- Quyền độc lập, tự do của dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ
4.1.1.1. Kết tinh những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam
do của dân tộc Việt Nam
4.1.1.1. Kết tinh những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộcViệt Nam Việt Nam
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh với khí phách quật cường chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Lịch sử ấy đã tạo lập cho dân tộc Việt Nam một nền văn hóa riêng, đặc sắc và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước là động lực lớn, là biểu hiện cho khát vọng độc lập, tự do của dân tộc và luôn được xếp hàng đầu trong hệ các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Khơng chỉ riêng Hồ Chí Minh, mà trong lịch sử của dân tộc, tư tưởng về quyền độc lập, tự do của dân tộc đã được nhiều lần đúc kết, vang lên mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng bởi truyền thống yêu nước nòng nàn. Đấu tranh cho quyền độc lập, tự do của dân tộc là tư tưởng hàng đầu, nó đã tạo dựng nên những trang sử vàng với các chiến công hiển hách của các thế hệ cha ông khi giành chiến thắng trước các thế lực kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo để bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Tư tưởng về quyền độc lập, tự do, tôn trọng chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam đã được Lý Thường Kiệt khắc họa với câu nói đanh thép trước kẻ thù trong bài thơ thần Nam quốc sơn hà rằng: “Sông núi
nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời”; và được Nguyễn Trãi tổng kết trong Bình ngơ đại cáo rằng: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền
độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Có thể
thấy, tư tưởng đấu tranh để giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc đã được khắc sâu vào trong tâm hồn của mỗi người Việt Nam và trở thành niềm tự hào, cũng như động lực thôi thúc mỗi người dân Việt Nam phải sống sao cho
xứng đáng với Tổ quốc, tiếp tục kế thừa những giá trị của truyền thống quý báu của dân tộc.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, từng bước biến nước ta trở thành thuộc địa của chúng, cả dân tộc mất đi quyền độc lập, tự do. Chứng kiến cảnh nhân dân ta bị kẻ thù bóc lột tàn bạo tới tận xương tủy, với mong muốn giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ như phong trào Cần Vương đấu tranh với hệ tư tưởng phong kiến; phong trào dân chủ tư sản của Phan Bội Châu “dựa vào Nhật”, hay của Phan Châu Trinh khi “ỷ Pháp cầu tiến”; của Hoàng Hoa Thám với hệ tư tưởng “thủ hiểm”, Nguyễn Thái Học với tư tưởng “khơng thành cơng thì cũng thành nhân”… và rồi tất cả đều có chung một kết cục là thất bại và bị dìm trong biển máu. Trong đêm đen đó, Hồ Chí Minh xuất hiện, Người sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, một địa phương có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ngay từ thuở niên thiếu, qua những lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ, được học tập với những thầy giáo có tư tưởng yêu nước, được lắng nghe sự trăn trở của các bậc sĩ phu có tư tưởng chống giặc ngoại xâm giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do cho dân tộc đã sớm giúp Hồ Chí Minh tiếp cận và hấp thụ được vốn văn hóa truyền thống của dân tộc - chủ nghĩa yêu nước - tư tưởng chống giặc ngoại xâm. Thêm vào đó là việc được tận mắt chứng kiến cảnh khổ cực của người dân mất nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của cha ơng vì khát vọng độc lập, tự do đã khiến Hồ Chí Minh vơ cùng tự hào về truyền thống của dân tộc. Bằng lòng yêu nước nịng nàn cùng với sự thơng minh, tinh thần ham học hỏi, khả năng tư duy độc lập, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới, Hồ Chí Minh đã có sự phân tích, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hồ Chí Minh thấy được những ưu và nhược điểm của các hệ tư tưởng đương thời, từ đó định hình cho mình một hướng đi mới, tìm ra con một con đường, tìm ra một hệ tư tưởng mới đủ sức dẫn dắt, soi đường chỉ lối cho CMVN đi đến thắng lợi cuối cùng giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc.
Kế thừa truyền thống và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc với một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước mới. Người đến với CNMLN và rồi trên nền tảng của CNMLN, cùng với các giá trị lý luận tiên tiến về quyền độc lập, tự do của nhân loại đã giúp Người xây dựng nên một hệ tư tưởng mới về quyền độc lập, tự do của dân tộc có tính chất cách mạng và khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và khát vọng của dân tộc. Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về quyền độc lập, tự do của dân tộc nói riêng có cội nguồn sâu xa từ sự kết tinh của những giá trị truyền thống trong chống giặc ngoại xâm giành, giữ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà tại nghị quyết 24C/18.65 của UNESCO (tổ chức văn hóa và giáo dục thế giới) đã tơn vinh Hồ Chí Minh là anh hùng GPDT, nhà văn hóa kiệt xuất có đoạn viết: “Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau” [116].