Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức của

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ Ý UẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức của

của Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình KT - XH quận Tây Hồ

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, phía Nam giáp quận Ba Đình phía đơng bắc và đơng nam giáp huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm. Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy. Trên địa bàn có những di tích và dấu tích lịch sử văn hóa từ ngàn đời xưa góp phần, góp phần bồi đắp nền tinh hoa văn hóa Thăng Long Hà Nội đã và đang tỏa sáng trở thành khu di tích nổi tiếng Thủ đơ. Sau 25 năm xây dựng và phát triển, quận Tây Hồ đã có bước phát triển mạnh với những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực và trở thành trung tâm Dịch vụ - Du lịch và Văn hóa của Thủ đơ Hà Nội.

Quận Tây Hồ được thành lập theo Nghị định 69/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Chính Phủ. Quận nằm ở phía Tây Bắc của thủ đơ Hà Nội, có diện tích 24 km2

, Quận có 8 đơn vị hành chính phường ở xung quanh Hồ Tây gồm: phường Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La và Phú Thượng. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Giao thơng thuận tiện, có nhiều tuyến đường lớn chạy qua như đường Võ Chí Cơng, Lạc Long Qn, Xn La, Nguyễn Hồng Tôn, Âu Cơ, An Dương Vương...các tuyến giao thông nội đô quan trọng như đường Lạc Long Quân, Thụy Khuê, đường Thanh Niên ... Một phần phía bắc và phía đơng của Quận tiếp giáp 10 km sơng Hồng, chảy qua địa bàn các phường Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên và Yên Phụ.

Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đơ Hà Nội.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Với những đặc điểm tự nhiên và yêu cầu phát triển đô thị, Quận Tây Hồ đã xác định mục tiêu xây dựng và phát triển quận thành trung tâm dịch vụ – du lịch văn hóa của Thủ đơ. Trong 5 năm qua (2015-2020), kinh tế của quận duy trì tốc độ phát triển khá, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân đạt 14,38%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Tây Hồ lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”; ngành thương mại - dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh hơn, đạt tỷ trọng 67,19%; ngành công nghiệp phát triển ổn định với tỷ trọng đạt 32,35%; ngành nông nghiệp đạt tỷ trọng 0,46%; giá trị sản xuất nông nghiệp ngành trồng

trọt đạt bình quân 235 triệu đồng/ha, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, hàng năm trên địa bàn quận có trên 300 doanh nghiệp được thành lập mới. Trong 5 năm, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 15.461 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 13,73%; tổng chi ngân sách đạt 8.490 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội đạt tỷ lệ 83,5% trong tổng chi ngân sách quận, tăng 62% so với giai đoạn 2010-2015, chi thường xuyên giảm dần và đảm bảo tự cân đối theo chỉ đạo của Thành phố. Các đề án khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của quận được tập trung chỉ đạo, bước đầu thu được kết quả tốt, góp phần quảng bá tiềm năng du lịch gắn với phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và các làng nghề truyền thống. Tây Hồ đã hoàn thành sớm chỉ tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, là quận thứ hai của Thành phố Hà Nội khơng cịn hộ nghèo.

Mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao (0,58%), nhưng quận đã quan tâm chỉ đạo, khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị cây trồng cho nông dân. Đã xây dựng thành công thương hiệu Quất cảnh Tứ Liên, Chè sen Quảng An - “Tinh hoa chè Việt”, đồng thời gìn giữ thương hiệu hoa đào Nhật Tân. Giá trị sản phẩm trồng trọt đạt trên 175 triệu đồng/ha.

Với đặc thù là quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh, nhiều dự án lớn được triển khai trên địa bàn như đường Vành đai 2, cầu Nhật Tân, khu đô thị Tây Hồ Tây, Nam Thăng Long, đường Văn Cao - Hồ Tây… từ năm 2010 đến nay có 114 dự án đã được triển khai, mở ra diện mạo mới cho vùng đất phía Tây của Thành phố. Các tuyến đường giao thơng được mở rộng, bê tơng hóa, các trường học, nhà văn hóa phường, nhà sinh hoạt khu dân cư… được quan tâm đầu tư. Các khu đô thị mới, khu vui chơi, giải trí được xây dựng mang đặc trưng của khu đô thị hiện đại. Hệ thống điện chiếu sáng, cấp nước sạch, thoát nước được cải tạo, nâng cấp đồng bộ. Đặc biệt, toàn bộ khu vực quanh Hồ Tây được xây dựng lại với hệ đường dạo, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ. Đồng thời, để phát triển du lịch, tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Tây cũng được đưa vào hoạt động, quận đã duy trì “khơng gian biểu diễn nghệ thuật ngồi trời, ẩm thực và lễ hội đường phố” tại khu vực hồ Sen, phố Trịnh Công Sơn, phường Nhật Tân (giai đoạn 1), tiếp tục triển khai các đề án phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn góp phần phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch của địa phương.

Quận Tây Hồ có hệ thống hạ tầng văn hóa, giáo dục phát triển, một số lĩnh vực dẫn đầu Thành phố. 8/8 phường có Nhà văn hóa phường và có 81 nhà sinh hoạt khu dân cư. Tồn quận có 20/24 trường cơng lập được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia; 8/8 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế theo bộ tiêu chí giai đoạn 2011 – 2016 và đã thực hiện thành cơng mơ hình “phường Văn hóa” tại phường Quảng An và Nhật Tân với các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của phường du lịch văn minh hiện đại. Đến năm 2019, nhân rộng và có thêm ba phường đạt tiêu chuẩn “phường Văn hóa” là Xuân La, Phú Thượng, phường Bưởi.

Quận Tây Hồ là một đô thị “xanh” của Thủ đô. Lợi thế này khiến ngày càng nhiều người muốn sinh sống tại địa bàn quận. Hiện tại, dân số của quận là 170 nghìn người. Song, tốc độ tăng dân số cơ học rất cao.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân, tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững; đảm bảo an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hố, xã hội quan trọng diễn ra trên địa bàn. Tăng cường nắm bắt hoạt động của các đối tượng chính trị, tình hình tơn giáo, khiếu nại, tố cáo tập trung đông người, chủ động ngăn chặn các hoạt động móc nối, kích động của các đối tượng chống đối, bất mãn, cơ hội chính trị với đối tượng khiếu kiện chây ỳ, không để phức tạp, trở thành điểm “nóng”. Cơng tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội được tăng cường, kết hợp chặt chẽ giữa cơng tác phịng ngừa với đấu tranh trấn áp các loại tội phạm. Tỷ lệ điều tra, khám phá trọng án đạt 100%; thường án đạt 82,16%”. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cơng tác đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường”. Thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, ngăn chặn nhiều vụ phạm pháp hình sự, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận”. Làm tốt công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; phòng ngừa và đảm bảo an ninh trật tự từ cơ sở.

2.1.2. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ

HĐND Quận gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở quận bầu ra. Cơ cấu tổ chức của HĐND Quận được quy định tại Điều 46, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về số lượng đại biểu:

- Quận có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân thì cứ thêm 10.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.

- Số lượng đại biểu HĐND ở quận có từ 30 phường trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực HĐND thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tổng số không quá 45 đại biểu.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức:

Thường trực HĐND Quận gồm Chủ tịch HĐND Quận, hai Phó Chủ tịch HĐND Quận và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND Quận. Chủ tịch HĐND Quận có thể là đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND Quận là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

HĐND Quận thành lập Ban pháp chế và Ban KT - XH. Cơ cấu các Ban của HĐND Quận gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng

Ủy viên của các Ban của HĐND do HĐND Quận quyết định. Trưởng ban của HĐND Quận có thể là đại biểu HĐND hoạt động khơng chun trách; Phó Trưởng ban của HĐND Quận là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

Tổ đại biểu HĐND Quận bao gồm nhiều đại biểu HĐND Quận (được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử); Tất cả các đại biểu HĐND Quận đều phải sinh hoạt theo Tổ đại biểu HĐND (theo Quy chế hoạt động của Tổ đại biểu HĐND). Thường trực HĐND Quận có thẩm quyền quy định về số lượng Tổ đại biểu HĐND Quận, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND Quận.

Sau bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ khóa V đã bầu đủ 38 đại biểu. Trong đó: Đại biểu nữ: 13 đại biểu (chiếm tỷ lệ 34.21%); Đại biểu là người ngoài Đảng: 01 (2.63%); Đại biểu tái cử: 13 đại biểu (36,11%); Đại biểu tôn giáo: 01 đại biểu (2.63%); Đại biểu trẻ dưới 35 tuổi: 02 đại biểu (5.26%); Về trình độ: Đại biểu có trình độ Đại học, sau đại học: 37/38 đại biểu (97,37%). Sau kỳ họp thứ 7, ngày 26-27/7/2019, HĐND quận đã thông qua nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND quận khóa V, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với 01 đại biểu do chuyển cơng tác. Vậy tính đến thời điểm hiện tại, Số đại biểu HĐND quận khóa V là 37 đại biểu, giảm 01 đại biểu so với nhiệm kỳ trước.

Thường trực HĐND quận gồm 05 người, gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch HĐND quận, Trưởng ban KT - XH và Ban Pháp chế. Trong đó 02 đồng chí PCT hoạt động chun trách (tăng 01 PCT HĐND so với nhiệm kỳ trước).

Ban KT - XH có 05 thành viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên, trong đó có Phó ban hoạt động chuyên trách.

Ban Pháp chế có 05 thành viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên trong đó có Phó ban hoạt động chuyên trách.

Như vậy, tổng số có 04 đại biểu hoạt động chuyên trách, tăng 02 đại biểu so với nhiệm kỳ trước.

HĐND quận thành lập 08 Tổ đại biểu tại 08 phường.

Văn phòng HĐND và UBND hoạt động chung, trong đó có 01 đồng chí lãnh đạo Văn phòng trực tiếp phụ trách tham mưu hoạt động của TT HĐND quận và 01 đồng chí cơng chức chuyên trách giúp việc cho TT HĐND quận.

HĐND quận đã ban hành Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 ban hành Quy chế hoạt động của HĐND quận Tây Hồ khóa V, nhiệm kỳ 2016- 2021. Nghị quyết gồm 3 Chương, 23 Điều quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của HĐND quận, Thường trực HĐND quận, các Ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu HĐND quận, quy chế tổ chức các kỳ họp, họp thường kỳ, đột xuất, hoạt động giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, việc tổ chức phiên giải trình của HĐND; mối quan hệ công tác, chế độ thông tin báo cáo, điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND, TT HĐND, các ban của HĐND, đại biểu HĐND quận.(có biểu phụ lục số 01 kèm theo)

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)