Phương pháp chuẩn bị bài học diễn án

Một phần của tài liệu TapChiNgheLuat_So5_2008 (Trang 26 - 27)

diễn án

Diễn án là một hình thức thực thành trong mơi trường "nhân tạo" đối với học viên lớp đào tạo nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật SƯ; là hoạt động "thực nghiệm", "sân khấu hố" của q trình nghiên cứu khoa học ứng dụng kỹ năng tư pháp. Diễn án chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được trang bị tương đối đầy đủ và toàn diện về kỹ năng nghiệp vụ trong một phạm vi nghiệp vụ nhất định. Giờ học diễn án, học viên có thể lĩnh hội được nhiều kiến thức nhất, rèn luyện một cách toàn diện nhất kỹ năng nghiệp vụ. Để bài học diễn án đạt được hiệu quả và mục đích đặt ra, học viên phải có sự chuẩn bị rất chu đáo nội dung bài học. Công tác chuẩn bị bài học diễn án được tập trung vào các kỹ năng sau đây:

Thứ nhất: Đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ

án. Tương tự như chuẩn bị bài học thực hành tình huống, học viên phải đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án mới có thể thực hành diễn án được. Tuy nhiên, hồ sơ diễn án khác với hồ sơ tình huống ở tính đầy đủ, toàn diện hơn; yêu cầu thực hành cao hơn thực hành kỹ năng, đòi hỏi học viên vận dụng tất cả lý thuyết về các kỹ năng đã học, đồng thời biết kết hợp vận dụng chặt chẽ hệ thống các kỹ năng. Để có thể vào vai diễn phù hợp với "kịch bản" trong hồ sơ và diễn đúng kỹ năng, đúng quy định của pháp luật hoặc có được nhận xét, bình luận chính xác việc "vào vai" của học viên khác, tất yếu phải nghiên cứu kỹ các tình tiết, sự kiện, đánh giá, sử dụng chứng cứ, đánh giá các thủ tục tố tụng đã thực hiện, dự kiến phương án giải quyết vụ án, giả định các tình huống và độc lập giải quyết các tình huống.

Thứ hai: Học viên cần chuẩn bị đủ các

văn bản pháp luật áp dụng cho bài học diễn án và chuẩn bị tốt về tâm lý cho việc diễn án với bất kỳ vai nào được phân công. Cũng như việc lên sân khấu của diễn viên, họ phải chuẩn bị tâm lý để chủ động diễn xuất phù hợp với yêu cầu của vai diễn. Ớ đây, các học viên chỉ có thể vững vàng và chủ động diễn xuât khi nắm vững: nội dung vụ án; chức năng nhiệm vụ của "vai diễn" tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của các tư cách tham gia tố tụng; thẩm quyền của Toà án, Thẩm phán; thẩm quyền của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; giới hạn thẩm quyền đó, phạm vi hoạt động của Luật sư, quyền của Luật SƯ; tình tiết, sự kiện vụ án, cơ sở vận dụng các kỹ năng nghiệp vụ, khi nào và điều kiện như thế nào thì sẽ vận dụng kỹ năng tương ứng nào? Phương pháp soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật về kỹ năng đó. Tồn bộ kiến thức đó, học viên cần hệ thống lại để vững vàng tâm lý trong thao tác vai diễn nếu được yêu cầu và nhận xét chính xác về vai diễn của học viên khác.

Để chuẩn bị tốt cho việc diễn án, học viên có thể học ở nhà theo nhóm, vào vai thử và trình bày phần chuẩn bị, kết quả nghiên cứu hồ sơ của mình, trao đổi về việc xử lý tình huống, k ế hoạch xét hỏi hoặc k ế hoạch hỏi, nội dung bản án... Từ đó, rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho nhau.

Thứ bcv. Chuẩn bị nội dung cho bản thu

hoạch diễn án.

Kết thúc buổi học diễn án, học viên phải nộp bản thu hoạch. Đây là cơ sở để giảng viên đánh giá chất lượng quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng một cách toàn diện của học viên. Nội dung bài thu hoạch, học viên phải phản ánh được kiến thức cụ thể mà mình thu nhận được thông qua diễn án. Và cơ sở để đạt được yêu cầu đó phần lớn phụ thuộc vào khâu chuẩn bị. Học viên phải viết bài trước khi diễn án

H Ọ C V IỆ N T ư P H Á P

với nội dung: Tóm tắt hồ sơ vụ án; phát hiện các thiếu sót của hồ sơ; lập k ế hoạch xét hỏi hoặc k ế hoạch hỏi; nhận xét; đánh giá chứng cứ; nhận xét và đánh giá các thủ tục tô" tụng. Nếu là vụ án hình sự, học viên lớp đào tạo nguồn Thẩm phán phải xác định việc truy tố có căn cứ hay không đủ căn cứ, nội dung cáo trạng đã phù hợp pháp luật chưa? Điều luật áp dụng đã chính xác chưa? diện truy tố có sót, lọt khơng? Đủ chứng cứ kết tội chưa, đủ điều kiện ra quyết định đưa vụ án ra xét xử chưa... Đối với học viên kiểm sát viên, phải chuẩn bị bài luận tội hoặc phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Đôi với học viên luật sư, phải chuẩn bị bài bào chữa, bảo vệ hoặc bản luận cứ. Đối với vụ án hành chính, dân sự hay lao động, phải xem xét việc thụ lý đúng thẩm quyền không, chứng cứ giải quyết tranh chấp đã đủ chưa, đã tiến hành hoà giải đối với vụ việc mà luật quy định phải hoà giải chưa, kết quả hoà giải ra sao, đủ điều kiện mở phiên toà hay chưa? Những ý kiến của học viên trình bày trong bản thu hoạch phải thể hiện được tính có căn cứ, chặt

chẽ, logic; Những nhận xét, đánh giá về hồ sơ được chuẩn bị trước sẽ tạo cơ sở cho học viên diễn án, vào vai tốt hoặc nhận xét chính xác kỹ năng vào vai của học viên khác; đó là tiền đề để học viên có bài thu hoạch"cao"trong buổi diễn án tại lớp.

Một phần của tài liệu TapChiNgheLuat_So5_2008 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)