Kết tinh những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của thời đạ

Một phần của tài liệu LA - Le Van Thuat _nop ra QD cap HV_ (Trang 123 - 125)

- Quyền độc lập, tự do của dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ

4.1.2.1. Kết tinh những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của thời đạ

Trên hành trình đi tìm kiếm con đường đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã x có cơ hội được tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ của nhân loại, Người thấy khát vọng độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa được thể hiện một cách mạnh mẽ trong các tư tưởng đó. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo những giá trị của tư tưởng, học thuyết đó vào xây dựng tư tưởng về quyền độc lập, tự do phù hợp với điều kiện thực tiễn của CMVN. Khi nghiên cứu, phân tích những giá trị của các tư tưởng về quyền độc lập, tự do trên thế giới, trong đó có các quyền tự do dân chủ ở các nước tư bản như cách mạng Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 và cách mạng Pháp với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu một cách nghiêm túc, Hồ Chí Minh nhận thấy những tư tưởng về quyền độc lập, tự do trong các bản tun ngơn đó vẫn cịn những hạn chế nhất định bởi nó vẫn chưa triệt để, chưa đến nơi, người dân vẫn mưu làm cách mạng một lần nữa. Đặc biệt, chính những giá trị về Tự do - Bình đẳng - Bác ái được các nước tư bản nêu ra trong các bản tuyên ngôn đã bị chúng lợi dụng để đi xâm lược, nô dịch, tước đoạt đi quyền độc lập, tự do của các dân tộc khác.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Liên bang Xô Viết, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên ĐLDT và CNXH, kỷ nguyên mà ở đó đất nước được hồn tồn độc lập và tự do phát triển. Đó chính là điều mà tất cả các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới đang khao khát và nó trở thành nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của các dân tộc nhỏ và yếu trên thế giới.

Năm 1920, Hồ Chí Minh bắt gặp bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương

về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênnin. Sự gặp gỡ đó đã có tác động

mạnh mẽ đến nhận thức của Hồ Chí Minh đối với nhiệm vụ giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tơi hồn tồn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” [74, tr.562]. Khát vọng giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc chính là động lực chủ yếu để Hồ Chí Minh đến với CNMLN, thấu hiểu được những giá trị của nó để tiếp thu, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của CMVN để hình thành nên tư tưởng về quyền độc lập, tự do của dân tộc. Rõ ràng việc nghiên cứu và tiếp thu những giá trị của CNMLN; tiếp thu các giá trị tinh hóa văn hóa nhân loại; sự kế thừa và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc là cơ sở để Hồ Chí Minh khẳng định đối với các dân tộc trên thế giới vấn đề quan trọng và thiêng liêng nhất là được độc lập, tự do - đó là cái trên hết và trước hết, là vấn đề cốt lõi của cách mạng ở các nước thuộc địa. Sự tiếp thu và kế thừa đó, đã được Hồ Chí Minh thể hiện ngay trong Chính cương vắn tắt của Đảng năm 1930 do Người soạn thảo: “a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hồn tồn độc lập” [65; tr.1]. Có thể nói, những giá trị bất hủ về quyền độc lập, tự do của dân tộc đã được Hồ Chí Minh đề cập trong bản Tun ngơn độc lập năm

1945 nói riêng và tồn bộ tư tưởng của Người về quyền độc lập, tự do nói chung chính là kết quả của sự kết tinh, tổng hợp từ các giá trị về quyền độc lập, tự do của tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới.

Một phần của tài liệu LA - Le Van Thuat _nop ra QD cap HV_ (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w