Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 44)

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định. Đây là một trong những quan điểm đƣợc sử dụng rộng rãi trong du lịch do đối tƣợng nghiên cứu của du lịch nói chung là hệ thống lãnh thổ du lịch, với vô số các mối quan hệ nội tại giữa những chức năng xã hội, những yếu tố và điều kiện phát triển du lịch. Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn có mối quan hệ mật thiết và kết hợp với nhau tạo nên sức hấp dẫn du khách. Do đó khi tìm hiểu, đánh giá tiềm năng và hiện trạng DLCĐ của một khu vực cần phải xem xét chúng trong sự tác động qua lại lẫn nhau.

- Quan điểm tổng hợp

Quan điểm này giúp các nhà nghiên cứu đặt vấn đề cần nghiên cứu vào trong mối liên hệ với các lĩnh vực khác có liên quan. Bởi vì, chỉ có đánh giá tổng hợp mới cho biết giá trị đích thực và khả năng khai thác thực tế các nguồn tài nguyên. Một nguồn nƣớc có thể đƣợc đánh giá rất cao về mặt chất lƣợng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng, nhƣng lại nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu lạnh giá thì cũng khơng thể khai thác cho hoạt động tắm hay bơi lội đƣợc. Do đó, muốn xác định mức độ thuận lợi và những hạn chế của tài nguyên cho việc phát triển du lịch, cần phải đánh giá tổng hợp toàn bộ điều kiện trên lãnh thổ đó. Tất nhiên, việc đánh giá tổng hợp là vơ cùng khó khăn và phức tạp. Trong trƣờng hợp này khơng thể có những tiêu chuẩn hay định mức có sẵn mà cần phải nghiên cứu trong từng khu vực

cụ thể.

Nhƣ vậy, dựa trên quan điểm này thì việc đánh giá tài nguyên du lịch tại một điểm du lịch, khu du lịch hay một vùng du lịch không chỉ đơn thuần là đánh giá tài nguyên mà còn là đánh giá cả các điều kiện để khai thác các tài nguyên đó nữa, do đó địi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch thƣờng có rất nhiều yếu tố cần quan tâm nhƣ: độ hấp dẫn, sức chứa du lịch, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận, độ bền vững, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tùy theo mục đích đánh giá mà có thể lựa chọn những yếu tố khác nữa.

- Quan điểm kinh tế sinh thái

Một trong những vấn đề quan trọng của du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng là đem lại lợi ích cho CĐĐP và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên. Vì vậy, việc phát triển du lịch nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng du lịch là hai mặt khơng thể tách rời của chính sách kinh tế sinh thái tồn vẹn.

- Quan điểm phát triển bền vững

Ngày nay, các nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt, môi trƣờng bị suy thoái khiến con ngƣời phải hƣớng tới sự phát triển bền vững để đạt đƣợc sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Theo quan điểm này, khi nghiên cứu tiềm năng DLCĐ của một địa điểm nào đó, các nhà nghiên cứu phải chú trọng tới việc khai thác và bảo vệ chúng một cách hiệu quả và bền vững.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Nội dung của phƣơng pháp này là thu thập, tìm kiếm và chọn lọc các thơng tin, tƣ liệu sau đó phân tích, xử lý để có đƣợc những kết luận cần thiết và có đƣợc những cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu. Những tài liệu thông tin luôn đƣợc bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lý, phân tích và đánh giá các vấn đề nghiên cứu.

Phƣơng pháp khảo sát thực địa giúp tác giả quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng (nhà cửa, cơng trình phụ, đƣờng giao thơng), và tìm hiểu văn hóa bản địa; tiếp xúc các bên liên quan, các phòng, ban của huyện, tỉnh và ngƣời dân địa phƣơng để thu thập đƣợc những nguồn tƣ liệu cần thiết và cập nhật. Khảo sát thực địa đƣợc tiến hành trong nhiều đợt vào năm 2014

Phương pháp điều tra xã hội học

Phƣơng pháp này đƣợc coi là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện đại. Strauss (1987) và Weiss (1994) đã chỉ ra rằng: các thông tin thu thập đƣợc thông qua điều tra giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp đƣợc các ý kiến, các quan điểm đa dạng từ du khách, CĐĐP, các nhà quản lý một cách khách quan mà quan sát của một ngƣời khơng thể có đƣợc. Kết hợp với phƣơng pháp thực địa, phƣơng pháp này có ý nghĩa quan trọng trong phân tích các hiện tƣợng thực tế.

Thực hiện phƣơng pháp này là một quá trình với việc tiến hành hàng loạt các cơng việc khác nhau song có liên quan và hỗ trợ nhau:

- Khảo sát, xác định các đối tượng và nội dung cần điều tra: để thực hiện

đƣợc mục tiêu của luận văn, việc điều tra đƣợc tiến hành với ba đối tƣợng: khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và CĐĐP.

- Lựa chọn phương pháp điều tra: Trong phƣơng pháp này có ba cách tiếp

cận cơ bản nhƣ sau:

+ Phỏng vấn thơng qua trao đổi, chuyện trị;

+ Phỏng vấn trên cơ sở phác thảo các ý tƣởng cơ bản;

+ Phiếu điều tra bằng hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở.

Trong đó thì đề tài chủ yếu sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu, để thuận lợi cho việc thu thập thông tin từ số lƣợng lớn đối tƣợng điều tra.

+ Thời gian điều tra: việc điều tra đƣợc tiến hành 2 đợt vào tháng 3/2014 và tháng 9/2014 điều tra nội dung phiếu về hiện trạng du lịch, nhu cầu của khách du lịch và khả năng tham gia của CĐĐP đối với hoạt động du lịch của làng gốm.

+ Số phiếu: tổng số phiếu điều tra là 150 phiếu trong đó có: 60 khách nội địa, 40 khách quốc tế và 50 phiếu điều tra CĐĐP

Phương pháp bản đồ

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng từ khâu đầu tiên là tìm hiểu địa bàn, trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, nghiên cứu đã sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ du lịch,… Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện một cách trực quan trên bản đồ nhƣ: bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ hiện trạng du lịch, bản đồ định hƣớng du lịch… dƣới sự trợ giúp của phần mềm Mapinfo và Arcgis.

Tiểu kết chương 1

Chƣơng 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch cộng đồng: khái niệm về DLCĐ, mục tiêu và các nguyên tắc phát triển DLCĐ, một số hình thức tham gia của cộng đồng trong hoạt động phát triển du lịch; cơ sở lý luận về làng nghề truyền thống: khái niệm về làng nghề truyền thống, đặc trƣng của làng nghề truyền thống, các điều kiện để phát triển LNTCTT, vai trị của LNTCTT.

Ngồi ra, Chƣơng 1 cũng đã trình bày về lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam và ở khu vực nghiên cứu là làng gốm Phù Lãng.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về DLCĐ trên là cơ sở quan trọng cho việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển DLCĐ tại làng gốm Phù Lãng sẽ đƣợc trình bày ở Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2 : CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG GỐM PHÙ LÃNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)