Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đà bắc tỉnh hòa bình​ (Trang 65 - 72)

Bao gồm các công việc: Xây dựng vườn ươm, trồng rừng và chăm sóc rừng, làm giàu rừng, khai thác rừng. Quy hoạch các biện pháp thể hiện cụ thể ở bảng:

Bảng 3.5: QUY HOẠCH CÁC BIỆN PHÁP KINH DOANH RỪNG

STT Hạng mục Tổng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

I Vườn ươm 3 vườn 3 vườn

II Làm giàu rừng tự nhiên 34.555,88 4.307,98 19.362,72 10.885,18 III Trồng + chăm sóc rừng 8.982,8 393,65 2.852,29 5.736,82 IV Bảo vệ rừng 55.111,04 4.856,23 25.783,11 24.471,70 1 Bảo vệ rừng tự nhiên 34.555,88 4.307,98 19.362,72 10.885,18 2 Bảo vệ rừng trồng 20.555,16 548,25 6.420,39 13.586,52 V Khai thác rừng trồng 3.719,60 3.719,60

3.2.3.1. Xây dựng hệ thống vườn ươm

Là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn, các xã lại nằm dọc tỉnh lộ dài gần 80km, bên cạnh đó đường xá giao thông khó khăn nên để chủ động trong sản xuất, đáp ứng đủ cây giống chất lượng cao phục vụ công tác trồng rừng, giai đoạn 2011-2020 cần tập trung xây dựng 3 vườn ươm cây giống trên địa bàn huyện (tại 3 địa điểm: T.T Đà Bắc 01 vườn, xã Giáp Đắt 01 vườn, Trung Thành 01 vườn) nhằm phục vụ đảm bảo và kịp thời giống cây trồng cho các dự án cũng như nhân dân. Kinh phí đầu tư xây dựng 1 vườn ươm cấp II là 250 triệu đồng.

3.2.3.2. Làm giàu rừng

Bao gồm toàn bộ 34.555,88 ha diện tích rừng phục hồi tự nhiên quy hoạch cho rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất, chủ yếu là những diện tích rừng kém chất lượng, cần phải tiếp tục được làm giàu rừng. Mục đích của làm giàu rừng là tận dụng sự hỗ trợ của nền rừng cũ đối với cây trồng để xây dựng rừng với cây trồng làm giàu chiếm ưu thế, hỗn loại với cây sẵn có trong rừng tự nhiên. Căn cứ vào hiện trạng của khu rừng cần làm giàu mà ta chọn phương pháp làm giàu rừng theo rạch hay làm giàu rừng theo đám. Cây trồng làm giàu rừng cần ưu tiên những loài cây bản địa sẵn có ở địa phương như Lát hoa, Lim, Sấu, Dẻ, Trám... Đồng thời tăng cường công tác bảo vệ, hạn chế sự phá hoại của con người và gia súc [1].

3.2.3.3. Trồng rừng và Chăm sóc rừng

a. Trồng và chăm sóc rừng trồng (Đặc dụng + phòng hộ)

* Đối tượng: Đất trồng rừng đặc dụng và phòng hộ là đất trống cỏ (Ia), đất trống cây bụi (Ib)

* Diện tích: Tổng diện tích trồng rừng đặc dụng và phòng hộ: 3.245,94 ha, trong đó:

- Trồng rừng và chăm sóc rừng phòng hộ: 2.852,29 ha * Giải pháp kỹ thuật:

Áp dụng quy trình kỹ thuật trồng rừng tại văn bản số 1992/BNN-LN về việc hướng dẫn các phương thức kỹ thuật trồng rừng đặc dụng, phòng hộ dự án 661 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

- Phương pháp làm đất: Hố trồng cây được bố trí theo hình nanh sấu với kích thước hố 40 x 40 x 40 cm, lấp hố trước khi trồng từ 15-20 ngày bằng đất mùn, mặt hố nhặt sạch đá lẫn và dễ cây.

- Bón phân: Tiến hành bón lót ngay sau khi đào hố hoặc trước khi tiến hành trồng rừng.

- Phương thức trồng: Trồng hỗn giao theo hàng, giữa hàng cây bản địa gỗ lớn với hàng cây phù trợ (cây kinh tế)

+ Hàng cây bản địa được bố trí trồng từ trên đỉnh lô xuống, cứ một hàng cây bản địa đến một hàng cây kinh tế.

+ Cây bản địa được bố trí trồng rải đều trên toàn diện tích lô trồng, hàng cây phù trợ được bố trí xen giữa 2 hàng cây bản địa, trong hàng cự ly cây cách cây 2,5m.

- Mật độ trồng: Bình quân 1.600 cây/ha, bao gồm (600 cây bản địa và 1.000 cây kinh tế)

- Thời vụ trồng: Trồng vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 - Thời gian chăm sóc: 4 năm

* Xác định tập đoàn cây trồng:

Nguyên tắc chọn cây trồng vùng phòng hộ đầu nguồn là cây có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, có tuổi thọ dài, tán lá phát triển và có khả năng tái sinh hạt hay tái sinh chồi. Cây có bộ rễ phát triển sâu, có khả năng giữ đất tốt, đồng thời có khả năng trồng hỗn giao nhiều loại. Ngoài ra cây trồng vùng phòng hộ có khả năng cho các sản phẩm trung gian.

Bảng 3.6: TẬP ĐOÀN CÂY TRỒNG RỪNG ĐẶC DỤNG VÀ PHÒNG HỘ

TT Loài cây Tên khoa học Mục đích

1 Lim xanh Erythrophloeum fordii Oliv Phòng hộ, đặc dụng 2 Chò chỉ Parashorea chinensis Phòng hộ, đặc dụng 3 Trám trắng Canarium album Raeusch Phòng hộ, đặc dụng 4 Trám đen Canarium tramdeum Dai et Jak Phòng hộ, đặc dụng 5 Lim xẹt Peltophorum tonkinense A Chev Phòng hộ, đặc dụng 6 Giổi xanh Michelia mediocris Dandy Phòng hộ, đặc dụng 7 Lát hoa Chukrasia taburalis A.J Phòng hộ, đặc dụng

b. Trồng rừng và chăm sóc rừng trồng (Sản xuất)

* Đối tượng: Đất trống cỏ (Ia), đất trống cây bụi (Ib)

* Diện tích: Tổng diện tích trồng rừng và chăm sóc rừng là 5.736,82 ha * Giải pháp kỹ thuật:

Áp dụng quy trình thiết kế kỹ thuật trồng rừng ban hành tại Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN, ngày 18/02/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng

- Đối tượng trồng mới phát dọn thực theo băng, băng chặt băng chừa. - Phương thức trồng: Trồng thuần loài bằng cây con có bầu

- Mật độ trồng rừng: Keo 1660 cây/ha; Bạch đàn 1.334 cây/ha

- Phương pháp làm đất: Cuốc hố cục bộ, kích thước hố 40x 40x 40 cm. Bố trí hố trồng theo hình nanh sấu.

- Thời vụ trồng: Trồng vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 - Thời gian chăm sóc 3 năm kể cả năm trồng

* Xác định tập đoàn cây trồng: Keo (mô, hom, hạt), Bạch đàn mô.

Bảng 3.7: TẬP ĐOÀN CÂY TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT

TT Loài cây Tên khoa học Mục đích

1 Keo tai tượng Acacia Mangium Sản xuất

2 Keo lai Acacia Mangium+ A.aucriculiformis Sản xuất 3 Keo lá tràm Acacia aucriculiformis Sản xuất 4 Bạch đàn mô Eucalyptus urophylla ST Sản xuất 5 Luồng Dendrocalanus membranceus Munro Sản xuất

6 Xoan ta Melia azedarch Linn Sản xuất

c. Lựa chọn phương án kinh doanh

Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch phát triển lâm nghiệp của huyện Đà Bắc, tôi đề xuất các phương án trồng rừng trên địa bàn huyện như sau:

* Phương án 1:

- Trồng rừng cây gỗ lớn (Rừng trồng đặc dụng và phòng hộ): Áp dụng 2 dạng mô hình trồng rừng thâm canh

+ Công thức 1: Trồng thuần loài cây Keo tai tượng, mật độ 1.600 cây/ha, đến năm thứ 7, thứ 8 khai thác tỉa thưa phục vụ cho nguyên liệu, còn để lại mật độ 800 đến 1.000 cây/ha, khai thác ở tuổi 15 năm, cung cấp gỗ lớn.

+ Công thức 2: Trồng hỗn giao, mật độ trồng rừng 1.200 cây/ha, trong đó cây bản địa là 400 cây (từ 3-4 loài cây), cây Keo tai tượng là 800 cây. Trồng cây theo dải, cứ kinh doanh 2 chu kỳ Keo thì được 1 chu kỳ cây bản địa. Thời gian kinh doanh Keo là 13-15 năm, thời gian kinh doanh cây bản địa là 25-30 năm. Suất đầu tư từ 15 -20 triệu đồng/ha/4năm.

- Trồng rừng nguyên liệu tập trung (Rừng sản xuất): Sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc (Ia, Ib) và đất rừng sau khai thác vào trồng rừng nguyên liệu tập trung, trồng rừng theo phương thức thâm canh.

+ Phương thức trồng: Trồng thuần loài chủ yếu là Keo hạt, một số nơi tuỳ theo điều kiện lập địa có thể trồng Bạch đàn mô.

+ Phương pháp trồng: Cây con có bầu + Mật độ trồng: 1.334 cây/ha

* Phương án 2:

- Trồng rừng cây gỗ lớn (Rừng trồng đặc dụng và phòng hộ): Áp dụng phương thức trồng hỗn giao như chương trình 661 hiện đang đầu tư tại Đà Bắc. Mật độ 1.600 cây/ha, trong đó cây Keo là 1.000 cây, cây bản địa là 600 cây, trồng hỗn giao theo băng. Suất đầu tư 15 triệu đồng/ha/4 năm, hết giai đoạn chăm sóc đưa vào bảo vệ đầu tư 0,1 triệu đồng/ha/năm.

- Trồng rừng nguyên liệu tập trung: Quan điểm của phương án này áp dụng mô hình trồng rừng quảng canh. Mật độ trồng 1.600 cây, trồng Keo thuần loài, bằng cây con có bầu, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, suất đầu tư 5 triệu đồng/ha/3năm.

3.2.3.4. Bảo vệ rừng

Các xã, các chủ rừng phải xây dựng phương án bảo vệ rừng, thành lập các tổ đội bảo vệ rừng, xây dựng quy ước bảo vệ rừng thôn bản, ký cam kết bảo vệ rừng. Lực lượng Kiểm lâm huyện tăng cường công tác tham mưu, hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ rừng, đồng thời tích cực kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về rừng theo Nghị định 159/2007/NĐ-CP của Chính phủ [12].

- Xác định diện tích, chất lượng các lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng. - Xây dựng các nội quy, quy chế bảo vệ rừng phổ biến tới từng hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng. Đóng mốc, bảng nội quy bảo vệ rừng trên các trục đường đi qua các khu rừng, gần nơi làng bản, dân cư sống tập trung.

- Tuyên truyền, giáo dục, kết hợp với xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Đề phòng và ngăn chặn lửa rừng, sâu bệnh hại. Đối với những khu rừng có giá trị, khu rừng dễ cháy cần xây dựng vành đai cản lửa.

Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ hết thời gian chăm sóc và diện tích làm giàu rừng phải được lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng theo chương trình dự án 661 và các chương trình dự án khác [18].

Bảo vệ tốt các diện tích rừng trồng và các diện tích khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, phấn đấu nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc lên 58,2% năm 2020.

3.2.3.5. Khai thác rừng

Đối tượng khai thác là những lô rừng trồng sản xuất đến tuổi thành thục công nghệ và tiệm cận tuổi thành thục công nghệ với diện tích 3.719,60 ha

- Việc khai thác rừng thực hiện theo Quyết định số: 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác [5].

Đối tượng khai thác chủ yếu của huyện trong những năm tới là rừng trồng thuộc rừng sản xuất và khai thác cây phù trợ trong rừng phòng hộ.

Đối với rừng nguyên liệu tập trung, khai thác ở tuổi thứ 7, thứ 8 và áp dụng phương thức khai thác trắng. Thực hiện phương châm khai thác đến đâu phải trồng lại rừng ngay vào năm tiếp sau đó.

Khai thác rừng kinh doanh gỗ lớn: Đối với rừng trồng thuần loài cây Keo, đến năm thứ 7, thứ 8 sẽ khai thác tỉa thưa từ 40-50%, số cây còn lại sẽ được khai thác ở tuổi 15 để cung cấp gỗ lớn. Đối với rừng trồng hỗn giao giữa Keo tai tượng với cây bản địa, từ 13-15 năm mới khai thác Keo và từ 25-30 năm mới khai thác cây bản địa.

Trong rừng phòng hộ do Nhà nước đầu tư được phép khai thác cây phù trợ, tỉa thưa khi rừng có mật độ dày. Cường độ khai thác không quá 20% và đảm bảo độ tàn che sau khi khai thác tỉa thưa là lớn hơn hoặc bằng 0,6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đà bắc tỉnh hòa bình​ (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)