Thực trạng bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ Ý UẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

2.2.3. Thực trạng bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ

do Hội đồng nhân dânbầu

Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu là hình thức giám sát rất quan trọng của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở địa phương đối với các chức danh do HĐND bầu, kết quả lấy phiếu tín nhiệm góp phần để các chức danh do HĐND bầu tự đánh giá và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ, chức trách được giao. Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu cũng là công cụ giám sát mới của HĐND các cấp, mặc dù luật đã có quy định từ lâu nhưng gần đây nội dung này mới được thực hiện một cách nghiêm túc. Hình thức giám sát có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc, qua đó đánh giá được thực chất về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực thực tiễn của những người giữ chức vụ do HĐND bầu, đồng thời còn là thước đo tinh thần xây dựng, sự nghiêm túc, công tâm, khách quan, trách nhiệm vì sự nghiệp chung của các vị đại biểu dân cử khi thực hiện quyền giám sát theo quy định của pháp luật. Việc lấy phiếu tín nhiệm có tác động tích cực đến cơng tác cán bộ, khích lệ, động viên đối với người có nhiều phiếu “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” tự tin trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời qua đây cũng nhắc nhở đối với người có nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” để điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với chức trách, nhiệm vụ được giao, từ đó có phương hướng khắc phục khuyết điểm, hạn chế, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động.

HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021 lấy phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do HĐND bầu theo quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13, trong đó quy định HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Như vậy, với nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm của năm 2018.

Tại kỳ họp thứ bảy, HĐND quận Tây Hồ khóa V, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 18 chức danh do HĐND bầu, do các đại biểu được lấy phiếu tín nhiệm đều chuẩn bị chu đáo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi đến đại biểu HĐND và được đại biểu HĐND quan tâm, đánh giá khách quan nên kết quả đều đạt “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm”, khơng có đại biểu nào phải bỏ phiếu tín nhiệm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cụ thể:

+ Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm cao: 07 người;

+ Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm: 11 người; + Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp: 0 người.

Kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm là một trong những căn cứ quan trọng để cấp có thẩm quyền xem xét trong việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với phẩm chất, năng lực và khả năng cống hiến của mỗi người, đặc biệt là trong công tác quy hoạch cán bộ

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)