Thiên can địa chi hình xung hợp hạ

Một phần của tài liệu Khẩu quyết manh phái mệnh lý hiệp hôn (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 5: TƯỢNG PHÁP TỔ HỢP THIÊN CAN ĐỊA CH

5.1. Thiên can địa chi hình xung hợp hạ

Thiên can gọi là thiên nguyên, địa chi gọi là địa nguyên, tàng can gọi là nhân nguyên, ứng với Thiên Địa Nhân tam tài, cũng được gọi là tam mệnh. Thuộc tính âm dương và đặc điểm của thiên can địa chi: Thiên can Giáp Bính Mậu Canh Nhâm là dương, Ất Đinh Kỷ Tân Quý là âm. Địa chi Tý Dần Thìn Ngọ Thân Mậu là dương, Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi là âm. Can tại thiên thành tượng, chi tại địa thành hình; cho nên thiên can là dương, địa chi là âm. Can đại biểu không gian, chi đại biểu thời gian. Can chi một thể chính là âm dương một thể, thời khơng hợp nhất. Can có tượng là thân cây, chi có ý là bộ rễ, can chi tương hỗ là trong ngoài, trên dưới. Chi là thể, can là dụng. Thiên can dựa vào địa chi mà tồn tại, địa chi thông qua thiên can mà biểu hiện. Chi có thể dưỡng can, tải can; can có thể che cho chi, trợ cho chi. Can mà khơng có chi khó có thể đứng vững, chi mà khơng có can, khó có thể hiển dụng cơng năng. Dương can dương chi thì tính động, thế cường, ứng nhanh, cát hung ứng hiện nhanh. Âm can âm chi thì tính tĩnh, thế nhu nhuận, ứng chậm, cát hung ứng hiện chậm.

Thiên can như là đầu mặt một người, cát hung hầu hết là hiện ra bên ngoài. Địa chi như tạng phủ một người, cát hung đa phần ẩn bên trong. Can chi đều thương, như thân cây bị nhổ tận gốc, cát hung rõ ràng nhất. Can thương mà chi khơng bị thương, thì khơng bị thương tổn đến căn bản, trong hung có cát. Chi thương mà can khơng bị thương, thì ngồi mạnh trong yếu, trong cát có hung. Can mà khơng có căn, như cây khơ thối, như lục bình trơi nổi, được sinh mà khơng khởi phát, bị khắc mà lại không thương tổn.

Giữa can chi có tám loại sinh khắc: sinh, khắc, hội, hợp, hình, xung, phá, hại.

Loại thứ nhất: sinh. Chỉ trong ngũ hành có một hành nào đó phù trì, nâng đỡ, thêm

vào cho một hành khác. Sinh có nghĩa là cấp dưỡng, sinh dục, che chở, bảo hộ, duy trì, làm cho tươi đẹp thêm chẳng hạn. Ngũ hành được sinh thì tăng lực, ngũ hành đi sinh cho hành khác thì giảm lực. Giáp Ất Dần Mão mộc sinh Bính Đinh Tỵ Ngọ hoả, hoả sinh Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi thổ, thổ sinh Canh Tân Thân Dậu kim, kim sinh Nhâm Quý Hợi Tý thuỷ, thuỷ sinh Giáp Ất Dần Mão mộc.

Loại thứ hai: khắc. Chỉ trong ngũ hành có một hành nào đó áp bách, chế ước một

hành khác. Khắc có nghĩa là quản thúc, áp chế, kiềm chế, đả kích, tước đoạt, cơng phạt, tàn phá, và giết chóc chẳng hạn. Hành bị khắc giảm lực, hành đi khắc hành khác cũng giảm lực. Giáp Ất Dần Mão mộc khắc Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi thổ, thổ khắc Nhâm Quý Hợi Tý thuỷ, thuỷ khắc Bính Đinh Tỵ Ngọ hoả, hoả khắc Canh Tân Thân Dậu kim, kim khắc Giáp Ất Dần Mão mộc.

Loại thứ ba: hội. Chỉ trong ngũ hành có một hành tụ được khí một phương, tạo thành

một trận doanh cường đại, giống như con người tạo thành “hội đồng minh”, “hội đồng hương” và các hiệp hội khác trong xã hội, qua đó mà tăng cường thực lực của bản thân. Đây là một hình thức đặc biệt của quan hệ sinh. Hội có ý nghĩa là đồng loại tương tụ, đồng khí tương cầu, hội hợp, tụ hợp, gộp lại cùng nhau chẳng hạn. Dần Mão Thìn hội Đơng phương mộc cục, Tỵ Ngọ Mùi hội Nam phương hoả cục, Thân Dậu Tuất hội Tây phương kim cục, Hợi Tý Sửu hội Bắc phương thuỷ cục. thìn Tuất Sửu Mùi thổ hội trung ương thổ cục.

Loại thứ tư: hợp. Cũng là một hình thức đặc thù của quan hệ sinh, là chỉ trong ngũ

hành có hai hay ba loại ngũ hành liên thơng thành một khí, tổ hợp thành một đồn thể liên hợp, qua đó mà tăng cường thực lực bản thân. Hợp có ý nghĩa là liên hợp, hợp tác, hoà hảo, tụ họp, hợp mà lưu giữ lại chẳng hạn. Phương thức hợp cụ thể lại phân làm thiên can ngũ hợp, địa chi tam hợp, địa chi bán hợp, địa chi củng hợp, địa chi lục hợp, địa chi ám hợp, can chi hợp, tổng cộng bảy loại cách thức. Thiên can ngũ hợp tức là Giáp Kỷ hợp thổ, Ất Canh hợp kim, Bính Tân hợp thuỷ, Đinh Nhâm hợp mộc, Mậu Quý hợp hoả. Địa chi tam hợp tức là Hợi Mão Mùi hợp mộc, Dần Ngọ Tuất hợp hoả, Tỵ Dậu Sửu hợp kim, Thân Tý Thìn hợp thuỷ. Địa chi bán hợp tức là Hợi Mão hợp mộc, Dần Ngọ hợp hoả, Tỵ Dậu hợp kim, Thân Tý hợp thuỷ, Mão Mùi hợp mộc, Ngọ Tuất hợp hoả, Dậu Sửu hợp kim, Tý Thìn hợp thuỷ. Địa chi củng hợp tức là Hợi Mùi củng mộc, Dần Tuất củng hoả, Tỵ Sửu củng kim, Thân Thìn củng thuỷ. Địa chi lục hợp tức là Dần Hợp hợp mộc, Mão Tuất hợp hoả, Thìn Dậu hợp kim, Tỵ Thân hợp thuỷ, Tý Sửu hợp thổ, Ngọ Mùi hợp hoả thổ (?). Địa chi ám hợp tức là Sửu Dần hợp, Mão Thân hợp, Ngọ Hợi hợp, Tý Tuất hợp; nghĩa là can tàng trong địa chi tương hợp. Can chi hợp tức là Mậu Tý, Nhâm Ngọ, Tân Tỵ, Canh Thìn, Kỷ Hợi, Giáp Ngọ, Bính Tuất; nghĩa là thiên can và can tàng trong địa chi tương hợp.

Loại thứ năm: hình. Là chỉ một, hai, hay ba loại ngũ hành tiến hành hành hạ bản thân

khắc. Hình có nghĩa là hình phạt, hình thương, hành hạ, ngược đãi, và cản trở chẳng hạn. Tý Mão tương hình là hình vơ lễ, Dần Tỵ Thân tương hình là hình đặc thế, Sửu Mùi tuất tương hình là hình vong ân, Thìn Ngọ Dậu Hợi tự hình. Có thể nói như vầy, một người như bị chém thương, nếu do người khác gây ra thì là tương hình, nhưng nếu do tự mình gây ra thì là tự hình; tự hình nói nơm na là do tự mình đa tình, tự mình làm mất mặt mình, tự mình chuốc phiền phức, tự gây nghiệt, tự mình đánh miệng mình, tự mình triệt đường của mình, tự mình nguyền rủa mình, tự mình ngược đãi mình, tự làm mình bị thương, vân vân.

Loại thứ sáu: xung. Xung là chỉ hai loại ngũ hành có phương vị đối lập xung chiến

lẫn nhau, là một hình thức tác động mãnh liệt giữa các hành trong ngũ hành. Xung có nghĩa là xung kích, va chạm, xung đột, xung động, xung khai, xung tán, xung phá, xung diệt, xung đi, xung xuất, xung nhập chẳng hạn. Thiên can tương xung là Giáp Canh xung, Ất Tân xung, Bính Nhâm xung, Đinh Quý xung. Địa chi tương xung có Tý Ngọ xung, Dần Thân xung, Mão Dậu xung, Tỵ Hợi xung, Sửu Mùi xung, Thìn Tuất xung.

Loại thứ bảy: phá. Phá là chỉ hai loại ngũ hành có thiên can thàng chi phá hoại lẫn

nhau. Phá là một hình thức biểu hiện của quan hệ khắc. Phá có nghĩa là phá khai, phá hoại, tàn phá, phá huỷ, phá tán, phá thương chẳng hạn. Tý Dậu tương phá, Mão Ngọ tương phá, Thân Tỵ tương phá, Dần Hợi tương phá, Thìn Sửu tương phá, Mùi Tuất tương phá. Quan hệ sinh khắc của ngũ hành can chi cũng phức tạp giống như quan hệ giữa người và người. Bởi vì can chi ngũ hành là phù hiệu mơ phỏng thế gian vạn sự. Như giữa mẹ con là quan hệ tương sinh, giữa vợ chồng là quan hệ tương hợp nhưng giữa mẹ con, vợ chồng cũng có mâu thuẫn. Trên thế giới cũng có khơng ít trường hợp mẹ ngược đãi con cái, con cái làm hại cha mẹ, vợ chồng hành hạ lẫn nhau, giết hại lẫn nhau. Đây chính là trong sinh hợp có phá vậy.

Loại thứ tám: hại. Hại là chỉ hai loại ngũ hành tổn hại lẫn nhau. Hại là một loại biểu

hiện của quan hệ khắc, còn gọi là tương xuyên. Hại có nghĩa là tổn hại, bức hại, hãm hại, mưu hại, tàn hại, sát hại chẳng hạn. Tý Mùi tương hại, Sửu Ngọ tương hại, Dần Tỵ tương hại, Mão Thìn tương hại, Thân Hợi tương hại, Dậu Tuất tương hại. Ví dụ như Sửu Ngọ tương hại là như thế nào? Là Quý thuỷ tàng trong Sửu tổn hại Đinh hoả tàng trong Ngọ, Đinh hoả trong Ngọ tổn hại Tân kim trong Sửu, còn Kỷ thổ trong Ngọ lại tổn hại Quý thuỷ trong Sửu. Chỉ nhìn bên ngồi thì là Ngọ hoả sinh Sửu thổ, hoàn tồn hồ hợp; nhưng bên trong lại chính là sát phạt đánh trận.

Một phần của tài liệu Khẩu quyết manh phái mệnh lý hiệp hôn (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)