Tác động do chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở, NHÀ Ở KẾT HỢP THƯƠNG MẠI HỖN HỢP TẠI PHÂN KHU SỐ 2, KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM,TP. BẮC GIANG (Trang 119 - 120)

* Nguồn gây tác động

-Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường;

* Dự báo tải lượng và đánh giá tác động

Chất thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công chủ yếu phát sinh từ khu vực ăn uống tập trung của công nhân, bao gồm rau củ, quả, cơm canh thừa, túi ni lon, vỏ chai nước.... + Trung bình có khoảng 10 người ở lán trại trên công trường mỗi ngày mỗi người thải ra 0,5kg chất thải rắn (QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng) lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 5 kg/ngày.

+ Trung bình có khoảng 40 cơng nhân là người địa phương đi làm ca, họ có điều kiện ăn ở, sinh hoạt tại gia đình hoặc bên ngồi cơng trường nên chất thải sinh hoạt phát sinh từ các cơng nhân này gần như khơng có hoặc rất ít. Theo kinh nghiệm của các nhà thầu thi công lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhóm cơng nhân này trung bình khoảng 0,2kg/ngày. Như vậy, lượng chất thải phát sinh khoảng 8kg/ngày.

Tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ khoảng 50 công nhân trên công trường khoảng 13kg/ngày nếu khơng được thu gom nhanh chóng và thích hợp, các loại chất thải này sẽ tạo ra tình trạng ơ nhiễm rác thải với đặc trưng là mùi hôi do các chất thải

hữu cơ bị phân hủy, làm mất mỹ quan và tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật gây hại (chuột, gián...) phát triển. Bên cạnh đó, nếu các chất thải này có thể bị rơi hoặc bị ném xuống các nguồn nước kênh mương tưới tiêu trong khu vực sẽ gây ra tình trạng ơ nhiễm nguồn nước và cản trở dịng chảy.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở, NHÀ Ở KẾT HỢP THƯƠNG MẠI HỖN HỢP TẠI PHÂN KHU SỐ 2, KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM,TP. BẮC GIANG (Trang 119 - 120)