Tồn tại, hạn chế hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ Ý UẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

2.3. Đánh giá hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ,

2.3.2. Tồn tại, hạn chế hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận

quận Tây Hồ

Hoạt động giám sát của HĐND quận Tây Hồ đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn thấp so với vị thế là một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đặc biệt là kết quả về hoạt động giám sát.

Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Thường trực HĐND quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp; dự kiến chương trình kỳ họp được gửi đến đại biểu HĐND cũng với quyết định triệu tập kỳ họp. Trên thực tế hoạt động của HĐND quận Tây Hồ, do các báo cáo của UBND, các cơ quan tư pháp và một số tờ trình, dự thảo nghị quyết, đề án của các cơ quan chưa được chuẩn bị đầy đủ, đúng thời gian nên quyết định triệu tập kỳ họp thường muộn hơn so với thời gian quy định.Đi đối với đó là các báo cáo để đại biểu xem xét tại kỳ họp cũng không được gửi đến đại biểu đúng thời gian. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, thời gian diễn ra kỳ họp gấp rút với lượng văn bản nhiều thì kỳ họp rất khó giải quyết triệt để tất cả các cơng việc, do đó hoạt động giám sát thơng qua hình thức xem xét báo cáo cơng tác không đủ thời gian để nghiên cứu và đánh giá.

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân nêu rõ chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, Ban của HĐND tổ chức họp thẩm tra báo cáo theo quy định. Trên thực tế, một số báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết được gửi đến Ban HĐND thẩm tra sát với ngày khai mạc kỳ họp, thường là các báo cáo: tình hình phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo; báo cáo tổng quyết toán thu chi ngân sách địa phương; báo cáo phân bổ dự toán thu, chi ngân sách... Do vậy, các báo cáo thẩm tra của các Ban cũng không gửi đến đại biểu để xem xét trước đúng thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra cũng như chất lượng kỳ họp HĐND.

Các nghị quyết của HĐND mặc dù đã được gửi tới đại biểu HĐND và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quậnsau khi ban hành để tuyên truyền, phổ biến, quán triệt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tuy nhiên mức độ quán triệt, tuyên truyền chưa sâu rộng; các cơ quan, đơn vị chỉ để đấy hoặc là có gửi tới CB, CC nhưng hầu như khơng được ai quan tâm, xem xét; các đại biểu HĐND cũng coi nhẹ việc tuyên truyền những chủ trương, chính sách mới của HĐND qua các buổi tiếp xúc cử tri, tiếp cơng dân... do đó, nghị quyết của HĐND chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp được tổng hợp có hệ thống, được Ủy ban nhân dân quận xem xét, giải quyết trả lời bằng văn bản đến cử tri kịp thời, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri. Công tác phối hợp

với Thường trực HĐND quận trong việc tổng hợp, tiếp nhận, phân loại giải quyết kiến nghị của cử tri được thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Một số vấn đề, nội dung kiến nghị được UBND quận xem xét, giải quyết trả lời dứt điểm, một số nội dung đã được UBND quận đưa ra kế hoạch, thời gian, lộ trình giải quyết cụ thể. Tuy nhiên, một số ý kiến của cử tri liên quan đến hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều, nguyên nhân khách quan là do nguồn ngân sách địa phương cịn hạn chế vì vậy chưa thể tổ chức triển khai thực hiện để đáp ứng được tình hình thực tế và nguyện vọng của cử tri; một số ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được xem xét, giải quyết trả lời dứt điểm dẫn đến tình trạng cử tri cịn kiến nghị nhiều lần, từ đó phần nào cũng ảnh hưởng giảm lòng tin của cử tri vào kết quả tiếp thu, giải quyết.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp tuy đã đổi mới về phương pháp nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như việc trả lời chất vấn vẫn còn nhiều trường hợp ý kiến trả lời còn chung chung, chưa cụ thể, còn vòng vo, né tránh. Nhiều đại biểu tiếp tục truy vấn song để đảm bảo thời gian, chương trình kỳ họp chủ tọa phải xin ý kiến kỳ họp và đề nghị các ngành, các cấp trực tiếp trả lời cho đại biểu bằng văn bản, các chất vấn của cử tri đối với kỳ họp HĐND nếu vượt cấp khơng thuộc thẩm quyền của HĐND quận thì chủ tọa kỳ họp ghi nhận và yêu cầu trả lời đúng thẩm quyền và báo cáo kết quả giải quyết cho Thường trực HĐND và đại biểu HĐND tại kỳ họp gần nhất.

Một hạn chế nữa trong việc chất vấn và trả lời chất vấn là tâm lý nể nang, ngại va chạm, tư tưởng “cấp dưới, cấp trên” của một số đại biểu HĐND khi chất vấn các đại biểu thường né tránh những vấn đề nhạy cảm mặc dù đó là vấn đề bức xúc trong thực tế đời sống xã hội, chỉ hỏi ở mức độ chung chung. Do đó người trả lời chất vấn cũng đưa ra những hứa hẹn và các giải pháp khắc phục không hiệu quả nhưng kỳ họp sau đại biểu cũng cho qua không nhắc lại nữa.

Hoạt động giám sát chuyên đề chủ yếu thực hiện theo kế hoạch đã được đề ra, các đợt giám sát đột xuất ít khi được thực hiện, chưa thực hiện được nhiều hoạt động khảo sát trước kỳ họp. Mỗi đợt giám sát chỉ thực hiện trong vài ngày, mỗi đơn vị được giám sát chỉ trong một buổi hoặc một ngày, chủ yếu là xem xét báo cáo của các đơn vị được giám sát mà chưa bám sát thực tế cơ sở những nội dung cụ thể của vấn đề cần được giám sát nên hiệu quả không cao, nội dung kiến nghị còn rất đơn giản, chung chung, không thể hiện yêu cầu cụ thể công việc đơn vị được giám sát. Việc xử lý, trả lời các kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát chưa đầy đủ, chưa quan tâm thực hiện giải quyết các kiến nghị của Thường trực HĐND, các ban của HĐND nên hiệu quả sau giám sát chưa được như mong muốn, chưa giải quyết hết nội dung được kiến nghị. Hoặc là việc trả lời của một số đơn vị được giám sát không đáp ứng yêu cầu cụ thể công việc đơn vị được giám sát, hơn nữa, công tác kiểm tra việc thực hiện kiến nghị sau giám sát còn bỏ ngỏ, còn hạn chế trong việc tái giám sát.

nhiệm vụ theo luật định và quy chế hoạt động của HĐND, tích cực, trách nhiệm tham gia các đợt giám sát, khảo sát, tham dự các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn. Tuy nhiên, việc thực hiện sinh hoạt Tổ đại biểu HĐND chưa được các Tổ quan tâm thường xuyên, chưa xây dựng và tổ chức thực hiện được các cuộc giám sát chuyên đề.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)