Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của phương án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đà bắc tỉnh hòa bình​ (Trang 80 - 83)

lâm nghiệp tại địa phương

Căn cứ kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Hoà Bình đã được UBND tỉnh Hoà Bình phê duyệt và với định hướng phát triến kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2011-2020, tôi có kiến nghị và đề xuất như sau:

Đối với diện tích đất lâm nghiệp giao cho các hộ dân quá nhỏ tiến hành vận động các hộ dân "Dồn điền đổi thửa" phù hợp với sản xuất quy mô lớn.

Ưu tiên giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp.

Tạo hành lang thông thoáng và cơ chế chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các công ty thuê đất lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh.

Khuyến khích các hộ gia đình, các doanh nghiệp liên kết với nhau để tạo ra các vùng trồng nguyên liệu tập trung.

Kết hợp hiệu quả nguồn vốn ngân sách trung ương với ngân sách địa phương và vốn từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho người dân tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Tổ chức hướng dẫn cho các doanh nhiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng.

3.2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của phương án quy hoạch quy hoạch

3.2.6.1. Về kinh tế

Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp như bảo vệ rừng, làm giàu rừng, dự kiến sau 10 năm các trạng thái rừng tự nhiên từ rừng khoanh nuôi tái sinh sẽ trở thành những rừng non phục hồi trữ lượng có thể đạt 40 m3/ha. Các diện tích rừng trồng 661 được tiếp tục cải tạo trồng bổ xung sẽ được cải thiện về mật độ cây bản địa, góp phần làm cho trữ lượng rừng ngày càng tăng. Rừng trồng nguyên liệu tập trung trữ lượng có thể đạt 80 m3/ha, từ đó tạo điều

kiện cho người làm rừng có thể làm giàu từ rừng. Do điều kiện địa hình, giao thông còn khó khăn nên kinh doanh cây gỗ lớn, sản phẩm của các mô hình trang trại, các mô hình nông lâm kết hợp sẽ là giả pháp hữu hiệu góp phần đáng kể ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Chỉ tính riêng khai thác gỗ rừng trồng bình quân 58.667 m3/năm, tre luồng bình quân 965,82 ngàn cây/năm, nứa bình quân 231,24 ngàn cây/năm, tăng thu nhập cho các hộ dân làm nghề rừng từ 15 - 20%/năm. Qua đó cho thấy lợi nhuận thu được từ kinh doanh trồng rừng nguyên liệu giấy là tương đối lớn.

Nguồn nguyên liệu lâm sản khai thác hàng năm chủ yếu phục vụ cho nguyên liệu giấy, đồng thời còn là nguồn nguyên liệu đáng kể phục vụ cho công nghiệp chế biến và xây dựng trên địa bàn. Qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt là dân cư ở miền núi, góp phần tích cực thực hiện chương trình xói đói giảm nghèo.

3.2.6.2. Về môi trường.

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Đồng thời rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Giữa rừng và môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy việc trồng mới rừng và trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng... để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản và còn tăng khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái của rừng.

Các loại rừng đặc dụng và rừng phòng hộ có giá trị quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa

mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, nguồn nước, góp phần bảo vệ môi trường. Huyện Đà Bắc trong định hướng quy hoạch cũng đã quan tâm đến vấn đề xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ nhằm bảo vệ nguồn nước, hạn chế xói mòn bồi lấp lòng hồ vì đây là huyện nằm trong vùng lòng hồ sông Đà. Hiệu quả lớn và có ý nghĩa nhất là đến năm 2020 hệ thống rừng Đặc dụng, phòng hộ và sản xuất được ổn định, đưa độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện lên 58,2%. Với hệ sinh thái rừng và cấu trúc ổn định, với độ che phủ như trên sẽ phát huy được chức năng bảo tồn, phòng hộ của rừng, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, bồi lấp, lũ lụt điều hoà khí hậu, hạn chế thấp nhất những diễn biến bất lợi về thời tiết góp phần bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân trong huyện.

Việc xây dựng và phát triển được vốn rừng trên địa bàn cũng đã góp phần hạn chế sự gia tăng về nhiệt độ, duy trì độ ẩm trong rừng, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng. Đồng thời giảm được tiếng ồn, bụi, khí thải công nghiệp, làm sạch không khí, làm giảm tốc độ gió để bảo vệ mùa màng, hạn chế được những bất lợi làm suy thoái tài nguyên đất.

3.2.6.3. Về xã hội và an ninh quốc phòng

Bên cạnh tác dụng về mặt kinh tế, phòng hộ bảo vệ môi trường, rừng còn có tác dụng rất lớn về mặt xã hội và an ninh quốc phòng. Việc xây dựng và phát triển vốn rừng sẽ mang lại hiệu quả tích cực về giải quyết việc làm cho số đông con em các dân tộc trong huyện và về mặt giáo dục môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, những ý nghĩa trên không thể tính được bằng tiền cụ thể nhưng hiệu quả về mặt xã hội và đời sống tinh thần là rất lớn.

Việc bảo vệ và phát triển rừng, nhất là việc bảo tồn và phát triển được các khu rừng tự nhiên đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn sẽ tạo ra được môi trường thuận lợi thu hút các loài động vật đến sinh sống và phát triển được các nguồn

gen thực vật. Nơi đây sẽ trở thành một trong những trung tâm, nghiên cứu học tập, bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên bằng các loài cây bản địa.

Thông qua các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất kinh doanh, chế biến lâm sản đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho đồng bào vùng miền núi, từ đó cải thiện điều kiện văn hoá tinh thần, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống cho cho nhân dân miền núi.

Khi hệ thống rừng phòng hộ, sản xuất được tạo lập, cuộc sống của đồng bào và các dân tộc miền núi từng bước được ổn định, kinh tế xã hội phát triển góp phần đáng kể củng cố và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội tạo thành thế trận lòng dân, xây dựng củng cố nền an ninh khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đà bắc tỉnh hòa bình​ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)