Bổ sung và phát triển những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu LA - Le Van Thuat _nop ra QD cap HV_ (Trang 117 - 123)

- Quyền độc lập, tự do của dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ

4.1.1.2. Bổ sung và phát triển những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam

do của dân tộc Việt Nam

-Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do đã đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giành quyền độc lập, tự do của dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc diễn ra rất sôi nổi nhưng tất cả đều thất bại bởi cùng chung một lý do là khơng có một con đường đúng, khơng có một hệ tư tưởng đủ sức soi đường chỉ lối. Và rồi sau gần mười năm ra đi bơn ba tìm đường đứu nước, Hồ Chí Minh đã đến với CNMLN, kể từ đây Người tìm ra được hệ tư tưởng lý luận chắc chắn nhất, cách mạng nhất và khoa học nhất đủ sức soi đường cho sự đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng. Trên cơ sở nghiên cứu kỷ lưỡng CNMLN, Hồ Chí Minh khẳng định muốn đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc thì khơng thể đi theo các con đường cũ và hệ tư tưởng cũ mà các vị tiền bối đã từng đi nhưng đều thất bại. Thay vào đó, Người cho rằng cần phải đi theo con đường CMVS, con đường đã mang lại

thắng lợi cho Cách mạng Tháng Mười Nga, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên ĐLDT gắn liền với CNXH. Kế thừa các giá trị tư tưởng văn hóa của truyền thống dân tộc, đặc biệt là được tiếp nhận ánh sáng của CNMLN, đã giúp Hồ Chí Minh xây nên một hệ thống lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc một cách toàn diện về các vấn đề liên quan đến CMVN trong sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Người tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ra đời lấy CNMLN làm nền tảng tư tưởng và đặt nhiệm vụ GPDT lên trên hết đã nhanh chóng quy tụ, tập hợp đơng đảo quần chúng nhân dân cùng đứng lên đấu tranh giành và bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã minh chứng cho sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, bao gồm những nội dung cơ bản như: CMVN phải đi theo con đường CMVS; lực lượng cách mạng là toàn dân tộc “dân tộc cách mệnh” bởi “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” [72, tr.453]; có mối quan hệ biện chứng với cách mạng chính quốc nhưng khơng phụ thuộc vào cách mạng “chính quốc”, mà nó có khả năng giành thắng lợi trước bằng sức mạnh và khả năng, trí tuệ của tồn dân tộc; phát huy tinh thần tự lực tự cường, tự lực cánh sinh; cách mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…

Với những nội dung có tính chất cách mạng và triệt để được Hồ Chí Minh trình bày một cách có hệ thống, lơ gíc đã góp phần khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc so với các hệ tư tưởng đương thời. Nó là kết quả của sự kế thừa những giá trị văn hóa tư tưởng truyền thống, là sản phẩm của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CNMLN vào điều kiện cụ thể của dân tộc. Vì lẽ đó, sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc đã nhanh chóng trở trành hệ thống lý luận tiên phong và chắc chắn giúp Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên độc lập và tự do. Đồng thời với thắng lợi này, CMVN đã chấm dứt được cuộc khủng hoảng về tư tưởng, đường lối cứu nước giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; đặt

nền móng lý luận mới để Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc trong những giai đoạn tiếp theo.

-Thư hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do là cơ sở, nền tảng lý luận và kim chỉ nam để Đảng và Hồ Chí Minh xây dựng đường lối đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do cho dân tộc

Tiếp nhận và vận dụng sáng tạo CNMLN phù hợp với điều kiện cụ thể của CMVN, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về quyền độc lập, tự do của dân tộc với lý luận và phương pháp cách mạng đúng đắn. Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với sự kết hợp của CNMLN với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã đánh dấu sự phát triển cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam với đội tiên phong là giai cấp công nhân đã đứng ra lãnh đạo chèo lái con thuyền CMVN trong cuộc đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc. Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [65, tr.1] và xác định nhiệm vụ hàng đầu của CMVN là “a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” [65, tr.1]. Có thể nói so với phong trào đấu tranh giành quyền độc lập, tự do của dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thì đây là sự kiện có tính chất bước ngoặt đối với CMVN. Bởi ngồi việc có một tổ chức Đảng ra đời để tập hợp, vận động và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh, thì tổ chức Đảng đó cịn có một hệ thống lý luận vững chắc làm nền tảng, cơ sở để đề ra được những chủ trương, đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp đấu tranh giành lại quyền độc lập tự do cho dân tộc. Chính vai trị dẫn sắt, soi đường chỉ lối của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do, giúp Đảng Cộng sản Việt Nam dù mới ra đời nhưng đã xây dựng được một Cương lĩnh GPDT phù hợp với thực tiễn của CMVN, luôn đặt vấn đề giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc lên trên hết và trước hết, không bị tác động hay ảnh hưởng bởi những quan điểm tả khuynh đang tồn tại lúc này trong nội bộ Quốc tế cộng sản.

Trong suốt chặng đường tiếp theo của sự nghiệp cách mạng GPDT, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc vẫn luôn là cơ sở, nền tảng để Đảng xây dựng chủ trương, đường lối và phương pháp cách mạng dẫn dắt CMVN, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tại Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương (5/1941), Đảng ta xác định: “Trong lúc này nếu khơng giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được” [32, tr.113]. Rõ ràng quan điểm này của Trung ương Đảng là sự hiện thực hóa chủ trương và nhiệm vụ của CMVN dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc được nêu ra trong Chính cương vắn tắt. Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã xác định rất rõ lợi ích của dân tộc phải được đặt lên trên lợi ích của một bộ phận giai cấp, lợi ích của bộ phận giai cấp phải phục tùng lợi ích của quốc gia dân tộc. Đây chính là sự chuyển hướng chiến lược mang tính bước ngoặt của Đảng và Hồ Chí Minh trong lãnh đạo đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, nhờ đó CMVN có đủ sức mạnh để làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc sau gần một trăm năm chìm đắm trong bể đời nơ lệ.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc tiếp tục là cơ sở, nền tảng để Đảng ta lãnh đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc. Nhằm hiện thực hóa lời thề của dân tộc trong bản Tun ngơn độc lập 1945: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [66, tr.3], Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị “Tồn dân khánh chiến” (12/12/1946) trong đó tiếp tục khẳng định mục đích của CMVN tiếp tục “đánh phản động thực dân Pháp, giành thống nhất và độc lập” [33, tr.150]. Tiếp đó, tại Đại hội tồn quốc lần thứ II (02/1951), Đảng xác định mục tiêu “hồn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội” [34, tr.40]. Với quyết

tâm “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [66, tr.534] được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đảng đã lãnh đạo CMVN giành thắng lợi to lớn của trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH.

Bước vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc với giá trị nền tảng, cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng tiếp tục được khẳng định. Tại Đai hội lần thứ 3 (tháng 9/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hịa bình thống nhất nước nhà” [74, tr.674]. Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Hồ Hồ Chí Minh, Đảng xác định rõ nhiệm vụ của CMVN trong giai đoạn này có hai nhiệm vụ: “Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước” [35, tr.916]. Với khẩu hiệu “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” được Hồ Chí Minh nêu ra trong Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược với những chủ trương vừa cứng rắn vừa mềm dẻo để đưa CMVN giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất non sông và đưa cả nước tiến lên CNXH.

Với những thắng lợi to lớn của CMVN dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [28, tr.127- 128]. Có thể khẳng định rằng, những giá trị lý luận mang tầm thời đại mà tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc mang lại thực sự là sợi chỉ đỏ xuyên suốt dẫn đường, là cơ sở, nền tảng để Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn lãnh đạo CMVN đấu tranh giành và bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc. Tư tưởng đó sẽ mãi mãi trường tồn với dân tộc trong sự nghiệp xây dựng CNXH và BVTQ hiện nay và mai sau.

-Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc là sự tiếp nối, sự khẳng định ý chí và khát vọng của dân tộc với chân lý “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”

Trải qua lich sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, khát vọng độc lập, tự do đã được khắc sâu, in đậm vào con tim, khối óc của mọi người dân nước Việt, trở thành mục tiêu và động lực lớn để dân tộc Việt Nam giữ vững và phát triển quyền độc lập, tự do cho dân tộc.

Hòa chung nhịp đập bằng khát vọng độc lập, tự do của dân tộc, Hồ Chí Minh đã quyết tâm vượt qua những khó khăn và thách thức để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và xây dựng nên hệ thống quan điểm về quyền độc lập, tự do của dân tộc. Chính hệ thống quan điểm của Người đã trở thành nền tảng, cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do. Bản Tun ngơn độc

lập chính là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài và vơ cùng gian khổ vì khát

vọng độc lập, tự do của dân tộc. Sau khi giành lại được quyền độc lập, tự do cho dân tộc, trước những hiểm nguy của thù trong giặc ngoài đối với vận mệnh của dân tộc, một lần nữa khát vọng, ý chí và quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do tiếp tục được Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, rằng: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [66, tr.534]. Đặc biệt, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang diễn ra quyết liệt, một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước”, trong đó Người đã nêu lên khẩu hiệu “Khơng có

gì q hơn độc lập, tự do.!” [77, tr.131]. Khẩu hiệu đó chính là tiếp nối và phát triển

một cách tất yếu khát vọng và ý chí độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh đã đề cập trong Tuyên ngơn độc lập 1945 và Lời kêu gọi tồn quốc kháng

chiến năm 1946. Chính khẩu hiệu “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” trong tư

tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc đã trở thành lời hiệu triệu, động lực thơi thúc và cổ vũ tồn dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh chống lại giặc Mỹ xâm lược bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc, tạo

tiền đề đưa cả nước tiến lên CNXH. Như vậy, có thể khẳng định rằng “Khơng có

gì q hơn độc lập, tự do” khơng chỉ hiểu đó là luận điểm của riêng Hồ Chí

Minh, mà cần phải hiểu đó là tư tưởng, là lẽ sống, là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam đã được chính Hồ Chí Minh đúc kết, khái quát và khẳng định với tư cách là một chân lý của thời đại. Nói về giá trị của chân lý Khơng có gì q hơn

độc lập, tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc,

đồng chí Mácta - Rơgiát viết trên báo Granma rằng: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do đó là khẩu hiệu của Người, hiện nay vẫn còn đầy sức sống trong đấu tranh, đó là lẽ sống là học thuyết của Người… thông qua chủ nghĩa anh hùng nảy sinh hàng ngày trong nhân dân Việt Nam, người ta đã tìm thấy lời giải thích hay nhất về học thuyết vì độc lập tự do của Hồ Chí Minh” [137, tr.50-52].

Một phần của tài liệu LA - Le Van Thuat _nop ra QD cap HV_ (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w