Xây dựng đề xuất tiến độ thực hiện quy hoạch rừng theo gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đà bắc tỉnh hòa bình​ (Trang 83)

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện xây dựng cho 2 kỳ kế hoạch: 2011-2015 và 2016- 2020. Giữa kỳ có xem xét điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.2.7.1. Giai đoạn 2011 - 2015

Dựa vào kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện, tổng hợp đề xuất tiến độ thực hiện quy hoạch rừng giai đoạn 2011 - 2015 như sau:

Bảng 3.8: ĐỀ XUẤT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY HOẠCH RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Giai đoạn Hạng mục Đơn vị tính Tổng số Bình quân /năm Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Gi ai đ oạn 2011 - 2015 ( 5 n ăm ) Tổng cộng 1. Bảo vệ rừng Lượt ha 192.799,05 38.559,81 20.363,50 101.920,50 70.515,05 - Rừng tự nhiên Lượt ha 140.773,00 28.154,60 19.410,50 84.289,00 37.073,50 - Rừng trồng Lượt ha 52.026,05 10.405,21 953,00 17.631,50 33.441,55 2. Phát triển rừng ha

- Khoanh nuôi Lượt ha 19.145,25 3.829,05 1.830,00 5.563,50 11.751,75

- Rừng trồng ha 8.810,47 1.762,09 160,00 1.695,90 6.954,57 + Trồng rừng mới ha 5.585,94 1.117,19 160,00 1.695,90 3.730,04 + Trồng rừng sau K.T ha 2.913,53 582,71 2.913,53 + Trồng cây phân tán ha 311,00 62,20 311,00 - Cải tạo rừng ha 3. Khai thác rừng gỗ ha 5.331,43 1.066,29 109,50 2.308,40 2.913,53 - Gỗ m3 195.130,00 39.026,00 2.190,00 46.168,00 146.772,00 - Tre Cây 4.829.100,00 965.820,00 4.829.100,00 - Nứa Cây 1.156.200,00 231.240,00 1.156.200,00

3.2.7.2. Giai đoạn 2016 - 2020

Bảng 3.9: ĐỀ XUẤT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY HOẠCH RỪNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Giai đoạn Hạng mục Đơn vị tính Tổng số Bình quân /năm Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Gi ai đ oạn 2016 - 2020 ( 5 n ăm ) Tổng cộng 1. Bảo vệ rừng Lượt ha 245.705,0 49.141,0 22.890,5 116.172,5 106.642,0 - Rừng tự nhiên Lượt ha 159.918,3 31.983,7 21.317,5 89.852,5 48.748,3 - Rừng trồng Lượt ha 85.786,7 17.157,3 1.573,0 26.320,0 57.893,7 2. Phát triển rừng ha

- Khoanh nuôi Lượt ha 12.861,2 2.572,2 222,4 6.961,1 5.677,7

- Rừng trồng ha 8.703,2 1.740,6 233,7 1.156,4 7.313,2 + Trồng rừng mới ha 3.396,8 679,4 233,7 1.156,4 2.006,8 + Trồng rừng sau K.T ha 5.306,4 1.061,3 5.306,4 + Trồng cây phân tán ha - Cải tạo rừng ha 3. Khai thác rừng gỗ ha 6.611,2 1.322,2 45,1 1.259,7 5.306,4 - Gỗ m3 391.540 78.307,9 902,0 25.194,0 365.443,7 - Tre Cây 4.829.100 965.820 4.829.100 Cây

3.2.7.3. Tổng hợp đề xuất tiến độ thực hiện quy hoạch rừng trong cả giai đoạn 2011 - 2020 như sau:

Bảng 3.10: TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY HOẠCH RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

(Chi tiết: Phụ biểu 08)

Giai đoạn Hạng mục Đơn vị tính Tổng số Bình quân /năm Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Gi ai đ oạn 2011 - 2020 ( 10 n ăm ) Tổng cộng 1. Bảo vệ rừng Lượt ha 438.504,0 43.850,4 43.254,0 218.093,0 177.157,0 - Rừng tự nhiên Lượt ha 300.691,3 30.069,1 40.728,0 174.141,5 85.821,8 - Rừng trồng Lượt ha 137.812,7 13.781,3 2.526,0 43.951,5 91.335,2 2. Phát triển rừng ha

- Khoanh nuôi Lượt ha 32.006,4 3.200,6 2.052,4 12.524,6 17.429,4

- Rừng trồng ha 17.513,7 1.751,4 393,7 2.852,3 14.267,7 + Trồng rừng mới ha 8.982,8 898,3 393,7 2.852,3 5.736,8 + Trồng rừng sau K.T ha 8.219,9 822,0 8.219,9 + Trồng cây phân tán ha 311,0 31,1 311,0 - Cải tạo rừng ha 3. Khai thác rừng gỗ ha 11.942,6 1.194,3 154,6 3.568,1 8.219,9 - Gỗ m3 586.669,7 58.667,0 3.092,0 71.362,0 512.215,7 - Tre Cây 9.658.200 965.820 9.658.200 - Nứa Cây 2.312.400 231.240 2.312.400

KẾT LUẬN - TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu trên đã phân tích được thực trạng phát triển kinh tế xã hội; Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và áp lực đối với sử dụng đất đai; Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, đánh giá hiệu quả hoạt động lâm nghiệp; Những tồn tại, thách thức đối với ngành lâm nghiệp của huyện Đà Bắc và đưa ra được những dự báo cơ bản cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn sắp tới. Đó chính là các cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc. Từ các cơ sở khoa học đó đề tài xác định được định hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp, đề xuất các nội dung cơ bản cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và các giải pháp thực hiện đối với ngành lâm nghiệp của huyện Đà Bắc.

Qua kết quả khảo sát điều tra, đánh giá chung về tình hình cơ bản, nhất là công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp của huyện Đà Bắc trong những năm qua cho thấy: Huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình là huyện có tiềm năng lớn cho phát triển lâm nghiệp, có nguồn lao động dồi dào với nhiều kinh nghiệm sản xuất truyền thống. Đây cũng là vùng có nhu cầu tiêu thụ lâm sản cao, đó là những lợi thế và điều kiện tốt cho phát triển sản xuất lâm nghiệp ổn định.

Bên cạnh những thuận lợi, cũng còn nhiều khó khăn cho phát triển lâm nghiệp: Việc trồng rừng mới theo quy hoạch chủ yếu phải trồng trên vùng đồi núi cao, đất đai bị thoái hoá nghiêm trọng, đất sau khai thác. Đồng thời đời sống của đồng bào miền núi còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, còn tồn tại nhiều phương thức canh tác lạc hậu... đó là những thách thức đối với phát triển lâm nghiệp của huyện.

Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, cùng với các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh Hoà Bình và quy hoạch sử dụng đất của huyện, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020. Đề tài đã thực hiện quy hoạch 3 loại rừng và đề xuất các giải pháp thực hiện làm cơ sở cho quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện một cách bền vững.

Đề tài đã tiến hành quy hoạch cụ thể các loại rừng, các biện pháp sản xuất kinh doanh và đề xuất tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện thực tiễn và loại hình kinh doanh. Đã đưa ra được các giải pháp về tổ chức và chính sách, giúp cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả.

2. Tồn tại

Do thời gian và năng lực có hạn, đề tài chưa có điều kiện đề cập đầy đủ và nghiên cứu kỹ về các nội dung sau:

- Việc đánh giá phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường do hạn chế về thời gian, điều kiện nhân lực, vật lực nên việc phân tích các chỉ tiêu mới chỉ dừng lại ở phân tích đánh giá bằng phương pháp định tính chưa có thời gian để kiểm chứng về mặt định lượng.

- Chưa đi sâu vào điều tra, nghiên cứu về tài nguyên động, thực vật rừng, tình hình sinh trưởng, phát triển của các loài cây bản địa trên địa bàn. Giá trị kinh tế cũng như thu nhập do hoạt động sản xuất lâm nghiệp mang lại chưa được tính toán đầy đủ.

- Đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu việc bố trí sử dụng các loại đất đai, chưa có điều kiện phân tích hiệu quả sử dụng đất, nghiên cứu khả năng thích nghi, so sánh năng xuất sản lượng các loại cây trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau để có cơ sở xác định loại cây trồng thích hợp cho từng lập địa khác nhau.

- Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Đà Bắc giai đoạn 2010 - 2020 mang tính định hướng chung cho phát triển lâm nghiệp, các chỉ tiêu về nông lâm kết hợp, vườn rừng, trại rừng và các chỉ tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, vật tư, kỹ thuật ... chưa được đề cập.

- Các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh chưa được cụ thể, về dự kiến nhu cầu vốn đầu tư, cũng như các hiệu quả về kinh tế cũng chỉ là dự kiến đầu tư và ước tính hiệu quả kinh tế.

3. Khuyến nghị

Để đưa các nội dung quy hoạch trong đề tài vào thực tiễn và giải quyết được những tồn tại mà đề tài chưa có điều kiện đề cập đầy đủ do phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, không cho phép đề tài giải quyết tất cả các vấn đề liên quan. Tác giả xin có một số khuyến nghị như sau:

- UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên - Môi trường, Chi cục Kiểm Lâm và các ngành liên quan phối hợp cùng với UBND huyện tiến hành triển khai các nội dung quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện.

- UBND huyện trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xử lý dứt điểm việc xâm lấn đất lâm nghiệp, xây dựng và thực hiện dự án phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2010 - 2020. Chỉ đạo các chủ rừng thực hiện các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, kinh doanh, chế biến lâm sản nghiêm túc theo quy hoạch phát triển lâm nghiệp chung của huyện; Xây dựng dự án trồng rừng nguyên liệu giấy theo hướng thâm canh cao, dự án trồng rừng kinh doanh cây gỗ lớn; Quy hoạch các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản; Đầu tư xây dựng hệ thống vườn ươm quy mô, hiện đại đáp ứng yêu cầu trồng rừng theo hướng thâm canh cao; Quy hoạch các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản; Lập các dự án trồng rừng đến năm 2020 và xa hơn nữa nhằm phát triển 3 loại rừng của huyện ổn định và có hiệu quả.

Đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư, giảm lãi suất vốn vay cho người trồng rừng sản xuất, chính sách ưu đãi về thuế, chính sách quản lý bảo vệ rừng phù hợp với đặc thù của địa phương để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển rừng.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Trang Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt……… ………..i

Danh mục các bảng, biểu……….ii

Danh mục các hình, bản đồ, biểu đồ………...………...….iii

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3

1.1. Trên thế giới ... 3

1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ... 4

1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp ... 6

1.1.3. Quy hoạch vùng lâm nghiệp ... 6

1.2. Ở Việt Nam ... 8

1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh ... 8

1.2.2. Quy hoạch nông nghiệp huyện ... 9

1.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp ... 11

Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 20

2.1.1. Mục tiêu tổng quát ... 20

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ... 20

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 20

2.3. Nội dung nghiên cứu ... 20

2.3.1. Các cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc ... 21

2.3.2. Đề xuất các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc ... 21

2.4. Phương pháp nghiên cứu ... 22

2.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ... 24

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 25

3.1 Các cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc ... 25

3.1.1 Cơ sở pháp lý ... 25

3.1.2. Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Đà Bắc ... 28

3.1.3. Phân tích điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Đà Bắc... 32

3.1.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai của huyện ... 41

3.1.5. Quan điểm, định hướng và nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện Đà Bắc đến năm 2020 ... 55

3.2 Đề xuất các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc ... 58

3.2.1 Định hướng chung phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phân bố sử dụng đất lâm nghiệp huyện Đà Bắc ... 58

3.2.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc đến năm 2020 ... 61

3.2.3. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng ... 64

3.2.4. Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến lâm sản ... 71

3.2.5. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch ... 72

3.2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của phương án quy hoạch ... 79

3.2.7. Xây dựng đề xuất tiến độ thực hiện quy hoạch rừng theo giai đoạn ... 82

KẾT LUẬN - TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ... 86

1. Kết luận ... 86

2. Tồn tại ... 87

3. Khuyến nghị ... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đà bắc tỉnh hòa bình​ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)