Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 49 - 68)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ Ý UẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

2.3. Đánh giá hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ,

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Những hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND quận Tây Hồ do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Sự phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp quận chưa nhịp nhàng. Mặc dù ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực HĐND quận đã chủ trì phối hợp với UBND và Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam quận ban hành quy chế phối hợp trong hoạt động, trong đó có quy định cụ thể về việc thời gian gửi các báo cáo đến HĐND của UBND và các cơ quan chuyên mơn. Tuy nhiên, qua 13 kỳ họp HĐND quận có đến bảy kỳ họp HĐND,UBND quận chưa chỉ đạo cơ quan chuyên môn gửi báo cáo theo đúng thời gian mà Thường trực HĐND quận đã xây dựng nên ảnh hưởng đến chất lượng kỳ họp

Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa chức năng giám sát của HĐND quận với chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, vì chức năng giám sát và phản biện xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động tích cực và tạo điều kiện cho HĐND quận thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của mình.

Hoạt động của đại biểu chuyên trách trong Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, chất lượng của các Ban HĐND

Từ nhiệm kỳ 2016 – 2021, trong Thường trực HĐND có hai Phó Chủ tịch HĐND là đại biểu HĐND, hoạt động chuyên trách; các Phó Trưởng Ban của ba Ban HĐND cũng hoạt động chuyên trách. Tuy qua Ban Thường vụ quận ủy, xem xét, xác nhận tư cách đại biểu và giới thiệu vào các vị trí chuyên trách với trình độ chun mơn đều từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên nhưng trong 05 thành viên hiện hoạt động chuyên trách, chỉ có hai Phó Chủ tịch HĐND đã có kinh nghiệm cơng tác tại các vị trí khác nhau trong hệ thống chính trị, cịn 02 Phó Trưởng Ban đều có tuổi đời cịn trẻ nên kinh nghiệm công tác chưa nhiều, lần đầu tiên được va chạm trong môi trường hoạt động của HĐND nên phần nào dẫn đến chất lượng hoạt động của các Ban chưa cao.

Bên cạnh đó, các Ban HĐND chỉ có Phó Trưởng Ban hoạt động chuyên trách, còn lại các thành viên hoạt động kiêm nhiệm, chủ yếu là lãnh đạo chủ chốt các phường, thời gian tham gia các hoạt động trong Ban còn hạn chế, chưa chú trọng quan tâm dành nhiều thời gian nghiên cứu những nội dung văn bản về chính sách pháp luật mới, những tài liệu, tư liệu về lĩnh vực hoạt động của Ban.

Do đó, tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao có lúc hiệu quả cao.

Nhận thức về vai trò giám sát của HĐND của một số cơ quan, tổ chức chưa cao. Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tuy nhiên thực tế lại đang tồn tại tư tưởng xem nhẹ vai trị, vị trí và tầm quan trọng của HĐND. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân vẫn còn xem HĐND là một cơ quan bình thường, mang tính hình thức tại địa phương, do vậy coi nhẹ ln hoạt động giám sát của HĐND. Đối với các hoạt động giám sát chuyên đề, các đơn vị và cá nhân chịu sự giám sát chưa coi đây là hoạt động quan trọng nên xem nhẹ công tác thực hiện báo cáo theo đề cương gửi kèm dẫn đến tình trạng báo cáo cịn sơ sài, chưa chỉ ra được nội dung chính mà đồn giám sát yêu cầu, khi giám sát thực tế chỉ hướng dẫn tới cơ sở thực hiện tốt nên gây khó khăn trong việc đưa ra hạn chế, bất cập và đề ra biện pháp, kiến nghị cần giải quyết.

Trong quá trình giám sát, đại biểu cần dành thời gian và thông tin để nghiên cứu văn bản, tuy nhiên, trong nhiều cuộc giám sát, điều kiện tiếp cận và cập nhật thông tin của các đại biểu HĐND còn nhiều bất cập do các cơ quan chuyên môn, đơn vị, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thiếu thông tin cho đại biểu nên làm giảm chất lượng cuộc giám sát của HĐND.

Trình độ, năng lực của đại biểu HĐND

Nội dung hoạt động của HĐND nói chung và công tác giám sát của HĐND nói riêng rất phong phú và đa dạng, có nhiều vấn đề mang tính nghiệp vụ, chuyên sâu, trong khi đó, mỗi đại biểu có trình độ trong một lĩnh vực nhất định, lại hoạt động kiêm nhiệm nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của HĐND và hoạt động giám sát.

Việc chọn danh sách đại biểu đưa đi ứng cử tại các đơn vị của ủy ban bầu cử quận còn theo cơ cấu nên đại biểu trúng cử có trình độ, năng lực lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng không đồng đều, nhận thức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là việc xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng tại kỳ họp. Theo thống kê cơ cấu đại biểu HĐND đầu nhiệm kỳ, trình độ học vấn, chuyên mơn và lý luận chính trị của đại biểu HĐND tuy đã tăng cao hơn so với nhiệm kỳ trước nhưng về cơ bản, trình độ pháp lý, sự hiểu biết về Hiến pháp, pháp luật, kiến thức quản lý nhà nước của một số đại biểu còn hạn chế. Đặc biệt, kỹ năng giám sát, chất vấn cịn yếu, vì lẽ đó khơng ít đại biểu không sử dụng đúng và sử dụng hết quyền năng giám sát của mình, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động giám sát. Đa số đại biểu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, lại chưa có chế tài bắt buộc riêng đối với hoạt động của HĐND nên đại biểu thường không nghiên cứu chuyên sâu hoạt động của HĐND. Bên cạnh đó, do khơng nắm chuyên sâu hoạt động của HĐND nên một số đại biểu có tư tưởng nể nang, ngại va chạm, biết nhưng khơng dám nói hoặc nói như thế nào để giữ hịa khí... Thêm nữa, tính hình thức trong hoạt động của HĐND vẫn còn, cơ chế cho hoạt động giám sát cho đại biểu

HĐND chưa rõ ràng làm cho một số đại biểu HĐND thiếu tự tin và tin tưởng vào hoạt động của HĐND và công tác giám sát của HĐND.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này luận văn tập trung đi sâu phân tích thực trạng hoạt động giám sát của HĐND quận Tây Hồ để chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó, từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND quận Tây Hồ. Trong chương 2, luận văn trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, KT - XH quận Tây Hồ, cơ cấu tổ chức HĐND quận và những kết quả đạt được của HĐND quận trong giai đoạn vừa qua. Tiếp đó, luận văn đi sâu phân tích hoạt động giám sát của HĐND dựa trên các phương thức và nội dung đã trình bày ở chương 1. Ở chương 2 luận văn cũng đã trình bày và đánh giá những mặt đạt được, mặt chưa đạt được và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp ở chương 3.

CHƢƠNG 3:

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT ƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND QUẬN TÂY HỒ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận

Giám sát là một trong hai chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở bảo đảm cho HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 có nhiều nội dung mới, quy định rõ nội dung, hình thức, trình tự giám sát của từng chủ thể giám sát, là căn cứ pháp lý quan trọng để hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND đi vào thực chất có hiệu lực, hiệu quả. Luật quy định hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND là hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan, đơn vị là đối tượng giám sát có trách nhiệm phải thực hiện những kiến nghị, đề xuất sau giám sát.

Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của HĐND đã góp phần quan trọng trong việc tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri, khiếu nại tố cáo của công dân được tăng cường và đem lại hiệu quả tích cực. Quan hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri được cải thiện, niềm tin của cử tri đối với Đảng, Nhà nước được nâng lên. HĐND quận Tây Hồ đã từng bước phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; các Nghị quyết của HĐND đã kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội dung nghị quyết cơ bản bám sát với tình hình thực tế ở địa phương và có tính khả thi cao, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị, phát triển KT - XH và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát của HĐND quận Tây Hồ cần đảm bảo các phương hướng và nội dung sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HDND,

đặc biệt là việc quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ có năng lực bảo đảm các chức danh trong HĐND tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Tăng số lượng cấp ủy cùng cấp trong Thường trực HĐND và Ban của HĐND. Đây là vấn đề có tính quyết định đến việc phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng.

Đổi mới và tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của HĐND, trước hết Đảng cần phải chăm lo kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND, tổ chức đảng trong HĐND và bố trí cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt làm công tác HĐND. Thường trực HĐND và cấp ủy thực hiện điều hòa phối hợp hoạt động của HĐND nhằm nâng cao hiệu lực, năng lực hoạt động của chính

quyền địa phương, đảm bảo các chủ trương của Đảng được kịp thời cụ thể hóa bằng Nghị quyết của HĐND. Đây là hình thức cơ bản đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, từ đó nâng cao lịng tin của nhân dân với Đảng. Các cấp ủy đảng chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị về vai trị, vị trí, chức năng của HĐND để HĐND ngày càng làm tốt hơn vai trị đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương trong các lĩnh vực phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.

Hai là, các quy định được ban hành liên quan đến hoạt động giám sát của

HĐND quận phải đảm bảo tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

HĐND phải nghiên cứu, cải tiến hoạt động giám sát của HĐND nhất là hoạt động giám sát tại kỳ họp nhằm phát huy vai trò của các đại biểu HĐND trong việc tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Bên cạnh đó, cần chú ý nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát ngoài kỳ họp, có chế tài xử lý những đơn vị chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kết luận, kiến nghị sau giám sát.

Ba là, chú trọng hơn nữa đến hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND

quận. HĐND quận cần thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phương thức giám sát của HĐND; cơ chế, nguồn lực để sử dụng tư vấn thẩm định phản biện, phục vụ cho công tác thẩm tra, giám sát của HĐND; nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan liên quan như UBND, các cơ quan chuyên môn trong việc chuẩn bị nội dung phục vụ hoạt động giám sát của HĐND; trách nhiệm xử lý, giải quyết, thực hiện các kiến nghị sau giám sát của HĐND; các chế tài áp dụng khi các cơ quan chức năng không thực hiện các kiến nghị sau giám sát... làm cơ sở pháp lý cụ thể để HĐND thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Bốn là, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và các kỹ năng cho đại biểu

HĐND quận, nhất là kỹ năng giám sát, chất vấn tại kỳ họp. Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ sinh hoạt, sơ kết, đánh giá tình hình hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND và quy định chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Chất lượng hoạt động của HĐND phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND, vì vậy, bồi dưỡng và nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu HĐND là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương. Bên cạnh đó, để đảm bảo đại biểu HĐND hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần duy trì chế độ sinh hoạt và đánh giá tình hình hoạt động của đại biểu HĐND qua các cuộc họp, sinh hoạt thường kỳ.

Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa HĐND quận với UBND, UBMTTQ Việt Nam quận và các cơ quan chuyên môn trong việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thành công các kỳ họp HĐND, trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp để đảm bảo ý kiến của cử tri được đại biểu HĐND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND trả lời ngay tại buổi tiếp xúc. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của UBND quận trong việc thực hiện các nghị quyết của HĐND.

Sáu là, quy định cụ thể hơn về bộ máy giúp việc của HĐND, trong đó, chú ý đến văn phịng giúp việc cho HĐND cấp quận cần có bộ máy riêng, khơng chung văn phịng với UBND; đối với cấp xã cũng cần có chuyên viên giúp việc riêng cho HĐND. Xây dựng kế hoạch hàng năm đảm bảo kinh phí phục vụ cho các hoạt động của HĐND về chế độ sinh hoạt phí của đại biểu HĐND; về cơ sở, vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND.

Thường xuyên kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, tạo mọi điều kiện tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị… để công chức làm việc. Đội ngũ chuyên viên giúp việc cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND phải có trình độ chun mơn chuyên ngành; đặc biệt cần có đủ độ nhạy bén về chính trị, kịp thời phát hiện, đề xuất lựa chọn những vấn đề phù hợp tham mưu cho HĐND thực hiện chức năng giám sát; Văn phòng HĐND và UBND cần đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật.

3.2. Các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

3.2.1. Đổi mới trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận

Đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực

lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng ln gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Do đó, hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát của HĐND nói riêng đều nằm trong sự lãnh đạo của Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của HĐND là nội

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 49 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)