Về vấn đề áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt: Các cơ quan tiến hành tô" tụng

Một phần của tài liệu TapChiNgheLuat_So5_2008 (Trang 28 - 29)

chặn bắt: Các cơ quan tiến hành tô" tụng trong hoạt điều tra vụ án còn để xảy ra rất nhiều trường hợp bắt oan, bắt sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Thứ nhất: Nhiều trường hợp không đủ căn cứ hoặc chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người, cơ quan điều tra vẫn tiến hành bắt, sau đó chuyển sang Viện kiểm sát đề nghị phê chuẩn. Trong những trường hợp này đáng ra Viện kiểm sát phải kiên quyết từ chối phê chuẩn, nhưng do một số bộ phận Kiểm sát viên năng lực còn hạn chế hoặc do nể nang tin và dựa vào suy đoán của Cơ quan điều tra

trong quá trình điều tra, Viện kiểm sát vẫn phê chuẩn.

Ví dụ: Ngày 21/11/2005 Tại huyện B.x

tỉnh BT đã xảy ra việc người bị tạm giữ Đinh Ngọc H. Đã tự vẫn tại nhà tạm giữ. Lý do, Ngọc H đã ra đầu thú về hành vi phạm tội của mình. Cơ quan điều tra công an huyện B.đã lập biên bản và cho Đinh Ngọc H về. Vài hôm sau, cơ quan điều tra lại ra lệnh bắt khẩn cấp đối với H. Lệnh bắt khẩn cấp này thiếu căn cứ pháp luật, đáng ra Viện kiểm sát cần kiên quyết không phê chuẩn, nhưng do ngại va chạm và sợ người phạm tội bỏ trốn Viện kiểm sát vẫn phê chuẩn. Do uất ức vì bị bắt nên Đinh Ngọc H. đã tự vẫn tại nhà tạm giữ.

Từ ví dụ trên cho thây sự tuỳ tiện trong nhận định và đánh giá sự việc, cũng như sự thiếu kiên quyết, còn nể nang và ngại va chạm của Viện kiểm sát đã dẫn đến hậu quả xấu xảy ra. Theo hướng dẫn tại Thông tư 05/2005 ngày 7/9/2005 của VKSTC- BCA-BQP thì “chỉ được bắt khẩn cấp khi có đủ tài liệu chứng minh việc bắt khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 81 BLTTHS. Nếu bắt khẩn cấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì trong hồ sơ phải có tài liệu chứng minh các căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bắt khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong hồ sơ phải có biên bản ghi lời khai của người bị hại hoặc lời khai của người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trơng thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm và các tài liệu hoặc căn cứ khác chứng tỏ người đó sẽ bỏ trốn. Nếu bắt khẩn

cấp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều

này thì phải thu thập hoặc ghi nhận được dấu vết, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc của người bị nghi thực hiện tội phạm đó.

Cần lưu ý, để nhận định đúng việc người đó có thể trốn theo quy định tại các

HỌ C V IỆ N T ư P H Á P !))

điểm b, c khoản 1 Điều 81 của BLTTHS, người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp và Viện kiểm sát khi xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp phải căn cứ và đánh giá một cách toàn diện về các mặt như: nhân thân người đó (có tiền án, tiền sự, lang thang khơng có nơi cư trú rõ ràng?.), tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và loại phạm tội được thực hiện và thực tiễn cho thấy người phạm tội thường trốn như tội trộm cắp, lừa đảo, cướp, giết người, mua bán trái phép các chất ma tu ý ” .

Thứ hai: Có nhiều trường hợp đủ căn cứ cần áp dụng biện pháp ngăn chặn như bắt khẩn cấp, tạm giữ, bắt tạm giam nhưng do thiếu thống nhất trong đánh giá chứng cứ, máy móc trong vận dụng pháp luật Viện kiểm sát lại từ chối việc phê chuẩn lệnh bắt của Cơ quan điều tra, làm cho công tác điều tra vụ án của Cơ quan điều tra gặp rất nhiều khó khăn, tạo điều kiện cho bọn tội phạm xoá dấu vết, tiêu huỷ chứng cứ, bình tĩnh có thời gian tính tốn, cân nhắc tìm mọi cách đối phó với Cơ quan điều tra.

Ví dụ: T ại mục 3.3 Thông tư 05/2005/TTLT- VKSTC- BCA - BQP ngày 07/09/2005 có quy định rõ hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp gồm có các tài liệu sau đây: “công văn đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp; lệnh bắt khẩn cấp trong đó phải ghi rõ bắt khẩn cấp thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Đieu 81 BLTTHS; biên bản bắt người trong trường hợp khẩn cấp; tin báo tố giác về tội phạm hoặc kiến nghị của các cơ quan nhà nước; các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc quyết định bắt khẩn cấp; tài liệu về nhân thân người bị bắt; lời khai của người bị bắt khẩn cấp nếu có; bản kê tên tài liệu hồ sơ và từng trang bút lục có đóng dấu của cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, khi chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị phê chuẩn, cơ quan điều tra đã chưa kịp hoàn tất đầy đủ những tài liệu nêu trên như còn thiếu tài liệu về nhân thân của đối tượng. Lý do thiếu tài liệu này do đối tượng là thành phần lang thang, chưa khai rõ nguồn gốc nên cơ quan điều tra chưa thể xác minh làm rõ ngay được. Trường hợp này đáng ra Viện kiểm sát cần năng động phê chuẩn quyết định bắt khẩn cấp của Cơ quan điều tra để kịp thời ngăn chặn tội phạm. Nhưng do quá cứng nhắc trong lề lôi làm việc nên Viện kiểm sát đã kiên quyết không phê chuẩn, khiến đôi tượng bỏ trốn, vụ án rơi vào b ế tắc, câu dầm, khó khăn trong công tác điều tra.

Một thực tế nữa trong hoạt động tô" tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng thường để xảy ra nhiều trường hợp bắt, giữ người khơng có lệnh, giam, giữ người quá hạn. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng bắt, giữ, giam người khơng có căn cứ, bắt, giữ, giam người oan, sai, đã ảnh hưởng lớn đến quyền nhân thân của những đối tượng bị bắt, ngược lại có nhiều trường hợp đủ căn cứ cần phải áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn như: bắt khẩn cấp, tạm giữ, bắt tạm giam nhưng các

cơ quan tiến hành tố tụng lại không bắt, để

các đối tượng bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội gây ra hậu quả cho xã hội và khó khăn rất nhiều trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án, gây tâm lý bất bình và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu TapChiNgheLuat_So5_2008 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)