là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Do yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn mới nên việc phân bố, bố trí sử dụng đất đai cần được tính toán, cân nhắc, tìm ra phương pháp, mô hình hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đặc biệt việc bố trí xây dựng các công trình sản xuất, cở sở hạ tầng tại nơi đông dân.
Mức độ đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, vốn đầu tư còn dàn trải, giá cả tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định [14].
Để cải thiện và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân thì hàng loạt các công trình phục vụ đời sống văn hoá, giáo dục, thể thao, giải trí, nghỉ ngơi như: nhà văn hoá thôn xóm, nhà thi đấu, trường học... cũng phải được cải tạo và mở rộng kết hợp với xây mới. Đây là một thách thức đòi hỏi cần phải có sự quy hoạch hợp lý về không gian và thời gian.
Một mặt đảm bảo an ninh lương thực cho toàn huyện, do đó giữ nguyên diện tích đất sản xuất lương thực, mặt khác phát huy tối đa khả năng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.
Việc khai thác các nguồn tài nguyên (đá, quặng) phục vụ xây dựng cơ bản và công nghiệp không theo định hướng và quy hoạch cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây áp lực cho việc sử dụng đất đai.
3.1.3.5. Những dự báo cơ bản a. Dự báo về sự gia tăng dân số
Căn cứ vào số liệu của phòng thống kê huyện Đà Bắc qua các năm thì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,04%, dự báo dân số toàn huyện năm 2015 là 55.184 người; đến năm 2020 là 58.114 người. Dự đoán cơ cấu dân số của huyện trong những năm tới sẽ có sự chuyển dịch, dân số sống ở vùng nông thôn sẽ giảm, nhưng lực lượng lao động trong ngành nông lâm nghiệp không giảm. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu cho các cấp chính quyền ở địa phương.
b. Sự đói nghèo
Theo Nghị quyết Đảng bộ huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 37% xuống còn 30% vào năm 2015 theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2010 – 2015 và phấn đấu đến năm 2020 giảm còn 15% hộ nghèo. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn với chính quyền địa phương [27].
c. Sự phụ thuộc vào rừng
Dự báo trong những năm tới cùng với những chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp của Đảng và Chính Phủ cũng như của địa phương, hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện sẽ gia tăng dưới nhiều hình thức như: Phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp và sự tham gia của người dân vào phát triển rừng. Dự kiến lao động tham gia vào nghề rừng và các hoạt động lâm nghiệp tiếp tục tăng, giá trị kinh tế do hoạt động sản xuất lâm nghiệp mang lại sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp.
d. Nhu cầu sử dụng lâm sản
Trong những năm tới nhu cầu gỗ phục vụ cho nguyên liệu giấy, chế biến gỗ của một số nhà máy, công ty trong khu vực rất lớn. Đến năm 2015 dự báo nhu cầu sử dụng gỗ là 6.884,38 m3; tre nứa 550.750 cây; đến năm 2020 nhu cầu gỗ là 7.262,9 m3; tre nứa 580.103 cây.
Bảng 3.1: DỰ BÁO NHU CẦU LÂM SẢN CÁC GIAI ĐOẠN HUYỆN ĐÀ BẮC Loại lâm sản Định mức
người /năm 2010 2015 2020
Gỗ 0,125 m3/người /năm 6.550,25 m3 6.884,38 m3 7.262,9 m3
Củi 2,0 Ste/người /năm 104.804 Ste 110.150 Ste 116.206 Ste
Tre nứa, luồng 10 cây /người /năm 524.020 cây 550.750 cây 580.103 cây
Do nhu cầu phát triển kinh tế, trong thời gian tới nhu cầu gỗ, tre luồng cho công nghiệp giấy, ván nhân tạo, sản xuất đồ gỗ cho thị trường trong nước và xuất khẩu tăng mạnh. Như vậy để đáp ứng nhu cầu lâm sản cho thị trường, hàng năm cần phải đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển diện tích rừng tự nhiên hiện có [26].
3.1.3.6 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội.
Đà Bắc là huyện miền núi với xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, nguồn thu chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp nhưng trình độ canh tác chưa cao, năng suất cây trồng còn thấp. Trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi dần tính chất của nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh và khu vực thì thu nhập và mức sống của huyện còn thấp, nhất là khu vực nông thôn. Bên cạnh đó thực trạng phát triển kinh tế - xã hội còn có những hạn chế nhất định đó là:
Việc vận dụng, triển khai thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương đã chú ý đến trọng tâm, trọng điểm song có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, tính năng động sáng tọa chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ còn chậm. Các ngành kinh tế chưa phát huy hết khả năng và thế mạnh của địa phương như các ngành CN – TTCN và