- Phương Tây
2.3.1. Tiếp cận từ lý luận về quyền con người, quyền dân tộ c khát vọng của nhân loạ
vọng của nhân loại
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiệm vụ GPDT và giải phóng con người ln hịa quyện với nhau và ln nhất qn trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của Người. Đó cũng chính là động lực để Người ra đi “tìm đường, mở
đường, dẫn đường, thiết kế tương lai” [119] đáp ứng yêu cầu của lịch sử và khát
vọng ngàn đời của dân tộc và người dân Việt Nam.
Trong hành trình tìm đường cứu nước của mình, Hồ Chí Minh đã tiếp cận hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của cách mạng tư sản, Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của nước Pháp. Nghiên cứu và phân tích kỷ lưởng cả hai bản tun ngơn này, Người nhận thấy đây chính là sự kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời kỳ Khai sáng thế kỷ XVIII, để đi đến khẳng định một cách đầy đủ và thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về những giá trị nhân văn, dân chủ hướng về con người như tự do, bình đẳng,
bác ái trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế. Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền
bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [66, tr.1]. Ở trong bản tuyên ngôn này, Thomas Jefferson khẳng định các nước thuộc địa phải có quyền là quốc gia tự do và độc lập, phải xóa bỏ những quyền thống trị của chủ nghĩa thực dân, đó cũng là cuộc đấu trinh vì các quyền tự nhiên của con người. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp 1791 khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [66, tr.1]. Rõ ràng điểm chung lớn nhất từ hai bản tuyên ngôn là đều cho rằng quyền cơ bản nhất của con người đó là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, bình đẳng về quyền lợi; là “quyền tự nhiên, khơng thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm của mỗi con người” [156, tr.125]. Tuy nhiên, những giá trị về quyền con người của hai bản tuyên ngôn nêu trên cũng
chỉ mới tập trung vào một bộ phận người, đó là giai cấp tư sản, là những người đàn ơng da trắng cịn đại bộ phận người dân nô lệ vẫn không được hưởng đầy đủ quyền làm người, vẫn bị áp bức bóc lột. Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát về quyền con người được đề cập và khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn độc lập 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền 1791, Hồ Chí Minh cho rằng: “để xứng đáng với quyền con người
và quyền công dân, họ còn phải làm bổn phận của họ là những con người và những công dân nữa, nghĩa là phải tổ chức nhau lại đấu tranh để giành lấy các quyền đó… như giai cấp vô sản cách mạng ngày nay đang làm” [63, tr.355].
Với quan điểm “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc” [67, tr.9]. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tun ngơn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, trong đó Người đã trích dẫn những câu nói nổi tiếng nhất của hai bản Tuyên ngôn với thái độ trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Trên cơ sở đó Hồ Chí Minh đã khái quát lên một tầm cao mới với quan điểm “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [66, tr.1]. Điều đó có nghĩa rằng, khác với các bản Tuyên ngôn của nước Mỹ nước Pháp, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, Người đã hòa quyện và gắn kết hai phạm trù về quyền con người và quyền dân tộc trong mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Quyền độc lập, tự do của dân tộc là điều kiện để bảo đảm quyền con người và ngược lại thực hiện quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của quyền độc lập, tự do của dân tộc. Khơng thể có con người tự do khi dân tộc bị nơ lệ, vì vậy quyền con người cao nhất chính là được sống trong một dân tộc có đầy đủ quyền độc lập và tự do. Đó là sự phát triển hợp logíc và đầy sức thuyết phục của Hồ Chí Minh từ những luận điểm kinh điển đó từ hai cuộc cách mạng tư sản của hai cường quốc lớn là Mỹ và Pháp như một chân lý từ quyền con người - một khát vọng của nhân loại để tiến tới khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc là tựu nhiên, thiêng liêng và là “lẽ phải khơng
ai có thể chối cãi được”. Người đã khái quát và phát triển những giá trị đó lên thành mục tiêu cho cuộc đấu tranh ở Việt Nam giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc, đây là một sự mở rộng tuyệt đối, mới mẻ và đầy sáng tạo của Hồ Chí Minh.
Như vậy, việc tiếp cận quyền độc lập, tự do của dân tộc từ lý luận về quyền con người - một khát vọng lớn lao của nhân loại tiến bộ, Hồ Chí Minh đã thơng qua cái quyền tự nhiên, thiêng liêng vốn có của mỗi con người để đi đến khẳng định quyền độc lập, tự do của mỗi dân tộc cũng là lẽ tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Sự tiếp cận này của Hồ Chí Minh khơng chỉ có ý nghĩa với dân tộc Việt Nam, mà cịn có ý nghĩa đối với các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên quy mơ tồn thế giới để giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do của dân tộc.