CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ Ý UẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
1.4. Kinh nghiệm hoạt động giám sát của HĐND của các quậnvà giá trị
trị tham khảo cho hoạt động giám sát của HĐND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Thông qua các hoạt động giám sát khác nhau ở các địa phương khác nhau đã để lại bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với hoạt động giám sát của HĐND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội như sau:
Một là, ngoài việc xem xét các kết quả trong báo cáo được trình tại kỳ họp, Thường trực HĐND, đại biểu HĐND phải quan tâm, chú trọng đến chất lượng, nội dung, mục tiêu của các văn bản trình kỳ họp. Đồng thời, để có cơ sở cho đại biểu xem xét, thảo luận, quyết nghị các vấn đề tại kỳ họp, Thường trực HĐND quận cũng yêu cầu các Ban HĐND tiến hành thẩm tra, quan tâm tập trung vào những đề án, những vấn đề nổi cộm, ý kiến cử tri quan tâm, tình hình thực tế địa phương… để làm cơ sở đưa ra ý kiến thẩm tra.
Hai là, việc tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được sắp
xếp thời gian hợp lý, chủ tọa điều hành linh hoạt, đảm bảo đối tượng bị chất vấn trả lời chất vấn đầy đủ theo nội dung câu hỏi của đại biểu đưa ra; duy trì, thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ban Thường trực UBMTQ Việt Nam quận Tây Hồ với các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND; liên hệ mật thiết với cử tri địa phương, lắng nghe, trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến kiến nghị của cử tri, thật sự là cầu nối giữa cử tri với chính quyền các cấp.
Ba là, lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề sát với thực tế địa phương,
lựa chọn những vấn đề nổi cộm mà cử tri quan tâm. Trong quá trình giám sát, đảm bảo xem xét, xác minh thực tế, thu thập thông tin, tài liệu đối chiếu với nội dung báo cáo, trong trường hợp cần thiết, mời chuyên gia hoặc những người am hiểu về lĩnh vực giám sát để tư vấn, hỗ trợ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện và giải quyết các ý kiến kiến nghị sau giám sát và ý kiến, kiến nghị của cử tri, của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp.
Bốn là, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện
thường xuyên và được phân công cho Ban Pháp chế tiến hành theo chức năng, thẩm quyền, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, nhằm kịp thời phát hiện những
dấu hiệu trái pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Năm là, tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động của
người đại biểu HĐND; cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu cần thiết cho đại biểu, đồng thời đại biểu HĐND cần phải tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng học hỏi để nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ, nắm vững tình hình KT - XH, quốc phịng, an ninh của địa phương.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, học viên đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của HĐND cấp quận; chức năng, nhiệm vụ của HĐND quận, nội dung giám sát của HĐND cấp quận. Luận văn đã hệ thống hóa các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động giám sát, đảm bảo việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát, điều kiện đảm bảo tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của HĐND cấp quận.
Trong chương 1, học viên cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong hoạt động giám sát của HĐND và rút ra các giá trị tham khảo cho quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đây là những bài học kinh nghiệm mà quận Tây Hồ có thể nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND quận đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI