Truyền thống văn hóa quê hương và dân tộc trong đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc

Một phần của tài liệu LA - Le Van Thuat _nop ra QD cap HV_ (Trang 42 - 46)

- Quyền độc lập của dân tộc

2.2.1.1. Truyền thống văn hóa quê hương và dân tộc trong đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc

vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc

Hồ Chí Minh sinh ra tại “làng Hồng Trù (cịn gọi là làng Trùa), thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” [131, tr.19] - Vùng đất mang những nét chung tiêu biểu của đất nước dân tộc. Nơi đây có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ruộng đất khô cằn quanh năm làm cho cuộc sống của người dân ở đây luôn trong cảnh nghèo khổ, vất vả, lam lũ. Tuy nghèo khó nhưng vùng quê xứ Nghệ vốn là vùng đất văn vật chốn thi thư, người dân có truyền thống hiếu học với nhiều người đỗ đạt. “Từ năm 1635 đến năm 1918, qua 98 khoa thi hương và thi hội, làng Kim Liên đã có 53 người đỗ đạt” [131, tr.21]. Đặc

biệt, đây là vùng quê có truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ quyền độc lập, tự do của quê hương đất nước với rất nhiều chí sĩ yêu nước như Vương Thúc Mậu, Phan Đình Phùng, Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu… “Quê hương Nguyễn Sinh Cung cịn có biết bao tên tuổi được ghi vào sử sách, để lại tấm gương mà người đời sau kính phục” [131, tr.23]; “Lịch sử cịn gi lại ở nơi đây nhiều trang về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, quê hương. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc, Nghệ An, Hà Tĩnh là cơ sở vững chắc cho những cuộc kháng chiến chống thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược” [51, tr.24]. Nghệ An cũng là vùng quê tập trung rất nhiều di tích lịch sử về cứu nước, điều đó cũng góp phần giúp giúp Hồ Chí Minh sớm nung nấu lịng yêu nước và chí hướng chống giặc ngoại xâm. Được sống và hịa mình vào trong những làn điệu dân ca, những câu hát phường vải, ví dặm ca ngợi quê hương dất nước, ca ngợi tinh thần và khát vọng đôc lập, tự do của dân tộc… đã góp phần ni dưỡng tâm hồn và ý chí của Hồ Chí Minh. Nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu từng viết: “Tắm gội trong dịng sơng văn hóa đó, Bác Hồ, với trí thơng minh tuyệt vời, nghị lực lớn lao và lòng yêu nước nảy nở sớm ngay từ nhỏ đã thu vào mình những tinh hoa xứ sở, những trăn trở khổ đau, những ưu tư dào dạt, những mơ ước khát khao, những căm uất giận hờn, những quyết tâm sắt đá của bao kiếp sống…” [47, tr.23].

Những truyền thống văn hóa của vùng quê xứ Nghệ đã góp phần tạo nên một nên tảng vững chắc để Hồ Chí Minh tiếp biến những giá trị văn hóa tư tưởng truyền thống của dân tộc:

-Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc.

Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là tư tưởng và tình cảm thiêng liêng giữ vị trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu bậc thang giá trị văn hóa của dân tộc. “Yêu nước là tư tưởng hàng đầu, quán triệt cổ kim của dân tộc” [47, tr.37]. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được biểu hiện rõ nét nhất qua lịch sử hào hùng của dân tộc gắn liền với các tên tuổi sáng ngời mà về sau như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng

chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v..” [69, tr.38]. Chủ nghĩa yêu nước còn được biểu hiện ở mỗi con người Việt Nam u nước, ln mang trong mình niềm tự hào dân tộc: “Mỗi ai sinh ra là người Việt Nam đều ít nhiều sẵn tình cảm u nước; khi có điều kiện để tiếp thu nền quốc học, tình cảm yêu nước dấy lên thành tư tưởng yêu nước càng lúc càng đậm đà” [47, tr.37]. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam rất hào hùng và đã được Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [69, tr.38]. Chính khát vọng độc lập, tự do của dân tộc là nội dung hợp thành của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. Trong đó, biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước là ý thức coi độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, là bất khả xâm phạm của dân tộc. Chính có chủ nghĩa yêu nước là thứ vũ khí sắc bén nhất trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, giúp dân tộc ta giành những chiến thắng to lớn trước mọi kẻ thù xâm lược hùng mạnh, bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc.

Khi đất nước bị đặt dưới ách nô lệ của kẻ thù, dân tộc mất đi quyền độc lập, tự do thì một lần nữa chính chủ nghĩa yêu nước là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Hồ Chí Minh giúp Người có ý chí và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức để ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Trên hành trình đó “Người đặt cho mình cái tên Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn yêu nước, để luôn nhắc nhở, cổ vũ bản thân và cổ vũ quốc dân đồng bào” [50, tr.53]. Như vậy, có thể nói chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam là nền tảng góp phần Hồ Chí Minh xây dựng cho mình tư tưởng về quyền độc lập, tự do của dân tộc, đúng như Người đã từng nói rằng: “Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” [74, tr.563].

-Tinh thần tự lực, tự cường, ý chí độc lập tự chủ trong bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc

Việt Nam là một trong số ít các dân tộc trên thế giới để bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc đã phải chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài cả

về số lượng và thời gian. Đặc biệt, hầu hết các thế lực xâm chiếm nước ta đều là các cường quốc lớn, vì vậy muốn giành được chiến thắng ngồi tinh thần yêu nước và đồn kết ra cịn địi hỏi dân tộc Việt Nam phải phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường, ý chí độc lập tự chủ, sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần tự lực tự cường và ý chí độc lập tự chủ là truyền thống hào hùng thể hiện ý chí và quyết tâm của dân tộc. Đánh giá về tinh thần tự lực, tự cường, ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Roberd.S.Mc.Namara thừa nhận: “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (trong trường hợp này là Bắc Việt Nam và Việt cộng) đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó” [125, tr.316]. Tinh thần tự lực, tự cường, ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ln được phát huy trong mọi hồn cảnh của đất nước. Chính những giá trị đó đã được chính Hồ Chí Minh kế thừa và vận dụng trong suốt hành trình tìm đường cứu nước của Người. Và những giá trị tinh thần đó sau này ln được Người nhắc nhở cán bộ và nhân dân, trong “Thư gửi các chiến sĩ cảm tử Thủ

đô” ngày 27/1/1947, Người viết: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho

Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tơn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, truyền lại cho các em” [67, tr.44].

Rõ ràng truyền thống văn hóa quê hương và dân tộc trong đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc chính là nguồn sức mạnh “vơ hình” tiếp tục ni dưỡng và hun đúc ý chí đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc ở Hồ Chí Minh. Nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu từng viết: “Khơng chắc gì “non xanh nước bạc đẻ người kinh luân”. Nhưng chắc chắn là truyền thống quê hương có tác dụng lớn trong việc thành nhân của mỗi người ngay từ niên thiếu, khi tầm mắt đã có thể ngó xa hơn khn viên gia đình. Tác dụng đào tạo của quê hương tiếp nối tác dụng đào tạo của gia đình” [47, tr.18-19].

Một phần của tài liệu LA - Le Van Thuat _nop ra QD cap HV_ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w