3.1.4.1. Diện tích các loại đất đai.
Đà Bắc là huyện miền núi, có địa hình phức tạp, chủ yếu là đất đồi núi, độ dốc 20-35o phù hợp với nhiều loài cây lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển; Diện tích đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp bao gồm đất đồi núi có rừng và chưa có rừng, năm 2006 thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch cụ thể cho rừng đặc dụng, rừng rừng phòng hộ, rừng sản xuất (đã trừ diện tích xã Tân Dân sát nhập về huyện Mai Châu).
Thực hiện đóng mốc ranh giới 3 loại rừng phục vụ phát triển sản xuất lâm nghiệp đúng mục đích, đúng đối tượng đối với từng loại rừng. Năm 2009 UBND tỉnh Hoà Bình chủ chương rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh và xác định lại ranh giới 3 loại rừng trong phạm vi toàn huyện, điều chỉnh 100,5 ha đất lâm nghiệp sang quy hoạch khai thác khoáng sản, điều chỉnh 343,1 ha đất rừng đặc dụng xã Đoàn Kết sang đất rừng sản xuất.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010 của Phòng Tài nguyên & Môi trường, số liệu đất lâm nghiệp của hạt Kiểm lâm huyện Đà Bắc [1] và nguồn số liệu kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, hiện trạng đất đai tài nguyên rừng trên địa bàn huyện được tổng hợp và thống kê ở bảng sau :
Bảng 3.2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐÀ BẮC NĂM 2010
TT Loại đất, loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 77.796,07 100,00
1 Đất nông nghiệp 68.383,56 87,90
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3.479,46 4,47
1.2 Đất lâm nghiệp 64.904,10 83,43 1.2.1 Đất rừng đặc dụng 5.303,90 6,82 1.2.1.1 Đất có rừng 4.052,10 5,21 1.2.1.1.1 Rừng tự nhiên 3.897,50 5,01 1.2.1.1.2 Rừng trồng 154,60 0,20 1.2.1.2 Đất chưa có rừng 1.251,80 1,61 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 29.267,93 37,62 1.2.2.1 Đất có rừng 20.425,90 26,26 1.2.2.1.1 Rừng tự nhiên 16.857,80 21,67 1.2.2.1.2 Rừng trồng 3.568,10 4,59 1.2.2.2 Đất chưa có rừng 8.842,03 11,37 1.2.3 Đất rừng sản xuất 30.332,27 38,99 1.2.3.1 Đất có rừng 15.249,00 19,60 1.2.3.1.1 Rừng tự nhiên 7.399,30 9,51 1.2.3.1.2 Rừng trồng 7.849,70 10,09 1.2.3.2 Đất chưa có rừng 15.083,27 19,39
2 Đất phi nông nghiệp 8.555,31 11,00
3 Đất chưa sử dụng 857,20 1,10
Trong những năm gần đây công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đã được các cấp chính quyền quan tâm hơn. Trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc thực hiện công tác chỉ đạo quản lý và sử dụng đất đai ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng đất chưa thực sự đi vào nề nếp. Tính đến ngày 01/01/2010 tổng diện tích tự nhiên của huỵện là 77.796,07 ha [29], trong đó phân ra các nhóm đất sử dụng như sau:
a. Nhóm đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp 68.383,56 ha, chiếm 87,90% diện tích tự nhiên, bao gồm các loại:
* Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 3.479,46 ha, chiếm 4,47% diện tích tự nhiên, bao gồm:
- Đất trồng cây hàng năm: Diện tích 2920,51 ha chiếm 83,94% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó:
+ Đất trồng lúa: Diện tích 1077,84 ha
+ Đất dùng vào chăn nuôi: Diện tích 13,70 ha + Đất trồng cây hàng năm khác: 1828,97 ha
- Đất trồng cây lâu năm: 558,95 ha chiếm 16,06% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều giống lúa có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất, tiến hành chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông thành vụ chính.
* Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện rất lớn 64.904,10 ha chiếm 83,43% diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó:
- Đất rừng đặc dụng: Diện tích 5.303,90 ha chiếm 6,82% diện tích tự nhiên - Đất rừng phòng hộ: Diện tích 29.267,93 ha chiếm 37,62% diện tích tự nhiên - Đất rừng sản xuất: Diện tích 30.332,27 ha chiếm 38,99% diện tích tự nhiên
Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất lâm nghiệp hàng năm có sự thay đổi đáng kể, diện tích đất chưa có rừng đã và đang tận dụng có hiệu quả để phát triển lâm nghiệp cũng như cải thiện điều kiện sống của người dân. Diện tích rừng trồng hàng năm có tăng nhưng chất lượng rừng và trữ lượng rừng không cao. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng lâm sản trong tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng không ngừng tăng. Do vậy, trong những năm tới cần có định hướng xây dựng phát triển lâm nghiệp theo hướng ổn định và bền vững.
b. Nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp 8.555,31 ha chiếm 11,00% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất ở: Diện tích 1207,61 ha chiếm 14,12% diện tích đất phi nông nghiệp - Đất chuyên dùng: Diện tích 6590,29 ha chiếm 77,03% diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích 7,00 ha chiếm 0,08% diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích 234,78 ha chiếm 2,74% diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Diện tích 515,63 ha chiếm 6,03% diện tích đất phi nông nghiệp
c. Nhóm đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng là 857,20 ha chiếm 1,10% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng: Diện tích 94,46 ha chiếm 11,02% diện tích đất chưa sử dụng.
- Núi đá không có rừng cây: Diện tích 762,74 ha chiếm 88,98% diện tích đất chưa sử dụng.
Hình 3.2: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐÀ BẮC
Đánh giá chung: Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Đà Bắc trong những năm qua đã đạt được nhiều thành quả. Luật đất đai đã đi vào đời sống xã hội và được thực hiện nghiêm chỉnh. Công tác quản lý được tiến hành đồng bộ nề nếp, cơ cấu sử dụng đất hợp lý, quỹ đất được quản lý chặt chẽ. Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã giúp cho người sử dụng đất chủ động hơn trong việc khai thác nâng cao hiệu của việc sử dụng đất.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Công tác quản lý nhà nước về đất đai có nơi còn chưa được chặt chẽ, còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, tự ý san ủi mặt bằng, giao đất trái thẩm quyền, thu tiền sử dụng đất không đúng quy định nhưng chưa được xử lý kịp thời.
Trong những năm gần đây nền kinh tế - xã hội của huyện đang dần phát triển, khiến nhu cầu sử dụng đất của các lĩnh vực, các ngành, cơ sở sản xuất cũng như nhu cầu về đất ở ngày càng tăng gây ra một áp lực rất lớn về đất đai, đặc biệt
4,47% 83,43% 11,0% 1,1% Đất SXNN Đất LN Đất PNN Đất CSD
là đất sản xuất nông nghiệp. Để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao đó mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực đòi hỏi huyện Đà Bắc cần có hướng đi mới, hợp lý hơn nữa trong vấn đề quản lý và sử dụng đất nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên đất đai đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu của phát triển bền vững.
3.1.4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị chủ quản lý
Là huyện mới được điều chỉnh địa giới hành chính nên tình hình quản lý đất đai của huyện Đà Bắc có thuận lợi hơn về quản lý hành chính (xã Tân Dân cắt sang huyện Mai Châu theo Nghị quyết 31 ngày 14/7/2009 của Chính phủ), tình hình quản lý đất lâm nghiệp có một số kết quả chủ yếu sau:
- Công tác giao đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc đã thực hiện qua các giai đoạn:
+ Trước năm 2000: Đã tiến hành giao đất lâm nghiệp theo nghị định 02/CP của Chính phủ, tuy nhiên do địa hình phức tạp và rộng, công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính chưa được hoàn thiện, trên địa bàn các xã vẫn xảy ra việc tranh chấp đất làm cho công tác quản lý sử dụng đất nói chung và công tác bảo vệ, phát triển vốn rừng gặp nhiều khó khăn.
+ Từ năm 2004 đến nay, thực hiện nghị định 181/2004/NĐ – TTg ngày 29/10/2004 công tác giao đất lâm nghiệp của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp vẫn chưa được giao hết cho người dân, diện tích rừng chưa có chủ còn nhiều. Do vậy, trong thời gian tới việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được tiếp tục tiến hành để rừng thực sự có chủ từ đó chủ rừng sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Theo công bố của hạt Kiểm lâm Đà Bắc thì diện tích đất Lâm nghiệp theo chủ quản lý đến 31/12/2010 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP THEO ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN LÝ HUYỆN ĐÀ BẮC Đơn vị: ha Loại đất, loại rừng Tổng diện tích Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng Khu bảo tồn Tổng DNNN Huyện QL Tổng DNNN Huyện QL Đơn vị khác I. Đất lâm nghiệp 64.904,10 5.303,90 5.303,90 29.267,93 1.079,30 28.188,63 30.332,27 3.478,00 26.478,97 375,30 1. Rừng tự nhiên 28.154,60 3.897,50 3.897,50 16.857,80 973,00 15.884,80 7.399,30 1.019,10 6.380,20 1.1.Rừng gỗ lá rộng 16.562,40 3.507,20 3.507,20 7.094,10 954,20 6.139,90 5.961,10 573,70 5.387,40 a.Rừng giầu 311,80 311,80 311,80 b.Rừng trung bình 2.187,50 1.384,30 1.384,30 772,90 265,50 507,40 30,30 24,30 6,00 c.Rừng nghèo 4.805,90 1.458,00 1.458,00 1.924,60 663,60 1.261,00 1.423,30 445,90 977,40 d.Rừng phục hồi 9.257,20 353,10 353,10 4.396,60 25,10 4.371,50 4.507,50 103,50 4.404,00 1.2. Rừng hỗn giao (G-N) 3.719,10 348,80 348,80 2.774,40 18,80 2.755,60 595,90 313,80 282,10 1.3. Rừng tre nứa 2.017,00 1.174,70 1.174,70 842,30 131,60 710,70 1.4. Rừng núi đá 5.856,10 41,50 41,50 5.814,60 5.814,60 2. Rừng trồng 11.572,40 154,60 154,60 3.568,10 3.568,10 7.849,70 547,60 6.928,80 373,30 2.1. RT có trữ lượng 4.334,40 109,50 109,50 2.308,40 2.308,40 1.916,50 304,00 1.596,70 15,80 2.2. RT chưa có trữ lượng 4.018,60 45,10 45,10 1.259,70 1.259,70 2.713,80 243,60 2.112,70 357,50 2.3. RT Tre - luồng 3.219,40 3.219,40 3.219,40 2.3. RT đặc sản 3. Đất chưa có rừng 25.177,10 1.251,80 1.251,80 8.842,03 106,30 8.735,73 15.083,27 1.911,30 13.169,97 2,00 3.1. IA 9.874,47 638,80 638,80 3.479,03 26,50 3.452,53 5.756,64 1.003,10 4.751,54 2,00 3.2. IB 6.155,20 247,00 247,00 1.662,10 16,20 1.645,90 4.246,10 171,70 4.074,40 3.3. IC 5.287,70 366,00 366,00 2.219,50 63,60 2.155,90 2.702,20 736,50 1.965,70 3.4.Đất khác 3.859,73 1.481,40 1.481,40 2.378,33 2.378,33
Đất lâm nghiệp được phân ra cụ thể như sau:
* Rừng đặc dụng: 5.303,90 ha chiếm 8,17% diện tích đất lâm nghiệp, toàn bộ diện tích rừng đặc dụng do khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh quản lý.
Trong đó:
- Rừng tự nhiên: 3.897,50 ha - Rừng trồng: 154,60 ha
- Đất chưa có rừng: 1.251,80 ha
* Rừng phòng hộ: 29.267,93 ha chiếm 45,09% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó (rừng tự nhiên 16.857,80 ha, rừng trồng 3.568,10 ha, đất chưa có rừng 8.842,03 ha).
- Rừng tự nhiên: 16.857,80 ha được quản lý như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước: 973,00 ha + Huyện quản lý: 15.884,80 ha
- Rừng trồng: 3.568,10 ha do huyện quản lý.
- Đất chưa có rừng: 8.842,03 ha được quản lý như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước: 106,30 ha + Huyện quản lý: 8.735,55 ha
* Rừng sản xuất: 30.332,27 ha chiếm 46,73% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó (rừng tự nhiên 7.399,30 ha, rừng trồng 7.849,70 ha, đất chưa có rừng 15.083,27 ha).
- Rừng tự nhiên: 7.399,30 ha được quản lý như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước: 1.019,10 ha + Huyện quản lý: 6.380,20 ha
- Rừng trồng: 7.849,70 ha; trong đó: Rừng trồng có trữ lượng là 1.916,50 ha chủ yếu trồng các loài cây: Keo, Bạch đàn, Mỡ, Bồ đề. Rừng trồng chưa có trữ lượng là 2.713,80 ha; rừng Tre - Luồng: 3.219,40 ha; gồm các chủ quản lý sau:
+ Tổ chức khác (công ty D&G và C.ty lâm nghiệp Lập Thạch…): 373,30 ha + Huyện quản lý: 6.933,80 ha
- Đất chưa có rừng: 15.083,27 ha được quản lý như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước: 1.911,30 ha + Tổ chức khác: 2,00 ha
+ Huyện quản lý: 13.169,97 ha
(Chi tiết: Phụ biểu 02,03,04,05)
Hình 3.3: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG HUYỆN ĐÀ BẮC
Đánh giá chung: Trên địa bàn huyện diện tích rừng đặc dụng hiện có là 5.303,90 ha; Rừng phòng hộ là 29.267,93 ha; Rừng sản xuất là 30.332,27 ha. Theo định hướng phát triển lâm nghiệp sẽ ổn định và nâng cao chất lượng rừng đặc dụng và phòng hộ, đối với rừng sản xuất thì tạo vùng nguyên liệu tập trung, ổn định cho công nghiệp chế biến lâm sản và xuất khẩu, thu hút các cộng đồng dân cư tham gia xây dựng, quản lý rừng bền vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng xa. Vì vậy, việc rà soát, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện là hết sức quan trọng, cần thiết và góp
8,17% 45,09% 46,73% Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
phần thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả luật bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004 [17].
3.1.4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động lâm nghiệp của huyện a. Về môi trường
Từ năm 2000 đến nay, thông qua sự đầu tư của các chương trình dự án: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên tất các xã trong huyện, dự án trồng rừng sản xuất, dự án vùng hồ Sông Đà... Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các dự án có quy mô nhỏ do các doanh nghiệp, Lâm trường Tu Lý và các công ty TNHH như Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch, Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh, Công ty D &G.., tự bỏ vốn tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp nên sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt mức cao, bình quân mỗi năm trồng rừng mới 1.370,47 ha, chăm sóc rừng trồng các năm 6.852,35 ha; bảo vệ 24.937,1 ha rừng tự nhiên và rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng 3.217,50 ha, rừng sinh trưởng trung bình, độ che phủ của rừng giữ và ổn định ở mức 46%.
Nhìn chung sự ổn định và phát triển của rừng đã góp phần tích cực trong việc ổn định và điều tiết nguồn nước cho hồ sông Đà, đồng thời ổn định nguồn nước ngầm và chống bồi lấp lòng sông, lòng hồ và các công trình thuỷ lợi góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó còn hạn chế xói mòn, điều hòa khí hậu theo hướng có lợi cho con người và cây trồng, đóng góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen động thực vật, thực hiện đa dạng sinh học trên địa bàn, tạo môi trường phát triển ổn định, bền vững. Mục tiêu nâng độ che phủ rừng giai đoạn 2010-2020 lên 58,2%.
b. Về kinh tế
Ngành lâm nghiệp huyện đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Thông qua việc phát triển trồng rừng đã cơ bản
giải quyết được nhu cầu gỗ, củi cho nhân dân, giải quyết được một phần gỗ xây dựng cơ bản cho nông thôn.
Thông qua quá trình trồng rừng đã bước đầu hình thành được vùng nguyên liệu gỗ cho sản xuất ván sàn và công nghiệp giấy trong tương lai, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng hàng năm khoảng 20.000 m3, là nguồn nguyên liệu đáng kể cung cấp cho các xưởng chế biến gỗ trên địa bàn huyện nói riêng cũng như các công ty chế biến lâm sản trong tỉnh nói chung. Đồng thời, là nguồn thu lớn cho các hộ gia đình, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho địa phương.
c. Về xã hội
Sản xuất lâm nghiệp phát triển đã góp phần tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, thu hút lao động, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp, ổn định đời sống cho nông dân. Các mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn, đã đóng góp tích cực vào