Các hạng mục cơng trình phụ trợ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở, NHÀ Ở KẾT HỢP THƯƠNG MẠI HỖN HỢP TẠI PHÂN KHU SỐ 2, KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM,TP. BẮC GIANG (Trang 50 - 60)

a) Hệ thống giao thông

1. Phần giao thông đường bộ

- Mạng lưới đường giao thông cho dự án là trục đường nội bộ.

- Thiết kế mặt cắt ngang B=11,5m; trong đó lịng đường 3,5mx2=7m, hè đường 2,25mx2=4,5m.

- Vận tốc thiết kế: Vtk=2030km/h. - Dốc ngang:

+ Dốc ngang mặt đường về phía đan rãnh sau đó dốc về phía ga thu nước mưa;

+ Dốc ngang mặt đường: in=1,5%2,5% (Lựa chọn in=2,00%);

+ Dốc ngang hè về phía lịng đường: ih=1,00%2,00% (Lựa chọn ih=1,50%).

- Kết cấu đường nội bộ gồm các lớp từ dưới lên trên như sau:

+ Tưới nhựa lỏng dính bám 0.5 kg/m2

+ Bê tơng nhựa hạt trung rải nóng dày 70mm

+ Tưới nhựa lỏng dính bám 1 kg/m2

+ Cấp phối đá dăm loại 1 dày 150.

+ Cấp phối đá dăm loại 2 dày 250.

+ Cát đầm chặt K=0,98 dày 300mm.

+ Cát đầm chặt K=0,95 dày 300mm.

- Kết cấu vỉa hè:

+ Lát gạch Terrazzo H=30mm.

+ Lớp vữa xi măng 100, H=20mm.

+ Bê tơng lót M100, dày 100 mm.

+ Lớp cát vàng đệm đầm chặt H=50mm

- Bó vỉa: dùng đá 150x220x500

b) Hệ thống cấp nước

1. Cấp nước sinh hoạt Nguồn cấp:

Nguồn cấp cho khu vực quy hoạch được lấy từ nhà máy nước sạch của thành phố Bắc Giang.

Lấy nước từ đường ống cấp nước D110 sẵn có sát ranh giới cho khu dự án, bố trí đồng hồ cấp nước điện từ để kiểm sốt lưu lượng nước cho tồn mạng lưới.

Phương án cấp nước:

+) Khu nhà cao tầng:

- Tòa nhà cao tầng được cấp nước từ hệ thống cấp nước của thành phố đến cơng trình qua đường ống D110 dài 36m vào bể chứa tại tầng hầm.

- Hệ thống đường ống cấp nước lạnh cho các điểm dùng nước trong công trình được thiết kế theo sơ đồ phân vùng cấp nước.

- Để đảm bảo cân bằng áp cho tất cả các thiết bị dùng nước trong cơng trình, mạng lưới cấp nước sinh hoạt trong nhà được chia làm 5 vùng chính:

✓ Vùng 1 (tầng 28- tầng 21): Do không đủ yêu cầu về mặt áp lực, nên cần sử dụng bơm tăng áp để cấp nước cho vùng này.

✓ Vùng 2 ( từ tầng 17 đến tầng 20): Cấp nước tự chảy, không cần tăng áp hay giảm áp.

✓ Vùng 3 (từ tầng 13 đến 16): Cấp nước tự chảy, bố trí cụm van giảm áp trên trục đứng cấp nước trước tầng 16.

✓ Vùng 4 (từ tầng 09 đến 12): Cấp nước tự chảy, bố trí cụm van giảm áp trên trục đứng cấp nước trước tầng 12.

✓ Vùng 5 (từ tầng 04 đến 08): Cấp nước tự chảy, bố trí cụm van giảm áp trên trục đứng cấp nước trước tầng 08.

✓ Vùng 6 (từ tầng hầm 2 đến tầng 3): Cấp nước tự chảy, bố trí cụm van giảm áp trên trục đứng cấp nước trước tầng 03.

- Đường ống đẩy từ máy bơm sinh hoạt cấp thẳng lên bể chứa trên mái có đường kính Ø = 100 mm.

- Các đồng hồ đo nước được lắp đặt cho từng căn hộ (nhà trẻ, phòng rác, dịch vụ - thương mại: nếu cần) dùng đồng hồ loại cánh quạt có đường kính là Ø=20mm

- Nước sẽ được phân phối cho các tầng căn hộ thơng qua các ống chính chạy trong các trục kỹ thuật nước.

- Tại các tầng căn hộ, đồng hồ nước sẽ được lắp vào đường ống cấp nước cho mỗi căn hộ. Tất cả đồng hồ nước của các căn hộ theo từng tầng sẽ được đặt tại khu vực phịng kỹ thuật nước có các trục đường ống nước chính đi qua tại mỗi tầng.

- Bố trí vịi lấy nước trong phịng rác tại các tầng (từ tầng hầm 1 đến tầng 28) - Nước cấp cho các khu công cộng từ tầng 2 đến tầng hầm 1 được lấy từ trục đứng cấp nước vùng 6

- Nước rửa sàn các tầng hầm 2, tầng hầm 1, nước rửa đường, tưới cây cũng được lấy từ bể nước mái từ trục đứng cấp nước của vùng 6.

- Hệ thống cấp nước nóng cho các căn hộ là hệ thống cấp nước nóng cục bộ, sử dụng các bình nước nóng bằng điện lắp đặt riêng cho mỗi căn hộ.

+) Khu nhà thấp tầng:

Nước cấp cho khu thấp tầng được lấy từ đường ống cấp nước ngồi nhà có kích thước D110 lắp đặt dọc tuyến đường cấp nội bộ có chiều dài 125m.

Hệ thống cấp nước của 1 căn hộ khu nhà lô bao gồm: Bể chứa, bơm, bể nước mái, các bơm tăng áp đặt trên tầng tum và hệ thống đường ống cấp nước.

Trong đó:

Nguồn cấp nước: Nước cấp cho Cơng trình được lấy từ mạng lưới cấp nước chung với ống đường kính D65 dẫn vào bể chứa nước ngầm đặt dưới tầng 1 của khối nhà.

Bể chứa ngầm: Bao gồm 1 bể chứa nước sinh hoạt nhà đặt dưới tầng 1tòa nhà. Dung tích sinh hoạt của bể là 3m3.

Hệ thống bơm nước sạch: bơm của tòa nhà đặt tại tầng 1, có nhiệm vụ vận chuyển nước từ bể chứa ngầm lên bể nước mái.

Bể chứa nước mái: Đặt trên tầng tum của tòa nhà, đảm bảo chứa được một khối lượng nước để điều chỉnh chế độ nước khơng điều hịa của cơng trình, dung tích bể nước mái 2m3 .

Mạng lưới đường ống cấp nước: Gồm hệ thống đường ống cấp nước vào bể ngầm sau đó cấp nước lên các bể mái và phân phối tới các đối tượng dùng nước

Đường ống đẩy từ máy bơm sinh hoạt cấp thẳng lên bể chứa trên mái có đường kính Ø = 32 mm.

Nước sẽ được phân phối cho các tầng thơng qua các ống chính chạy trong trục kỹ thuật nước.

2. Cấp nước cứu hoả

Hệ thống chữa cháy của cơng trình bao gồm;

- Hệ thống chữa cháy tự động (dùng các kim phun tự động khi có cháy).

- Hệ thống chữa cháy không tự động (dùng các trụ cứu hoả tại các tầng).

- Lưu lượng nước cứu hoả được tính tốn cho 2 đám cháy hoạt động đồng thời, lưu lượng mỗi đám cháy q = 10 l/s. Cơng trình chịu lửa cấp III (giả thiết với đám cháy trong vòng 3 giờ). Lưu lượng nước chữa cháy là: Qcc= 108m3

* Bể nước trên mái:

Dung tích điều hoà của két nước mái Wk = K ( Wđ.h ) (m3)

Trong đó:

K  Hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần cặn lắng ở đáy két chọn 1,2 Wđ.h  Dung tích điều hồ của két = 25% x 220 = 55 m3

Wk = 1, 2 (55 ) = 66 m3,

Dựa vào kết quả tính tốn trên tư vấn đề xuất xây dựng bể nước BTCT đặt trên mái cao độ122,50m, đảm bảo chứa được một khối lượng nước để điều chỉnh chế độ nước khơng điều hịa của cơng trình có dung tích bể chứa nước trên mái: V= 100 m3.

*Bể chứa nước ngầm và bể mái khu thấp tầng (LK và BT)

Nhu cầu sử dụng nước của 1 căn hộ

Thành phần sử dụng Quy mô Tiêu chuẩn dùng nước Lưu lượng

(m3/ngđ)

Sinh hoạt 5 Người 250 lít/người-ngđ 1,25

Tổng cộng 1,25

(Nguồn thuyết minh dự án của chủ đầu tư)

Bể chứa nước ngầm được tính tốn đảm bảo chứa được đủ nhu cầu dùng nước cho tồn cơng trình. Dung tích bể chứa được xác định theo cơng thức:

Wbể = K*Qsh + Wcc Trong đó:

Qsh : Nhu cầu dùng nước sinh hoạt toàn nhà; Qsh = 1,25 m3/ngđ K1: Hệ số dự trữ , lấy K=2

Chọn đường kính ống dẫn nước vào bể: Ống PPR - D25.

Tại điểm cấp nước từ mạng ngồi vào cơng trình bố trí hố van đồng hồ D20. Dung tích bể nước trên tầng kĩ thuật mái:

Lượng nước chứa trên bể này được sử dụng để điều hòa lưu lượng và cấp nước cho các tầng bên dưới.

Chọn bể nước mái có dung tích là 2m3

Căn hộ được cấp nước sinh hoạt bởi máy bơm đặt ở tầng 1. Máy bơm với Q=2m3; H=15m (trong đó 1 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng).

Máy bơm hoạt động theo chế độ bơm tự động theo tín hiệu mực nước trong bể nước mái và bể chứa nước ngầm.

* Bể chứa nước sinh hoạt cho khu HH-01, HH-02:

Bể chứa nước ngầm được tính tốn đảm bảo chứa được đủ nhu cầu dùng nước cho tồn cơng trình. Dung tích bể chứa được xác định theo công thức:

Wbể = K*Qsd + Wcc Trong đó:

✓ Qsd : Nhu cầu dùng nước tồn nhà; Qsd = 420 m3/ngđ

✓ K2: Hệ số dự trữ bể, lấy K=1,2

Ta chọn bể chứa nước ngầm phục vụ nhu cầu sinh hoạt có thể tích dự trữ nước là:

Vsh = 504m3

Dung tích bể chứa nước cho tồn cơng trình bao gồm cả nước chữa cháy là: Wbể= 420x1,2+432= 936 m3. Vị trí bể chứa nước sinh hoạt và PCCC được đặt thông tầng tại tầng hầm, phía Tây của tịa nhà giáp hướng khu thấp tầng.

Chọn đường kính ống dẫn nước vào bể: Ống HDPE – D65.

Tại điểm cấp nước từ mạng ngồi vào cơng trình bố trí hố van đồng hồ D50.

- Bơm cấp nước sinh hoạt lên mái:

Máy bơm cấp nước sinh hoạt cho cơng trình được bơm với chế độ bơm tự động nhờ hệ thống van điện báo cạn và tràn lắp trên bể mái và bể nước ngầm. Bơm ly tâm trục ngang (lắp đặt đồng bộ) với thông số như sau: Q = 52 m3/h, H = 90 m.

- Đường ống cấp nước trong nhà.

Hệ thống đường ống cấp nước trong nhà được sử dụng như sau: + Ống đẩy máy bơm DN 100 dùng ống thép không gỉ SCH10.

+ Ống cấp nước trục chính DN 100 – DN75 từ bể mái xuống dùng ống thép không gỉ SCH10.

+ Ống cấp nước phân vùng dùng ống nhựa PPR D75 đến D20

Đường ống cấp nước được đi trong trần giả, ngầm tường và đi trong hộp kỹ thuật. Tại các phòng làm việc, sảnh, hành lang có ống cấp nước đi qua được bọc bảo ôn chống ồn.

d) Hệ thống cấp điện

Nguồn điện:

−Nguồn điện được lấy từ trạm biến áp 110/35Kv 2x40MVA chạy dọc trục quốc lộ 1A đấu nối dự kiến tại điểm cột 19 đường dây 35KV lộ 371E7.1.

Trạm biến áp 35(22)/0,4kV:

−Vị trí, cơng suất các trạm biến áp trong bản vẽ được xác định sơ bộ, sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật sau tuỳ thuộc vào quy mơ tính chất và mặt bằng bố trí cơng trình trong từng ơ đất xây dựng đó.

− Trên cơ sở tính tốn nhu cầu dùng điện của khu vực. Định hướng xây dựng mới 2 trạm biến áp đặt tại vị trí 2 khu đất ở hỗn hợp: TBA-T10 (4x1000kVA) và TBA-T16 (4x1000kVA).

Lưới điện:

* Lưới điện trung thế 35kV:

− Lưới điện trung thế 35kV cấp cho các trạm hạ thế trong khu vực nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mạch vòng vận hành hở.

−Hệ thống lưới điện trung thế 35kV đấu nối từ tuyến điện trung thế 35kV hiện hữu cấp tới các trạm biến áp trong dự án được bố trí đi ngầm.

−Cáp ngầm trung thế có cấp điện áp 35kV, sử dụng cáp Cu/XLPE/PVC/S-AWA, bảo vệ cách điện bằng PVC có đai thép bảo vệ và có đặc tính chống thấm dọc.

−Tuyến cáp trung thế được đi ngầm luồn trong ống HDPE đi ngầm. Đoạn đi qua đường được luồn trong ống thép bảo vệ và cách mặt đường lớn hơn hoặc bằng 1m.

* Lưới điện hạ thế 0,4kV

− Lưới điện hạ thế 0,4kV tổ chức theo mạng vòng, vận hành hở.

−Lưới điện hạ thế có cấp điện áp 380/220V, được hạ ngầm dọc theo hè đường quy hoạch đến từng lô quy hoạch.

−Các tuyến hạ thế 0,4KV từ trạm biến áp cấp cho các căn hộ sử dụng loại cáp đồng bọc Cu/XLPE/DSTA/PVC có vỏ bọc cách điện nhựa không cháy - nhựa tổng hợp đi ngầm dưới vỉa hè cấp đến các tủ phân phối 0,4KV.

− Toàn bộ các tuyến cáp hạ thế được đi ngầm luồn trong ống HDPE đi ngầm. Đoạn đi qua đường được luồn trong ống thép bảo vệ và cách mặt đường lớn hơn hoặc bằng 1m.

Phần đường dây hạ thế sau trạm biến áp:

- Phương án tuyến: Cáp ngầm.

- Kết cấu đường dây: 3 pha – 4 dây.

- Điện áp làm việc lớn nhất: 0,4kV.

- Chế độ làm việc của hệ thống: Trung trính nối đất trực tiếp.

- Phương án tuyến đường dây:

+ Phần cáp đi ngầm dọc theo vỉa hè: Tuyến đường dây ngầm chủ yếu đi dọc theo vỉa hè các đường giao thông trong dự án. Cáp được đặt trong ống nhựa xoắn HDPE loại Ø105/80 và Ø130/100. Độ sâu chôn cáp tối thiểu so với nền vỉa hè là 0,7 mét, phía trên có lớp gạch thẻ bảo vệ cáp. Dọc theo chiều dài tuyến đặt các tủ điện hạ thế sinh hoạt để cấp điện cho các hộ tiêu thụ, tủ điện được đặt trên ranh giới giữa 2 hộ.

+ Phần cáp đi ngầm qua đường: Tại các vị trí qua đường, cáp được đặt trong ống nhựa xoắn HDPE bảo vệ cáp. Độ sâu chôn cáp tối thiểu là 1,0 mét so với nền đường, phía trên có lớp gạch thẻ bảo vệ cáp.

+ Phần cáp đi vào nhà: cáp đặt trong ống nhựa xoắn HDPE Ø65/50, độ sâu chôn cáp tối thiểu so với nền vỉa hè là 0,4m.

- Dây dẫn: Sử dụng cáp ngầm hạ thế 0,6/1kV, 4 lõi (3 pha + 1 trung tính), ruột đồng, cách điện XLPE, giáp bảo vệ 2 lớp băng kim loại, vỏ PVC (kí hiệu cáp Cu/XLPE/PVC/ DSTA/PVC)-0,6/1kV-(3x…+ ) mm2 làm cáp trục cấp điện từ trạm biến áp đến các tủ điện sinh hoạt.

Trạm biến áp

* Các giải pháp kỹ thuật chính:

Phần cao thế 35kV:

Cầu dao phụ tải ngoài trời:

Toàn bộ dự án được cấp điện từ lưới điện 35kV khu vực, thiết kế hạ ngầm tuyến cáp trung thế Cu /XLPE /PVC /DSTA /PVC – W– 3x95mm2 – 40,5kV cấp điện cho dự án. Xuất tuyến tuyến cáp cấp điện cho 03 TBA sử dụng sử dụng 01 bộ cầu dao phụ tải

35kV và tuyến cáp ngầm trung thế Cu /XLPE /PVC /DSTA /PVC –W– 3x95mm2 –

40,5kV. Mỗi bộ cầu dao phụ tải kèm theo 01 bộ chống sét van 42kV. Tủ trung thế TBA

Phía cao thế: Lắp mới 01 tủ Ring main unit (RMU) 40,5kV-630A-20kA/1s (03 ngăn), cách điện bằng khí SF6 hoặc chân không gồm:

- 02 ngăn cầu dao phụ tải cho cáp đến và đi: 40,5kV-630 A- 20kA/1s;

- 01 ngăn Cầu dao phụ tải kèm cầu chì 40,5kV-200A-20kA/1s: bảo vệ máy biến áp, sử dụng ống chì 30A bảo vệ cho MBA;

- Tủ RMU-40,5kV có đồng hồ đo áp lực khí SF6, thiết bị báo sự cố cho ngăn đầu cáp đến, điện trở sấy kèm rơ-le báo nhiệt độ tủ.

- Từ tủ RMU 40,5kV đến MBA sử dụng cáp 35kV-Cu/XLPE-1x50mm2, chiều dài khoảng 9m/sợi.

d) Hệ thống thơng tin liên lạc, mạng máy tính, hệ thống âm thanh

Hệ thống thơng tin liên lạc, mạng máy tính, hệ thống âm thanh khu HH-01; HH02 trong dự án bao gồm:

Hệ thống điện thoại. Hệ thống mạng internet.

Hệ thống truyền hình cáp (CATV). Hệ thống âm thanh thông báo (PA). Hệ thống camera quan sát (CCTV).

1. Hệ thống mạng điện thoại

- Hạ tầng hệ thống điện thoại trong tòa nhà được thiết kế và trang bị bao gồm 1 tủ cáp chính tại tầng hầm 1 của tồ nhà bao gồm các tủ đấu dây 48 cổng và 24 cổng. MDF1 bao gồm ( 3 ODF 48 port và 43 ODF 24 port) tại toà CT1A; MDF 2 bao gồm ( 3 ODF 48 port và 43 ODF 24 port) tại toà CT1B.

- Các tủ đấu dây trung gian (IDF) sẽ được thiết kế tại trục kỹ thuật và quản lý từng tầng một bao gồm 1 tủ 24 port cho 1 đơn nguyên ( 18 căn hộ). Mỗi tầng được kết nối với MDF bằng cáp quang siglecore 24FO

- Từ tủ đấu dây tầng đươc phân bố đến các bộ chia trong căn hộ bằng cáp quang signlecore 2F0 đến từng tủ đấu dây mỗi căn hộ. và tủ đấu dây cáp CAT5E được đấu tới từng điểm cổ cắm.

- Toàn bộ hệ thống được đấu nối theo cấu trúc Star (hình sao).

- Tất cả các cáp được chạy trên máng và trong ống bảo đi ngầm.

- Tất cả các ống và máng cáp chạy trong trục kỹ thuật xuyên tầng, trên trần giả được gắn nổi. Tất cả các ống và máng cáp chạy trên tường trong các phòng, nơi cơng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở, NHÀ Ở KẾT HỢP THƯƠNG MẠI HỖN HỢP TẠI PHÂN KHU SỐ 2, KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM,TP. BẮC GIANG (Trang 50 - 60)