- Phương Tây
2.2.3.2. Thực tiễn hoạt động đấu tranh giành quyền độc lập, tự do của Hồ Chí Minh
nghiệp đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đồng chí Phi Đen Ca Xtơ Rơ đã viết: “Người hiểu rõ một cách thiên tài rằng trong điều kiện các nước thuộc địa và phụ thuộc, cần phải kết hợp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với các cuộc đấu tranh giải phóng xã hội. Người hiểu rằng chỉ có giai cấp cơng nhân với sự liên minh nơng dân và các tầng lớp áp bức trong nhân dân mới có thể đưa cuộc đấu tranh đó tiến lên đến cùng, giành độc lập dân tộc và giải phóng xã hội” [162, tr.81]. Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn là một con người mẫu mực về đạo đức cách mạng, mọi suy nghĩ, mọi hành động của Người đều gắn bó với nhân dân, ln hịa mình vào trong đời sống của nhân dân; có niềm tin tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, ln gần dân, hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân; là đức tính kiên trì, nhẫn nại, lạc quan và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để lãnh đạo CMVN giành thắng lợi cuối cùng trong sự nghiệp đấu tranh vì quyền độc lâp, tự do của dân tộc.
Có thể khẳng định rằng, chính những phẩm chất cá nhân hiếm có của mình đã giúp Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc và nhân loại, tạo nên phong cách và bản lĩnh riêng của Người, đặc biệt là góp phần hình thành nên tư tưởng về quyền độc lập, tự do của dân tộc.
2.2.3.2. Thực tiễn hoạt động đấu tranh giành quyền độc lập, tự do củaHồ Chí Minh Hồ Chí Minh
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng cho rằng: “Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là một cơ sở có ý nghĩa quyết định đối với sự hình hình, phát triển và hồn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh” [159, tr.25]. Ra đi tìm đường cứu nước lại giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc bằng hành trang chính là chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam; bằng những phẩm chất trí tuệ, vốn kiến thức uyên thâm về văn hố Đơng - Tây; bằng sự rèn luyện và ý chí nghị lực phi
thường. Trong hành trình tìm đường cứu nước của mình, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nước khác nhau, từ các nước tư bản cho đến các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới, được tận mắt chứng kiến đời sống và khát vọng của người dân ở các nước, Người đã đi đến kết luận: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” [63, tr.287]. Năm 1919, Hồ Chí Minh thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi đến Hội nghị Vécxây bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, đề cập đến những vấn đề sơ đẳng nhất về quyền tự do, dân chủ, về quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam; đồng thời vạch trần bản chất giả dối của cái gọi là nền dân chủ mà thực dân Pháp đang rêu rao ở An Nam. Sự kiện này đã đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên diễn đàn quốc tế, cũng là một sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. Khi ở Pháp, Hồ Chí Minh thường xuyên tiếp xúc với những nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Xã hội Pháp và gia nhập tổ chức này, bởi theo Người: “đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái” [62, tr.47]. Dấu mốc quan trọng trong thực tiễn 10 năm hoạt động của Hồ Chí Minh chính là Người bắt gặp được CNMLN thơng qua việc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin vào tháng 7 năm 1920 và khẳng
định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” [74, tr.562]. Từ đây, nhận thức của Hồ Chí Minh về con đường đấu tranh giành quyền độc lập, tự do được nâng lên một tầm cao mới và Người quyết định đi theo CNMLN và mọi hoạt động của Người đều được dẫn dắt và thực hiện dưới ánh sáng của CNMLN
Tháng 12 năm 1920, tham gia Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III. Tại Đại hội, Người cũng nêu lên trách nhiệm của giai cấp công nhân Pháp đối với vận mệnh các dân tộc thuộc địa, rằng: “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức… Chúng ta thấy rằng việc Đảng Xã hội gia nhập Quốc tế III có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể là từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa…” [63, tr.35]. Ngày 30-12-
1920, Hồ Chí Minh cùng với những người đảng viên cánh tả trong Đãng Xã hội Pháp tổ chức hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đó là sự kiện chính trị vơ cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh nói riêng và lịch sử CMVN nói chung. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng chính trị của Người.
Chưa dừng lại ở đó, nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng ở các xứ thuộc địa, trong đó có Việt Nam, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức; tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều người cách mạng châu Phi, châu Mỹ latinh… để tranh thủ dư luận và sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tháng 7-1921, tại Pari, Hồ Chí Minh tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (L’Union Intercoloniate) để lên án chủ nghĩa thực dân và đoàn kết dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do của các dân tộc. Để tuyên truyền CNMLN, tư tưởng, đường lối cứu nước của mình, Người đã tích cực viết sách, báo và cho xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ)- tờ báo đã thật sự trở thành vũ khí chiến đấu, là diễn đàn để Người và Hội Liên hiệp thuộc địa tuyên truyền tư tưởng về quyền độc lập, tự do vào các nước thuộc địa.
Từ 30-6-1923, Hồ Chí Minh tới nước Nga và tham gia hoạt động trong Quốc tế cộng sản, được trực tiếp quan sát việc xây dựng nền dân chủ mới, nền dân chủ vô sản - nơi mà mọi người dân nước Nga được hưởng cái ấm no, tự do và hạnh phúc thực sự và chính thực tiễn xầy một kiểu nhà nước ở Nga đã tiếp thêm cho Hồ Chí Minh động lực để hiện thực hóa khát vọng mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đến cuối năm 1924, Hồ Chí Minh rời nước Nga sang Trung Quốc để bắt liên lạc với những thanh niên Việt Nam yêu nước và tích cực hoạt động nhằm chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho sự ra đời của chính đảng cộng sản ở Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mang lại quyền độc lập, tự do thật sự cho dân tộc. Đó là kết quả của một q trình hoạt động thực tiễn cách mạng sơi nổi, phong phú của Hồ Chí Minh trên hành trình tìm đường cứu nước của mình. Chính thực tiễn đó
là cơ sở cho sự hình thành và khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của của dân tộc.