- Quyền độc lập, tự do của dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ
4.3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Nhiệm vụ bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc hiện nay đang chịu sự tác động to lớn của tình hình thế giới và khu vực. Tại Đại hội XIII (2021), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp” [41, tr.22].
-Thứ nhất, tình hình chính trị, kinh tế, qn sự của thế giới có nhiều diễn biến khó lường
Từ những năm cuối của thế kỷ XX cho đến nay, các vấn đề về chạy đua vũ trang, bạo loạn lật đổ, chiến tranh cục bộ, khủng bố và những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền biên giới lãnh thổ… đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp hơn. Đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã là cho trật tự hai cực của thế giới bị phá vở, dẫn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bước vào giai đoạn thoái trào, trong khi trật tự thế giới mới vẫn chưa được định hình một cách rõ ràng. Bước sang thế kỷ XXI, trước sự suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước, nổi bật là Trung Quốc với sức mạnh của mình, đã và đang tìm cách hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”, nhằm mở rộng không gian chiến lược để khẳng định vị thế cường quốc khu vực và quốc tế như tăng thực lực quân sự, chú trọng phát triển nhanh chóng lực lượng hải quân để mở rộng hoạt động ra hướng biển Đông, gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Đông Á, từng bước cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó vấn đề Brexit của Anh khỏi Liên minh châu Âu, cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự giữa Ucraina và Nga;… Đặc biệt, sự bùng phát của đại dịch Covid -19 đã và đang có tác động đến bối cảnh thế giới và khu vực, “Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thối nghiêm trọng và có thể cịn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19… Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường…” [41, tr.106], điều đó đang đe dọa đến tình hình an ninh chính trị của thế giới, nhất là các nước nhỏ và nước nghèo.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đơng Nam Á cũng đang tiếp tục có những bước phát triển to lớn và có vai trị vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, ASEAN là tổ chức có vai trị quan trọng đối với khu vực trong việc giữ gìn mơi trường hịa bình, ổn định, thúc đẩy sự hợp tác cùng nhau giải quyết những vấn đề lớn đối với khu vực và thế giới. Tuy nhiên đây cũng là “khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn” [41, tr.107], đặc biệt mới đây nhất là vấn đề chính biến tại Mianma.
- Thứ hai, tác động của xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn và sự trổi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan” [41, tr.105]. Có thể nói, hiện nay thế giới đang bước vào giai đoạn tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, điều đó dẫn đến hệ quả các quốc gia khơng còn là những cá thể riêng biệt mà ln được đặt vào sự gắn bó chặt chẽ thơng qua các mối liên kết từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến an ninh - quốc phịng. Q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra khơng ít những thách thức liên quan trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của các dân tộc, làm gia tăng sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- Thứ ba, tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng mạnh mẽ
Thế giới đang bước vào giai đoạn rất phát triển của khoa học - công nghệ, khi mà cho đến hiện tại đã diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sức mạnh chưa từng có từ trước tới nay, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của mỗi quốc gia và đời sống quốc tế. Hầu hết các đều đang tập trung đầu tư cho sự phát triển công nghệ cao nhằm phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường sức mạnh quân sự, là nguồn lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, tuy nhiên nó cũng sẽ làm gia tăng sự tụt hậu cho các quốc gia nhỏ và yếu, là nhân tố gây ra sự tác động mạnh mẽ đối với sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của các quốc gia dân tộc.
-Thứ tư, tình đồn kết của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia
Cùng với sự thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì tình đồn kết keo sơn của ba nước trên bán đảo Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia ngày càng bền chặt. Với lợi thế là ba có chung biên giới trên đất liền nên kể từ sau chiến tranh đến nay, cả ba nước đều rất quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề quốc phịng, an ninh… Tuy nhiên, tình cảm keo sơn của ba nước ln bị các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ, chống đối hồng chia cắt tình đồn kết của ba nước.
Rõ ràng tình hình thế giới, khu vực trong giai đoạn hiện nay đang có những thay đổi và biến động theo nhiều chiều hướng khác nhau và có những tác động nhiều mặt đến sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do ở nước ta hiện nay.