Tra s» HỌC VIỆN Tư PHÁP

Một phần của tài liệu TapChiNgheLuat_So5_2008 (Trang 47 - 49)

C ®E 25 ĩs EH ĩl

O Tra s» HỌC VIỆN Tư PHÁP

các bạn đọc quan tâm, đặc biệt thẩm phán các tòa án.

Ngày 10/11/2006, Hoàng Văn A- lái xe buýt của Xí nghiệp xe điện K, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty vận tải X bị Hội đồng xét kỷ luật của Xí nghiệp ra quyết định sa thải vì đã tự ý bỏ việc cộng dồn quá 6 ngày trong một tháng. Quyết định do Giám đốc Xí nghiệp Nguyễn Văn H ký. Khơng đồng ý với Quyết định Kỷ luật này, Hoàng Văn A làm đơn khởi kiện ra Tòa án đề nghị hủy Quyết định nói trên và buộc bồi thường lương, thiệt hại về vật chất và tinh thần trong những ngày anh ta mất việc tổng cộng lên đến 105 triệu đồng. Đơn kiện đề rõ tên bị đơn là Ông Nguyễn Văn H, Giám đốc Xí nghiệp xe điện K (trong suy nghĩ của người khởi kiện thì họ muốn kiện chính người đã ra Quyết định kỷ luật sa thải) và đã được TAND Quận B thụ lý.

Vụ việc trên đặt ra vấn đề xác định tư cách đương sự, ai là “bị đơn” của vụ án? Theo quy định của Điều 56 BLTTDS, hiểu một cách máy móc thì “bị đơn” là người bị nguyên đơn khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm hại, khơng đặt ra vấn đề là nguyên đơn khởi kiện đúng đôi tượng xâm hại quyền lợi hay không (chẳng hạn như do nguyên đơn không hiểu biết pháp luật nên khởi kiện nhầm chủ thể). Như vậy, theo Điều 56 BLTTDS, bị đơn của vụ kiện trên phải là Giám đốc Nguyễn Văn H, người bị chính anh Hoàng Văn An khởi kiện, trong khi bản thân ông Nguyễn Văn H không thể trở thành bị đơn trong quan hệ tranh chấp nói trên.

Vậy, trong tình huống này, hướng xử lý như th ế nào? Có 3 quan điểm xử lý khác nhau.

Quan điểm thứ nhất: x ử lý theo hướng

Tòa án vẫn thụ lý đơn khởi kiện và chủ

động sắp xếp lại tư cách đương sự cho đúng. Quan điểm này đã được TAND Quận B áp dụng. Thực tế, Tòa án sau khi xem xét hồ sơ khởi kiện đã thụ lý vụ việc và chủ động ra thông báo gửi Tổng công ty vận tải X với nội dung Tòa án “sắp xếp lại tư cách đương sự ” theo đó trên cơ sở đơn khởi kiện của anh Hồng Văn A, Tịa án xác định Tổng công ty vận tải X là bị đơn. Chúng tôi cho rằng việc xử lý của Tòa án như vậy là chưa hợp lý và trái với Điều 56 BLTTDS, nếu hiểu một cách cứng nhắc qui định này. Trong tình huống trên, trách nhiệm của Tòa án là nên hướng dẫn cho đương sự làm lại đơn khởi kiện để kiện đúng đối tượng chứ không nên “chủ đ ộ n g ” sắp xếp tư cách đương sự như tòa án đã thực hiện.

Quan điểm thứ hai: “Nếu Tòa án nhận

được đơn khởi kiện nhầm người (đáng nhẽ phải kiện pháp nhân có quan hệ với mình thì nguyên đơn lại đi kiện cá nhân người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó), sau khi đã hướng dẫn cặn kẽ mà nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện của mình, thì các Tịa án khơng được tự ý thay đổi hoặc đưa thêm người khác vào tham gia tô' tụng với tư cách là bị đơn cho đúng với quan hệ pháp luật có tranh chấp mà phải thụ lý và giải quyết vụ án theo đúng qui định của pháp luật. Nếu nguyên đơn đúng là kiện nhầm người, Tòa án phải xét xử vụ án đối với bị đơn đó và bác đơn khởi kiện của nguyên đơn”121. Đây là quan điểm trao đổi nghiệp vụ của Tòa Kinh tế TANDTC với các tòa án địa phương và mặc dù không là qui phạm pháp luật, nhưng nó có giá trị áp dụng trong thực tiễn xét xử.

í2) Tham luận về tình hình và giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại năm 2007 - Tòa án Kinh tế TANDTC, ngày 19/12/2007

co

S ố 5/2008 - N ăm thứ ba

][í?olu' líu ậ l

C ách xử lý này của Tòa Kinh tế TANDTC khiến chúng tôi cảm thấy băn khoăn. Chúng tôi cho rằng nên xử lý theo hướng khác hợp lý hơn, theo đó, sau khi cán bộ nhận hồ sơ đã giải thích, hướng dẫn cặn kẽ cho người khởi kiện mà người khởi kiện vẫn khơng thay đổi thì Tịa án sẽ trả lại đơn khởi kiện theo Điều 168, Điều 169 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 8.5 của Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành các qui định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của BLTTDS” của TANDTC. Theo hướng dẫn này, trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện thì Tịa án u cầu người khởi kiện ghi đầy đủ và đúng tên, địa chỉ của người bị kiện. Nếu người khởi kiện khơng thực hiện, thì Tịa án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 BLTTDS trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ mà không được thụ lý vụ án. Vậy tại sao TANDTC đã có qui định như vậy, tình huống trên lại được hướng dẫn xử lý khác? Phải chăng, hướng dẫn tại mục 8.5 Nghị quyết 02 chỉ được áp dụng trong trường hợp người khởi kiện ghi đơn khởi kiện có sai sót về mặt kỹ thuật, ví dụ đáng nhẽ phải ghi đúng tên đương sự là Bị đơn: Ông Thái Văn An- Chủ Doanh nghiệp tư nhân Thái An thì ngưởi khởi kiện lại ghi là Bị đơn: Doanh nghiệp tư nhân Thái An?01.

M ặt khác, theo quy định của Điều 168 BLTTDS, một trong những căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện của đương sự đó là “người khởi kiện khơng có quyền khởi k iệ n ”. Vậy hiểu thế nào là “người khởi kiện khơng có quyền khởi k iệ n ”? Nghị

quyết 02/2006/NQ-HĐTP đã có hướng dẫn về vấn đề này nhưng chúng tôi cho rằng chưa thực sự đầy đủ. Theo Nghị quyết 02 thì “người khởi kiện khơng có quyền khởi k iệ n ” được hiểu là người không thuộc một trong các chủ thể qui định tại Điều 161 và Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 1, 2 của Nghị quyết này; theo đó, để có quyền khởi kiện, chủ thế khởi kiện phải là chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi tô" tụng dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và chủ thể đó có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc được pháp luật qui định quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nước; ví dụ cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ.... (Điều 162 BLTTDS).

Mặc dù BLTTDS và các văn bản hướng dẫn của TANDTC không thể hiện rõ ràng, nhưng chúng tôi hiểu rằng, người khởi kiện có quyền khởi kiện phải được hiểu đầy đủ ỏ những khía cạnh sau:

- Thứ nhất, người khởi kiện phải có tư cách pháp lý độc lập đ ể khởi kiện. Cụ thể là

đối với cá nhân khởi kiện thì phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự để khởi kiện; đối với tổ chức thì phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, trừ khi tổ chức đó khơng có tư cách pháp nhân nhưng không lệ thuộc bất kỳ tổ chức nào khác. Ví dụ: Công ty TNHH A vay của Chi nhánh Ngân hàng công thương Cầu Giấy 2 tỷ đồng, đến hạn không trả được nợ nên bị Ngân hàng khởi kiện để đòi nợ. Trong trường hợp này “người có quyền khởi k iệ n ” là Ngân hàng công thương Việt Nam (có tư cách pháp nhân)

Bản thân doanh nghiệp tư nhân không là đương sự trong vụ án mà đương sự chính là chủ doanh nghiệp - Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2005.

chứ không phải Chi nhánh Ngân hàng công thương Cầu Giây41.

- Thứ hai, người khởi kiện phải là người giả thiết có quyền và lợi ích hợp pháp trực tiếp bị xâm phạm (trừ những chủ thể đặc biệt được qui định tại Điều 162 BLTTDS).

Trong các tranh chấp hợp đồng, chủ thể có quyền lợi bị xâm hại thường là các bên trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, đối với những mối quan hệ hợp đồng đặc thù thì việc xác định không đơn giản như vậy, nên tòa án cần làm rõ chủ thể nào có quyền định đoạt đối với các lợi ích bị xâm hại thì chủ thể đó mới có quyền khởi kiện. Ví dụ: Cơng ty A ở TPHCM, ký hợp đồng đại diện cho thương nhân với Công ty B ở Hà Nội, theo đó Cơng ty B sẽ nhân danh Công ty A, dưới danh nghĩa của Công ty A để bán hàng cho Cơng ty c (hàng hóa do cơng ty A cung cấp). Hàng đã bán nhưng Công ty c khơng thanh tốn. Trong tình huống này, Cơng ty A mới là người có quyền khởi kiện để yêu cầu thanh tốn bởi lợi ích bị trực tiếp xâm hại ở đây là của Công ty A.

- Thứ ba, người khởi kiện phải khởi kiện đúng đối tượng. Như đã đề cập trên đây,

thông thường các bên chủ thể trong quan hệ tranh chấp hợp đồng là các đương sự trong vụ kiện, trừ khi có sự thỏa thuận chuyển giao quyền, nghĩa vụ hoặc có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ đương nhiên theo qui định của pháp luật cho chủ thể khác. Ví dụ: Cơng ty A là đối tác vi phạm hợp đồng đối với Công ty B. Nhưng khi Công ty B dự định khởi kiện thì Cơng ty A đã làm thủ tục sát nhập vào Công ty c . Lúc này Công ty B phải khởi kiện Công ty c , nếu khởi kiện Công ty B thì được coi là khơng có quyền khởi kiện. Như vậy, thông thường chủ thể

bị kiện là chủ thể vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng, trừ việc có những sự thay đổi như trên, hoặc bản thân người khởi kiện nhầm lẫn về chủ thể.

Theo quan điểm của chúng tôi, cần xác định đầy đủ các khía cạnh của “quyền khởi k iện ” như trên để tránh việc Tòa án sau khi đã thụ lý vụ án rồi mới phát hiện thấy sai sót trong việc xác định tư cách đương sự. Chẳng lẽ trong tình huống đã thụ lý do không kiểm tra kỹ quyền khởi kiện của đương sự, Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án và ra quyết định bác đơn yêu cầu do chính lỗi của mình? Hơn nữa, Tòa án sẽ viện dẫn căn cứ pháp lý nào cho bản án của mình khi “bác đơn yêu c ầ u ” ngoài việc viện dẫn “người khởi kiện khơng có quyền khởi k iện ”? Nếu với căn cứ pháp lý đó, Tịa án phải đình chỉ việc giải quyết vụ án theo Điều 192 BLTTDS mới đúng. Ngoài ra, việc giải quyết vụ án sẽ trở nên vơ nghĩa khi Tịa án cứ phải tiến hành đầy đủ các thủ tục tô' tụng từ thông báo, triệu tập, tiến hành hòa giải, mở phiên tòa... để đi đến hệ quả nhìn thây trước là “bác đơn khởi k iệ n ”?. Đây là chưa bàn đến những tình huống khó xử khi bản thân người bị kiện nhầm (ông H trong vụ án trên chẳng hạn) đồng ý hòa giải thành với người khởi kiện, Tòa án sẽ xử lý th ế nào?

Như vậy, quay trở lại vụ kiện trên, mối quan hệ hợp đồng lao động ở đây được xác lập giữa anh Hoàng Văn A (với tư cách là người lao động) với Tổng công ty vận tải HN (với tư cách là người sử dụng lao dộng) và khi người khởi kiện kiện sai (không kiện Tổng công ty vận tải HN mà kiện Giám đốc Xí nghiệp đơn vị thành viên của Tổng cơng ty) thì phải được hiểu là “người khởi kiện

Một phần của tài liệu TapChiNgheLuat_So5_2008 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)