Fà BHỌC VỆN Tư PHÁP B 9 1)

Một phần của tài liệu TapChiNgheLuat_So5_2008 (Trang 57 - 58)

nhau. Không phải công chức được tuyển dụng, xét tuyển vào cơ quan thi hành án là đương nhiên trở thành Chấp hành viên mà theo quy định pháp luật hiện hành thì để trở thành Chấp hành viên về cơ bản phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, có thời gian làm công tác pháp luật nhất định, đã qua đào tạo nghiệp vụ thi hành án và phải theo quy trình về thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên rất chặt chẽ.

Như vậy, một người tuy chỉ là Chấp hành viên thi hành án dân sự ở cấp huyện thì họ cũng phải trải qua một qúa trình đào tạo cơ bản với thời gian kinh nghiệm công

tác pháp luật khá lâu (qua 4 năm đào tạo Cử nhân Luật, ít nhất 4 năm làm công tác thực tiễn pháp luật và 6 tháng đào tạo nghiệp vụ thi hành án). Do đó, có thể khẳng định rằng về cơ bản người được bổ nhiệm làm Chấp hành viên họ đã ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp mà họ sẽ theo đuổi, gắn bó với nghề. Nếu cơ chế, chính sách tạo cho họ tâm lý yên tâm công tác lâu năm trong nghề chắc chắn họ sẽ càng được củng cố về kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp và như vậy hiệu quả công

việc sẽ cao hơn. v ấ n đề đang được đặt ra

đây là việc đối đãi của Nhà nước đối với họ như hiện nay đã được thoả đáng chưa? họ có bị sức ép nào buộc phải nghĩ đến việc phải chuyển ngành hoặc ra khỏi ngành không? pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ thi hành án của Chấp hành viên như hiện nay đã tương xứng với nhau chưa, đã có các thiết chế nào bảo vệ họ và người thân của họ để họ cảm thấy yên tâm khi nhân danh công lý thực thi công vụ hay chưa? các biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật hiện hành đã đủ và phù hợp để giúp cho họ hoàn thành nhiệm vụ chưa? v.v... Đây là một loạt các vấn đề cần sớm được quan tâm giải quyết

một cách hiệu quả, khách quan, khoa học để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Thực tế xã hội muốn ổn định, phát triển; quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp muốn được bảo đảm thì một trong các điều kiện mang tính tiên quyết đó là các phán quyết của các cơ quan tài phán phải được thi hành nghiêm chỉnh. Muốn các bản án, quyết định của Toà án được thi hành nhanh chóng, đúng đắn, cơng bằng, khách quan thì phải tạo cho người trực tiếp thi hành nó - các Chấp hành viên có đầy đủ những quyền năng cần thiết, đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm thi hành án được hiệu quả trên thực tế. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Chấp hành viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Toà án; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nhước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

2. Triệu tập đương sự, người có liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở cơ quan thi hành án hoặc u ỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án; giải thích, thuyết phục các đương sự tự nguyện thi hành án;

3. Ấn định thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án, cụ thể Chấp hành viên căn cứ vào quyết định thi hành án định cho người phải thi hành án thời hạn không qúa 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành trừ trường hợp phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án;

4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung

S ố 5 /2 0 0 8 - N ă m t h ứ b a

Một phần của tài liệu TapChiNgheLuat_So5_2008 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)